Tại sao giá vật liệu xây dựng tăng

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: [0226] 3852.773 - 3853.342 | Fax: [0226]3853.342

Email:

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Các dự án, công trình sử dụng vốn ngân sách có thể phải điều chỉnh tổng mức đầu tư và như vậy sẽ tăng thêm gánh nặng cho Nhà nước.

Thời gian qua, các doanh nghiệp xây dựng, người dân phải than trời vì giá vật liệu xây dựng tăng chóng mặt.

Theo khảo sát, giá thép hiện nay tăng khoảng 40% so với quý III/2020, trong khi giá xi măng đang tăng từ 30.000-50.000 đồng/tấn, còn giá cát tăng gần gấp đôi do nguồn cung không đủ cầu.

Giá cát vàng giá 330.000 - 380.000 đồng/m3, tăng khoảng 160.000 đồng. Đặc biệt, giá cát có chấm [dùng trong xây dựng cầu] mỗi m3 giá từ 600.000 đến 800.000 đồng, trong khi trước Tết Nguyên đán Tân Sửu chỉ 400.000 đồng/m3.

Tuy nhiên, báo cáo của Tổng cục Thống kê lại đưa ra những con số bất ngờ. Theo cơ quan này, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 4/2021 giảm 0,43% so với tháng trước.

Riêng giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 1% so với tháng trước do giá thép tăng khi giá nguyên vật liệu đầu vào sản xuất thép tăng cao và giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,18% do nhu cầu sửa chữa nhà tại một số địa phương tăng.

Sự lệch pha giữa diễn biến trên thị trường và số liệu thống kê khiến một số chuyên gia bày tỏ sự thiếu tin cậy đối với số liệu của Tổng cục Thống kê. PGS.TS Phạm Thế Anh, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách phải thốt lên: "Không biết cơ quan thống kê xây nhà bằng gì?".

Lý giải về số liệu thống kê này trên Đất Việt, PGS.TS Tăng Văn Khiên, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Thống kê cho biết, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng ở đây bao gồm: tiền thuê nhà ở, tiền điện, tiền nước, chất đốt và vật liệu xây dựng. Nhưng cần lưu ý rằng vật liệu xây dựng ở đây chỉ là vật liệu xây dựng do hộ gia đình mua để sửa chữa nhỏ, không phải của toàn ngành xây dựng trên phạm vi cả nước.

Cho nên, vật liệu xây dựng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng.

Giá thép xây dựng tăng chóng mặt. Ảnh: Báo Đầu tư

"Tổng cục Thống kê không tính chỉ số giá xây dựng - chỉ số phản ánh mức độ biến động [tăng hoặc giảm] của giá xây dựng công trình qua thời gian của toàn ngành xây dựng trên phạm vi cả nước. Chỉ số này do Bộ Xây dựng chủ trì thu thập, tổng hợp.

Còn nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng mà Tổng cục Thống kê đưa ra là giá tiêu dùng. Vì một số mặt hàng như điện, nước, chất đốt, tiền thuê nhà ở giảm đi, mức giảm của nó lớn hơn mức tăng của vật liệu xây dựng và lại chiếm tỷ trọng lớn, kéo theo bình quân chung giảm", PGS.TS Tăng Văn Khiên lý giải.

Trong khi đó, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh [Học viện Tài chính] cho biết, trong xây dựng cơ bản bao giờ cũng có nguyên vật liệu dự trữ, tùy theo năng lực mà nhà thầu có thể dự trữ nguyên vật liệu từ vài ba tuần đến vài ba tháng. Cho nên, số liệu thống kê về tháng 4 giá xây dựng có thể tăng nhưng không cao vì còn nguồn nguyên vật liệu dự trữ. Tuy nhiên, sang tháng 5, 6, 7/2021, mức tăng chắc chắn sẽ cao.

Cũng theo ông Thịnh, giá vật liệu xây dựng leo thang không nằm ngoài dự báo. Trước đó, từ cuối năm 2020 đầu năm 2021, ông và nhiều chuyên gia đã cảnh báo giá nguyên vật liệu và hàng hóa sẽ tăng khi nền kinh tế thế giới phục hồi, sản xuất kinh doanh quay trở lại.

Bên cạnh đó, khi phục hồi sản xuất kèm theo thu nhập người dân tốt lên, họ sẽ tích cực chi tiêu hơn. Điều này đang làm cho giá hàng hóa tăng lên và lạm phát cũng có thể bị đẩy lên.

"Như vậy, việc phục hồi và tăng trưởng sản xuất sẽ gặp khó khăn nhất định do hoạt động tăng giá, đặc biệt lạm phát có thể quay trở lại", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận định.

Vị chuyên gia lưu ý, thời gian qua, để phục hồi tăng trưởng nền kinh tế, Việt Nam đã nỗ lực đẩy mạnh đầu tư công, đặc biệt là vào các dự án, công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm. Tuy nhiên, khi giá vật liệu xây dựng tăng cao cũng sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng, mà trước tiên là ảnh hưởng đến giá các dự án, công trình.

"Thông thường, trong xây dựng cơ bản, nếu giá vật liệu ảnh hưởng ít đến dự toán thì không sao, nhưng nếu ảnh hưởng nhiều thì lúc đó phải thay đổi giá dự án, công trình. Theo đó, nếu thay đổi dưới 5% thì không vấn đề gì, nhưng trên 5% thì nhà thầu sẽ đàm phán với chủ đầu tư để tính toán lại giá dự án để đảm bảo lợi ích của hai bên.

