Chiến thắng trên sông Như Nguyệt năm 1077 có ý nghĩa quân trong Như thế nào

Câu hỏi: Tóm tắt diễn biến trận chiến trên sông Như Nguyệt

Trả lời:

Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.

a. Diễn biến:

- Quách Quỳ cho quân vượt sông tấn công vào phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công.

- Một đêm cuối xuân 1077, nhà Lý cho quân vượt sông, bất ngờ tấn công vào đồn giặc.

- Quân giặc “mười phần chết đến năm sáu phần”.

- Quách Quỳ chấp nhận “giảng hòa” và rút quân về nước.

c. Kết quả: quân ta dành thắng lợi

d. Ý nghĩa lịch sử:

- Củng cố nền độc lập của đất nước.

- Đập tan âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống.

- Là một trong những trận đánh lớn trong lịch sử nước ta.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về cuộc chiến trên sông Như Nguyệt nhé!

1. Khái quát chung về trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt [1077]

- Trận Như Nguyệtlà một trận đánh lớn diễn ra ở một khúcsông Như Nguyệt[haysông Cầu] vào năm1077, là trận đánh có tính quyết định của cuộcChiến tranh Tống-Việt, 1075-1077, và là trận đánh cuối cùng củanhà Tốngtrên đấtĐại Việt.

- Trận chiến diễn ra trong nhiều tháng, kết thúc bằng chiến thắng của quân độiĐại Việtvà thiệt hại nhân mạng lớn của quân Tống, đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của họ, buộc họ phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia.

2. Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của trận đánh

- Nguyên nhân : Sông Như Nguyệt là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long. Giặc chắc chắn sẽ đi con đường này nên Lý Thường Kiệt đã cho quân xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt

- Diễn biến:

+ Đầu năm 1076, ngay sau khi đại phá quân Tống ở Châu Ung, Châu Khâm và Châu Liêm trở về, Lý Thường Kiệt đã lập tức bố trí lực lượng quân đội ở những vị trí hiểm yếu nhất, sẵn sàng đón đánh quân Tống, nếu chúng dám liều lĩnh tràn sang. Toàn bộ lực lượng bộ binh do Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy, nhưng tất cả thủy binh đều do Hoằng Chân, Chiêu Văn và Lý Kế Nguyên dẫn đầu.

+ Ngày 8-1-1077, bộ binh giặc vượt ải Nam Quan để tiến vào lãnh thổ nước ta. Ngày 18-1-1077, giặc đã áp sát vùng bờ Bắc sông Cầu và tại đây, cuộc tấn công của chúng bị chặn đứng. Quân Tống không sao vượt nổi chiến tuyến sông Cầu. Mọi mưu toan và cố gắng của chúng đều bị đánh bại. Ở bờ Bắc sông Cầu, quân Tống đành phải chia làm 2 khối lớn, lập trại đóng giữ để chờ thủy binh. Khối thứ nhất do Phó tướng Triệu Tiết cầm đầu, đóng ở bờ Bắc bến Như Nguyệt. Khối thứ 2 do Chánh tướng Quách Quỳ chỉ huy, đóng cách Triệu Tiết khoảng 15 cây số về phía Đông. Chúng nôn nóng chờ đợi đạo thủy binh vì chỉ khi nào có thêm thủy binh, chúng mới có thể vượt sông Cầu một cách thuận lợi. Nhưng thủy binh của chúng lại không sao có thể đến được.

+ Tại miền duyên hải Đông Bắc, tướng Lý Kế Nguyên lập công lớn. Ông đã chỉ huy thủy binh chặn đứng giặc ở Vĩnh An, kế hoạch cấp tốc hành quân để hỗ trợ cho bộ binh của chúng bị thất bại. Từ Vĩnh An, giặc điên cuồng mở đường máu để tiến vào châu thổ nước ta, nhưng cả 10 trận liều lĩnh đều bị đánh bại cả 10. Chiến công của Lý Kế Nguyên có ý nghĩa rất to lớn đối với thắng lợi chung của toàn bộ cuộc kháng chiến chống Tống. Việc chặn đứng và vô hiệu hóa lực lượng thủy binh giặc ở Vĩnh An đã khiến mưu đồ chung của Quách Quỳ và Triệu Tiết bị sụp đổ.

