Công dân danh dự có nghĩa là gì

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Posted on by Civillawinfor

TS. NGUYỄN THỊ HẢI VÂN

Tiếp theo các bài báo do Tuổi Trẻ phát hành, dư luận đang sôi nổi bàn về việc trở thành “công dân danh dự của Hoàng Sa”. Trong niềm vui, sự háo hức bày tỏ lòng yêu nước đối với mảnh đất ruột thịt vẫn còn đang bị tạm chiếm trái phép, thiết nghĩ cũng nên bình tĩnh bàn thêm về thuật ngữ “công dân danh dự của Hoàng Sa” để sử dụng một cách chính danh thuật ngữ đó tránh mọi cách nói xuyên tạc có thể xảy ra.

Theo quan sát thì trên thế giới vẫn tồn tại ba loại công dân danh dự. Công dân danh dự toàn cầu, công dân danh dự quốc gia và công dân danh dự của thành phố. Thứ nhất, “công dân danh dự toàn cầu” phải là người đặt quyền lợi quốc tế lên trên quyền lợi quốc gia. Thứ hai, “công dân danh dự của quốc gia”, ở các nước phương Tây, việc phong tặng danh hiệu vẫn thường xảy ra để vinh danh hay bày tỏ lòng tri ân với những người có những hoạt động vì lợi ích của xã hội nói chung. Ở Hoa Kỳ, theo yêu cầu của Nghị viện, Tổng thống có thể trao danh hiệu Công dân danh dự của Hoa Kỳ cho một người không phải là công dân của Hoa Kỳ. Đây là một đặc ân cho đến nay chỉ được Hoa Kỳ thực hiện 7 lần trong đó 5 lần là truy tặng. Còn ở Canada Thống đốc bang, với sự cho phép của Nghị viện, có quyền trao tặng danh hiệu công dân danh dự cho người có phẩm chất xứng đáng. Tính đến năm 2009 Canada chỉ có 5 công dân danh dự quốc gia.

Về “công dân danh dự của thành phố”, trên thực tế chưa có một định nghĩa chính thức mang tính hàn lâm đủ rõ ràng và cụ thể về thuật ngữ “công dân danh dự”. Do vậy, công dân danh dự của thành phố thông thường theo các tiêu chí riêng của từng thành phố. Tuy nhiên, những chuẩn mực chung thường thấy là công dân đó có thể cư trú hoặc không tại thành phố đó, phải có những phẩm chất đạo đức hoặc có những thành tích thể thao nổi bậc, hoặc can đảm hiếm có hoặc có sự cống hiến tận tuỵ nhất định cho thành phố, v.v… Nói một cách khác, danh hiệu công dân danh dự của thành phố được trao cho người đạt một mức độ phẩm chất nhất định và được cộng đồng ghi nhận, tri ân. Việc công nhận phẩm chất phải ở phạm vi rộng tức là có sự công nhận của cư dân của thành phố và cư dân khác ngoài thành phố đó.

Xét về số lượng danh hiệu “công dân danh dự” được trao tặng thì “công dân danh dự của thành phố” nhiều hơn, tuy nhiên vẫn là số ít, không hề có chuyện “công dân danh dự” phổ cập, đại trà. Cần nói thêm là, nếu trao tặng được thì danh hiệu đó cũng có thể bị rút lại. Đơn cử, trường hợp, Hội đồng nhân dân thành phố Braunau [Áo], nguyên quán của Adolf Hitler đã rút lại danh hiệu công dân danh dự của nhà độc tài này hồi tháng 7 năm 2011.

Ở nước ta, cũng từng có việc trao danh hiệu công dân danh dự thành phố [tỉnh]. Năm 2007 Chủ tịch UBND Lào Cai đã trao danh hiệu Công dân danh dự của tỉnh cho ông Edouard Danjoy, giám đốc Cơ quan phát triển Pháp ở Việt Nam vì có những hoạt động tích cực phát triển tỉnh Lào Cai.

Việc đưa ra những ý tưởng đăng ký làm “công dân danh dự của Hoàng Sa” để thể hiện lòng yêu nước tha thiết, đau đáu về một vùng đất đang bị trạm chiếm trái phép thật sự cần được ủng hộ. Nhưng cách dùng từ của ông Bùi Văn Tiếng – trưởng Ban tổ chức Thành ủy kiêm chủ tịch Hội Nghiên cứu lịch sử TP Đà Nẵng trên Tuổi Trẻ chưa phải là thật thận trọng vì hai lẽ. Một là, so với những chuẩn mực thông thường thì danh hiệu “công dân danh dự” không phải là danh hiệu của phong trào thi đua cứ đăng ký và đạt được. Danh hiệu này chỉ được trao sau khi người xứng đáng đã có những đóng góp tích cực và được công nhận, tri ân. Trong khi ông kêu gọi đăng ký làm “công dân danh dự của Hoàng Sa” rồi tiếp theo mới có những hành động cụ thể để đấu tranh giành lại Hoàng Sa xem ra là ngược quy trình. Hai là, việc mở rộng cho mọi đối tượng trong và ngoài nước đăng ký sẽ tạo một làn sóng trở thành công dân [danh dự] của Hoàng Sa vì muốn thể hiện lòng yêu nước mà không chắc những người đăng ký sẽ hiểu rõ ý nghĩa của danh hiệu này, càng dễ xa rời mục đích kêu gọi mọi người có hành động thiết thực, cụ thể để giành lại lãnh thổ của Việt Nam hơn là chỉ dừng lại ở chừng mực kêu gọi, hô hào suông. Hơn nữa, nếu danh hiệu “công dân danh dự của Hoàng Sa” được hiểu một cách xuyên tạc bằng cách đánh tráo khái niệm, đánh đồng với công dân danh dự của quốc gia, theo cách hiểu thông thường thì hậu quả sẽ tại hại. Và như vậy, vô hình trung, hành động đăng ký làm công dân danh dự của Hoàng Sa sẽ có thể được lý giải rằng một bộ phận người yêu nước đã tự coi mình “người nước ngoài” đối với mảnh đất quê hương đó.