Tất nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra khi trong hợp đồng có điều khoản quy định nếu có sự thay đổi về giá ở mức nào đó thì nhà  thầu và chủ đầu tư sẽ bàn bạc lại với nhau để điều chỉnh giá dự án. Khi điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án, công trình sử dụng vốn ngân sách thì đương nhiên gánh nặng lên ngân sách Nhà nước sẽ nặng hơn.

Còn nếu  trong hợp đồng không có điều khoản nêu trên, nhà thầu lời ăn lỗ chịu, nhận thầu theo kiểu khoán gọn thì không điều chỉnh giá dự án. Nhưng khi ấy lại nảy sinh vấn đề phức tạp, nhà thầu để tiếp tục dự án có khả năng phải bớt xén nguyên vật liệu, sử dụng vật liệu không đảm bảo chất lượng...", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh phân tích.

Trong công văn kiến nghị của Hiệp hội các nhà thầu Việt Nam có nêu nghi vấn liệu “có sự bắt tay” của các công ty thép, nhằm tăng giá thép lên cao.

Trả lời vấn đề này, Bộ Công thương khẳng định, nghi vấn này không có cơ sở.

Bộ Công thương cho biết, năm 2021, dự kiến kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi và tăng trưởng khoảng trên 6%, dự kiến nhu cầu sản phẩm phôi thép sẽ tăng khoảng 6% với năm 2020 và nhu cầu thép của Việt Nam sẽ tăng khoảng 2-3%. Nhu cầu sản phẩm thép các loại dự tính khoảng 27 triệu tấn.

Về nguồn cung thép xây dựng, Bộ Công thương khẳng định, với việc một số dự án thép đã đi vào hoạt động như Dự án Liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất của Tập đoàn Hòa Phát, Dự án Nhà máy luyện thép Nghi Sơn năm 2020 vừa qua nên năng lực sản xuất của thép xây dựng [khoảng 14 triệu tấn] bảo đảm 100% cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu.

Về thép cuộn cán nóng [HRC], hiện tại công suất trong nước đạt khoảng từ 5-6 triệu tấn. Tuy nhiên, trong năm 2020, Việt Nam đã nhập siêu thép cuộn cán nóng đến 9,3 triệu tấn [nhập khẩu 10 triệu tấn – xuất khẩu 0,7 triệu tấn]. Do vậy, dự kiến trong năm 2021, Việt Nam vẫn tiếp tục phải nhập khẩu một lượng lớn thép cuộn cán nóng để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước.

Cục Công nghiệp phân tích, về năng lực nguồn cung thì thừa nhưng cung ứng là chuyện khác vì dịch COVID-19 khiến các nhà máy đóng cửa trong khi đó vấn đề logistics làm nguồn nguyên liệu bị gián đoạn nên không thể tăng sản xuất. Với tình hình này, thị trường thép có thể sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới. Tuy nhiên, sau khi tình hình dịch bệnh ổn định hơn, giá thép sẽ được điều chỉnh theo quan hệ cung cầu. Do đó, nghi vấn có sự “bắt tay” của các công ty thép, nhằm tăng giá thép lên cao là không có cơ sở.

Giá vật liệu xây dựng tăng mạnh

VTV.vn - Vật liệu xây dựng đang có xu hướng tăng giá mạnh trở lại. Giá vật liệu tăng mạnh kéo theo giá thầu công trình tăng thêm 20 - 30%.

Các mặt hàng xây dựng cơ bản như sắt thép, gạch ống hay xi măng đều đang chứng kiến sự tăng giá mạnh tại nhiều cửa hàng. Nguyên chân chủ yếu do giá xăng dầu tăng khiến chi phí chuyên chở vật liệu xây dựng tăng, nhiều chủ cửa hàng cũng tăng theo để bù lại.

Một số cửa hàng cho biết, dù giá tăng nhưng nhiều khách nhỏ lẻ vẫn tăng lượng đặt mua vì lo ngại giá vật liệu xây dựng có thể còn biến động cao hơn trong thời gian tới.

[Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN]

Ghi nhận từ các nhà cung cấp, các nhà thầu xây dựng lớn, giá vật liệu đã đồng loạt tăng so với thời điểm cuối năm ngoái như giá bê tông tăng 3%, nhôm kính tăng 15%, xi măng tăng 8%, gạch và cát tăng 2%. Đáng lo ngại nhất là giá sắt thép đã tăng 4% trong khi đây là thành phần chính trong xây dựng.

Giá vật liệu tăng cao khiến các nhà thầu phải cân nhắc kỹ lưỡng khi đứng trước các hợp đồng trọn gói hoặc phải đàm phán với chủ đầu tư để chia sẻ rủi ro. Chi phí tăng cao, biên lợi nhuận mỏng đi, các công ty xây dựng cũng phải tính đến các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của biến động giá.

Tuy nhiên, vì chi phí vật liệu xây dựng chiếm khoảng 65 - 70% giá dự toán xây dựng công trình bởi vậy việc tăng giá vật liệu xây dựng đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu tư xây dựng, hiệu quả của nhiều dự án.

Phó Thủ tướng chỉ đạo bình ổn thị trường vật liệu xây dựng

VTV.vn - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành giao Bộ Xây dựng chủ động thực hiện các biện pháp để bình ổn thị trường vật liệu xây dựng theo thẩm quyền.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

vật liệu xây dựng, giá xăng dầu

Video liên quan

Chủ Đề