+ Từ đây, đại binh của nhà Tống lâm vào thế bế tắc và khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng. Kế hoạch vượt sông Cầu không sao thực hiện được. Những mục tiêu lớn đặt ra cho cuộc viễn chinh cũng không sao có thể thực hiện được. Trong lúc đó, lương ăn của giặc ngày một cạn, khí hậu nóng bức ngày một đến gần, bệnh dịch cũng bắt đầu xuất hiện. Đúng lúc quân Tống ở vào thế khủng hoảng, khốn quẫn như vậy thì Lý Thường Kiệt hạ lệnh phản công. Trận quyết chiến chiến lược Như Nguyệt bắt đầu.

+ Người mở đầu cho trận đánh lịch sử này chính là Hoằng Chân và Chiêu Văn. Từ Vạn Xuân, Hoằng Chân và Chiêu Văn đã bất ngờ cho quân ngược sông Cầu, ồ ạt tấn công vào doanh trại của Quách Quỳ. Thủy binh của ta vừa đánh vừa phô trương thanh thế, cốt tập trung sự chú ý của giặc. Sau cơn hốt hoảng, Quách Quỳ dốc toàn lực để đánh trả. Khối quân của Triệu Tiết cũng vội vã dồn về để trợ chiến. Giặc rất hí hửng, bởi chúng muốn vượt sông Cầu để tìm diệt quân chủ lực của ta, nhưng không sao vượt được thì giờ đây, chính quân chủ lực của ta đã xuất hiện ngay ở bờ Bắc sông Cầu. Một trận ác chiến đã diễn ra. Và trong trận ác chiến này cả Hoằng Chân và Chiêu Văn đều anh dũng hy sinh. 2 vị hoàng tử không còn nữa, nhưng cuộc chiến đấu của họ đã tạo điều kiện cho đại binh của Lý Thường Kiệt dễ dàng vượt sông Cầu. Khi đại binh ta tiến sang bờ Bắc một cách an toàn và đánh quyết liệt, Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ còn biết hốt hoảng tháo chạy. Quá nửa quân số của giặc bị giết.

- Kết quả : Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị giảng hòa, quân Tống chấp nhận ngay vội đem quân về nước

3. Ý nghĩa lịch sử

- Đây là chiến thắng tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

- Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được bảo vệ và củng cố.

- Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.