Nên chăng phát động phong trào đăng ký làm “công dân Hoàng Sa” là đủ. “Công dân danh dự của Hoàng Sa”, theo ý nghĩa riêng có của danh hiệu cao quý đó, xin gác lại sau. Cuộc đấu tranh này, như truyền thống giữ nước của dân tộc, tuy hãy còn lâu dài và bền bỉ nhưng tin rằng sẽ đạt đựơc thắng lợi sau cùng, lãnh thổ Việt Nam sẽ lại toàn vẹn.

Sài Gòn, ngày 02 tháng 02 năm 2012

SOURCE: VIET-STUDIES.INFOR

00

Related

Filed under: Tranh chấp Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam |

Page 2

  • “Tất cả những lực lượng trên thế giới này cũng không mạnh bằng một ý tưởng đến khi đúng thời điểm.

    VICTO HUGO

    More >>>

  • “TP.HCM hiện chi ra gần 8.000 tỉ đồng. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân cũng ủng hộ gần 8.000 tỉ đồng. Do đó bảo đảm bà con không ai thiếu ăn, thiếu mặc, không ai phải khốn khổ”.

    Ông Lê Minh Tấn – Giám đốc Sở LĐTBXH, phát biểu tại Phiên họp HĐND TP.HCM, tháng 10/2021.

    [Source: laodong.vn]

    More >>>

  • LƯU Ý: Nội dung các bài viết  có thể liên quan đến quy phạm pháp luật còn hiệu lực, không còn hiệu lực hoặc mới chỉ là dự thảo.

    KHUYẾN CÁO: Sử dụng thông tin trung thực, không ngoài mục đích hỗ trợ cho học tập, nghiên cứu khoa học, cuộc sống và công việc của chính bạn.

    MONG RẰNG: Trích dẫn nguồn đầy đủ, để kiến thức là năng lực của chính bạn, để tôn trọng quyền của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm, cũng như công sức, trí tuệ của người đã xây dựng trang Thông tin này.



Trang đang được xây dựng lại, mong các bạn thông cảm.

ND – Ðã và đang có nhiều sự kiện đón chào Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, như: Tu bổ, nâng cấp các danh lam, di tích lịch sử… ôn lại truyền thống xưa để tạo nên động lực mới xây dựng và phát triển Thủ đô hôm nay. Trong quá trình hình thành và phát triển Thăng Long – Hà Nội đã có hàng triệu người không tiếc máu xương, công sức bảo vệ và xây dựng Thăng Long hào hoa tráng lệ như hôm nay. Việc tôn vinh họ, là một nghĩa cử của thế hệ sau đối với các thế hệ trước.

Song có một việc nên làm: Là bình chọn những công dân danh dự của Thủ đô. Ở Thủ đô các nước trên thế giới, những vị khách quý là nguyên thủ các quốc gia, những nhà khoa học, nhà kinh tế học, nhà từ thiện, v.v. nếu có những cống hiến đóng góp đặc biệt cho thành phố, cho Thủ đô, thì đều được công nhận là công dân danh dự.

Nghi lễ mà Thủ đô các nước dành cho các vị nguyên thủ nước ta khi đến thăm là trao chiếc chìa khóa vàng và một tấm bằng danh dự. Nghi lễ ấy còn nói lên lòng kính trọng với những đóng góp của các vị khách quý với Thủ đô, với thành phố.

Còn đối với các công dân trong nước, thành phố cũng cần đề ra danh hiệu: Công dân Thủ đô ưu tú.

Xem thêm:  Swayed nghĩa là gì

Danh hiệu cao quý này dành cho những công dân Thủ đô có những thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo, đóng góp trí tuệ, công sức vào sự nghiệp phát triển Thủ đô.

Danh hiệu này cũng dành để trao tặng những công dân có những thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp giữ gìn an ninh trật tự, sẵn sàng hy sinh thân mình vì sự bình yên của Thủ đô.

Ðể lựa chọn và trao tặng những danh hiệu cao quý là: Công dân danh dự, Công dân ưu tú của Thủ đô, thành phố cần công khai tiêu chuẩn bình xét, quy trình thẩm định, đánh giá từ cơ sở. Ðể lựa chọn và trao tặng những danh hiệu cao quý này đúng vào dịp 10-10 hằng năm. Nhưng lấy mốc 10-10-2010 là năm đầu công bố, trao tặng và tôn vinh những danh hiệu cao quý này.

PV                            

Video liên quan

Chủ Đề