Khu di tích đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong là một trong 6 công trình trọng điểm của tỉnh Bắc Ninh, được khởi công xây dựng năm 2017 nhằm tôn vinh công lao to lớn của Thái úy Lý Thường Kiệt, cùng quân dân nhà Lý trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Tống năm 1077 tại phòng tuyến sông Như Nguyệt [tức sông Cầu]. Chiến thắng Như Nguyệt của quân dân Đại Việt là một trong những trang sử hùng thiêng nhất trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Theo thư tịch cổ và tài liệu nghiên cứu cho biết: Năm 1076, đứng trước âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống, Thái úy Lý Thường Kiệt đã thể hiện đường lối thiên tài về quân sự là “tiên phát chế nhân” - nghĩa là ngồi đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để làm suy yếu và lung lạc tinh thần của chúng. Ông đã thống lĩnh quân sang đất Tống đánh phá các căn cứ quân sự của chúng ở châu Ung, châu Khâm và châu Liêm, rồi chủ động rút quân về nước lập phòng tuyến quân sự bên bờ Nam sông Như Nguyệt để kháng chiến chống giặc Tống. Lý Thường Kiệt đã chọn bờ Nam sông Như Nguyệt để xây dựng phòng tuyến quân sự, bởi mọi con đường tiến công bằng đường bộ của quân Tống từ phía Bắc xuống kinh đô Thăng Long đều phải vượt qua sông Như Nguyệt. Mặt khác, để chặn quân Tống tiến quân từ phía Bắc xuống bằng đường biển và đường sông vào chiếm Kinh đô Thăng Long, ông đã cho một cánh quân thủy chặn ở cửa sông Bạch Đằng và một cánh quân thủy chặn ở Vạn Xuân vùng sông Lục Đầu. Thuộc phòng tuyến sông Như Nguyệt, những nơi hiểm yếu mà quân giặc có thể vượt sông sang, Thái úy Lý Thường Kiệt đều cho quân lập cứ điểm quân sự, tập kết quân để đánh phục kích, đó là những nơi có bến đò ngang và đường bộ ngắn nhất về Kinh đô Thăng Long, thuộc các xã như: Tam Giang, Dũng Liệt, Tam Đa [Yên Phong], Hòa Long, Thị Cầu, Đáp Cầu [thành phố Bắc Ninh], Đại Xuân, Việt Thống, Vạn Xuân [Quế Võ]. Trong số những làng xã trên thì bến đò Như Nguyệt [Tam Giang Yên Phong] và bến đò Thị Cầu [thành phố Bắc Ninh] được xây dựng là hai cứ điểm quân sự quan trọng nhất vì có bến đò ngang và con đường giao thông huyết mạch ngắn nhất về Thăng Long chưa đầy 30km. Về phía Phả Lại để chặn quân Tống từ Lục Đầu Giang theo sông Đuống vào sông Hồng và kinh đô Thăng Long, ông cho đóng một căn cứ thủy quân ở Vạn Xuân do hai Hoàng tử Hoằng Chân và Chiêu Văn chỉ huy với hàng trăm chiến thuyền và thủy quân. Để kết hợp đánh chặn giặc Tống ở các cứ điểm quân sự thuộc phòng tuyến sông Như Nguyệt, còn là các đội dân binh địa phương của hàng loạt các làng xã dọc bờ Nam sông Như Nguyệt và các lộ [tỉnh] phía Bắc, đặc biệt là Chi Lăng - Lạng Sơn, Xương Giang - Bắc Giang nơi có đường giao thông huyết mạch về Thăng Long. Nếu như chiến tuyến được xây dựng ở các làng xã sát sông Như Nguyệt thì đại bản doanh của quân đội nhà Lý gồm có Bộ chỉ huy, lực lượng quân chính quy và hậu cần lại được thiết lập ở xã Yên Phụ [huyện Yên Phong]. Dấu ấn của đại bản doanh quân đội nhà Lý còn để lại tên các địa danh ở xã Yên Phụ như: Núi Đồn, núi Tuần Phiên, Cánh Dinh, Cổng Trại, Cầu Gạo, Điếm Trung Quân, Đường Bổ Quân, Bãi Tập Trận… Sở dĩ Lý Thường Kiệt chọn Yên Phụ làm nơi đóng Đại bản doanh của cả phòng tuyến, bởi dãy núi này nằm án ngữ trên con đường giao thông huyết mạch Như Nguyệt - Thăng Long khoảng hơn 20 km, rất thuận lợi cho việc chỉ huy chiến trận, cũng như điều quân và vận chuyển lương thực, thực phẩm đến các trận địa quan trọng thuộc phòng tuyến. Cuối năm 1076, dưới sự lãnh đạo của Thái úy Lý Thường Kiệt, phòng tuyến quân sự sông Như Nguyệt được thiết lập xong và cả dân tộc Đại Việt trong tư thế chủ động đánh bại quân xâm lược Tống.

Khu di tích Đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt xã Tam Giang, huyện Yên Phong.

Trong các trận chiến giữa quân dân nhà Lý với quân Tống dọc phòng tuyến sông Như Nguyệt, thì bến đò Như Nguyệt thuộc thôn Như Nguyệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong là nơi diễn ra hai trận quyết chiến lừng lẫy của quân dân nhà Lý, đánh bại hàng chục vạn quân Tống và kết thúc cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống. Trận thứ nhất là vào đầu năm 1077, khi quân Tống do phó tướng Miêu Lý chỉ huy hùng hổ dùng bè mảng tấn công sang bờ Nam hy vọng chọc thủng phòng tuyến của ta để tiến về Thăng Long. Lý Thường Kiệt đã cho quân mai phục ở Như Nguyệt và Yên Phụ, khi quân Tống vừa vượt sông sang bờ Nam thuộc thôn Như Nguyệt thì bị quân của nhà Lý ở đây đổ ra chặn đánh, khiến quân Tống chết la liệt khắp cánh đồng và đến nay vẫn gọi là “Bờ xác”... Trận thứ hai, sau khi quân Tống thất bại liên tiếp tại phòng tuyến quân sự sông Như Nguyệt, Thái uý Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy quân, lợi dụng một đêm tối trời, từ bến đò Như Nguyệt vượt sông sang bờ Bắc đánh thẳng vào đại bản doanh của Triệu Tiết đóng ở xã Mai Đình [Hiệp Hòa, Bắc Giang], khiến hàng vạn quân Tống không kịp trở tay chết la liệt khắp bãi sông, nơi ấy dân địa phương gọi là “Bãi xác”, “Gò xác” và nhân dân địa phương đã lập một ngôi chùa thờ các vong quân Tống chết trận gọi là chùa “Âm hồn”. Trận này đã được sử sách ghi lại như sau: “Lý Thường Kiệt biết quân Tống sức đã khốn, ban đêm sang sông đại phá được quân Tống mười phần chết năm, sáu”. Đây là những trận đánh có ý nghĩa quyết định thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt vào năm 1077 của quân dân Đại Việt. Khi quân Tống ở thế thất bại liên tiếp ở cả phía Tây và phía Đông phòng tuyến sông Như Nguyệt, vào một đêm tối trời, Thái úy Lý Thường Kiệt đã cho người vào đền Xà thờ “Thánh Tam Giang” nơi ngã ba sông thuộc xã Tam Giang, huyện Yên Phong, đọc vang bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”, khiến hàng vạn quân Tống đang thua trận khiếp vía kinh hồn tháo chạy về nước, kết thúc cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống. Nhận thức rõ được giá trị to lớn sự kiện lịch sử chiến thắng Như Nguyệt của quân dân nhà Lý dưới sự chỉ huy thiên tài của Thái úy Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Tống năm 1077, thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh, UBND huyện Yên Phong đã thực hiện dự án khu di tích đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt tại xã Tam Giang, có Quy mô với hơn 20 hạng mục công trình như: đền thờ chính, tượng đài Thái úy Lý Thường Kiệt, Tả vu, Hữu vu, các nhà chức năng, nhà phụ trợ, dịch vụ, công viên cây xanh, hồ cảnh quan, giao thông và hạ tầng kĩ thuật. Trong quá trình thực hiện thi công xây dựng khu di tích, bên cạnh nguồn kinh phí do Nhà nước đầu tư, Chủ đầu tư bằng nhiều kênh thông tin đã tuyên truyền, động viên huy động các nguồn kinh phí “xã hội hóa” tài trợ, công đức... của các tầng lớp xã hội. Dự án khởi công vào ngày 7-2-2017 đến ngày 1-4-2018 tổ chức lễ khánh thành công trình. Đồng thời với việc quy hoạch, xây dựng công trình, các hiện vật, đồ thờ tự được bài trí một cách đồng bộ, có định hướng, đã tạo diện mạo khang trang, tố hảo và linh thiêng.

Với giá trị to lớn, nhiều mặt của khu di tích đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, đã được Nhà nước xếp hạng là di tích cấp tỉnh Quyết định số 745/QĐ - UBND ngày 16-5-2019 và được công nhận là Điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo Quyết định số 2067/QĐ - UBND ngày 18-12-2019 của UBND tỉnh. Hiện khu di tích đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, trở thành trọng điểm di tích văn hóa tâm linh, thu hút đông đảo các đoàn khách trong nước và quốc tế đến nghiên cứu, tham quan, chiêm bái; đặc biệt thường xuyên được đón tiếp các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành, lãnh đạo các tỉnh, thành phố cả nước đến dâng hương, tưởng niệm, tri ân với một bậc danh nhân dân tộc có công lao to lớn với dân với nước trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Th.s Đỗ Thị Thủy

Video liên quan

Chủ Đề