Theo quang học sóng cách phát biểu nào dưới đây không đúng

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Vật lý hay và hữu ích.

Trắc nghiệm: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc?

A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

B. Trong cùng một môi trường truyền [có chiết suất tuyệt đối nhỏ hơn 1], vận tốc ánh sáng tím nhỏ hơn vận tốc ánh sáng đỏ.

C. Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền đi với cùng vận tốc.

D. Chiết suất của môi trường trong suốt đối với ánh sáng đỏ lớn hơn chiết suất môi trường đó đối với ánh sáng tím.

Trả lời:

Đáp án đúng D. Chiết suất của môi trường trong suốt đối với ánh sáng đỏ lớn hơn chiết suất môi trường đó đối với ánh sáng tím.

Kiến thức mở rộng về Ánh sáng đơn sắc

1. Khái niệm về ánh sáng đơn sắc

Hiểu theo một nghĩa đơn giản nhất ánh sáng đơn sắc chính là ánh sáng một màu. Khi chiếu rọi vào bất cứ đâu ánh sáng đơn sắc chỉ cho 1 màu chứ không tán sắc được như ánh sáng đa sắc.

Để phân biệt và nhận biết chính xác nhất bạn có thể chiếu ánh sáng qua 1 lăng kính. Nếu chỉ có 1 màu thì đó chính là ánh sáng đơn sắc. Vậy nên ánh sáng đơn sắc được định nghĩa là ánh sáng không bị tán sắc qua lăng kính.

2. Đặc điểm của ánh sáng đơn sắc

- Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng nhất định trong chân không.

- Ánh sáng có bước sóng trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm mới gây ra cảm giác sáng. Đây chính là miền ánh sáng nhìn thấy [ánh sáng khả kiến].

- Ánh sáng mặt trời là hỗn hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có bước sóng biến thiên liên tục từ 0 đến vô cùng. Mắt người chỉ quan sát được ánh sáng có bước sóng nằm trong miền khả kiến.

3. Ứng dụng của ánh sáng đơn sắc

Ánh sáng đơn sắc có vai trò khá quan trọng trong đời sống của con người và vạn vật xung quanh. Sau khi tìm hiểu định nghĩa ánh sáng đơn sắc là gì chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về những ứng dụng quan trọng của ánh sáng đơn sắc trong cuộc sống. Không chỉ mang 1 màu trắng đơn giản, ánh sáng đơn sắc còn có thể có nhiều màu như màu xanh, màu vàng, màu tím,... tuy nhiên với bản chất luôn giữ 1 màu chúng đã được các nhà khoa học áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Ánh sáng đơn sắc ứng dụng trong chiếu sáng:

Đây là ứng dụng phổ biến nhất mà bạn vẫn thường thấy của các dòng đèn LED tạo ra ánh sáng đơn sắc. Rất dễ dàng bắt gặp ánh sáng đơn sắc ở bất cứ đâu trong các ngôi nhà, trường học, công ty xí nghiệp sản xuất... Đây cũng chính là nguồn sáng an toàn cho thị lực không ảnh hưởng tới mắt.

- Ánh sáng đơn sắc ứng dụng trong y học:

Không chỉ có vai trò chiếu sáng không gian, ánh sáng đơn sắc có khả năng ứng dụng cao trong y học. Điều trị nhiều các bệnh liên quan về da liễu, bệnh xương khớp, hay chiếu sáng để chữa bệnh ngoài da cho các em bé sinh thiếu ngày... Ánh sáng đơn sắc đã được ứng dụng trong y học từ nhiều năm nay.

Tùy theo tình trạng bệnh cũng như thể trạng mỗi bệnh nhân các bác sĩ sẽ có lựa chọn ánh sáng chính xác nhất loại ánh sáng đơn sắc nào phù hợp nhất.

- Ánh sáng đơn sắc ứng dụng trong ngành nông nghiệp:

Ánh sáng - liên quan mật thiết đến sự phát triển của cây trồng vật nuôi. Cũng bởi vậy ngành nông nghiệp đã có những công trình nghiên cứu thí nghiệm thực tế về việc sử dụng ánh sáng nhân tạo dành cho việc trồng cây trong nhà. Và tác động ánh sáng đơn sắc luôn mang lại hiệu quả cao nhất cho việc quang hợp của cây trồng.

Mục đích sử dụng chính trong việc sử dụng ánh sáng đơn sắc là sự phát triển của cây kích thích cây phát triển mạnh. Nhất là ở những nước có khí hậu giá lạnh nhiều việc trồng cây trong nhà luôn là sự lựa chọn số một. Nhiều loại cây như tiêu dưa chuột, lúa mạch, lúa mì, dâu tây đã được khảo sát khả năng sinh trưởng dưới điều kiện ánh sáng LED. Kết quả bước đầu cho thấy các mẫu mô nuôi cấy có khả năng sinh trưởng và phát triển dưới điều kiện đèn LED đơn sắc hoặc các LED đơn sắc kết hợp với nhau.

4. Công thức giao thoa với ánh sáng đơn sắc

a. Hiệu đường đi

Nếu M là vân sáng thứ k thì hiệu đường đi bằng số nguyên lần bước sóng:

• Tại điểm 0 [x = 0] là vân sáng chính giữa [k = 0].

• Hai bên O là các vân sáng bậc 1 [k = ± 1]; vân sáng bậc 2 [k = + 2]; ...

- Nếu M là vân tối thứ k thì hiệu đường đi bằng số lẻ lần nửa bước sóng:

b. Khoảng vân giao thoa i

- Định nghĩa: Khoảng vân là khoảng cách giữa hai vân có cùng tính chất liên tiếp.

- Công thức: Khoảng cách giữa 2 vân sáng bậc k và k + 1 là:

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Vật lý 12 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?

A . Sóng điện từ được truyền trong chân không.

B. Trong sóng điện từ khi dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn đồng pha với nhau.

C. Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó có thể bị phản xạ và khúc xạ.

D. Sóng điện từ là sóng ngang nên nó chỉ truyền được trong chất rắn.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Sóng điện từ là sóng ngang nên nó chỉ truyền được trong chất rắn.

Kiến thức mở rộng về sóng điện từ

1. Khái niệm về sóng điện từ

Sóng điện từ hay được biết đến nhiều hơn với tên gọi Bức xạ điện từ. Đây là một khái niệm vật lý chịu sự kết hợp [tổng hợp các vector] giữa dao động điện trường và từ trường theo phương vuông góc với nhau. Kết quả của sự kết hợp này chính là sự lan truyền ra không gian như sóng bởi vậy nên khái niệm này được gọi là Sóng điện từ.

Sóng điện từ trong quá trình lan truyền sẽ có tính chất như dòng chuyển động của các hạt được gọi là photon. Chính vì vậy sóng điện từ sẽ mang theo thông tin, năng lượng và động lượng trong quá trình lan truyền.

Một bước sóng điện từ sẽ có độ dài trong khoảng 400 nm tới 700 nm. Bạn có thể nhìn được sóng điện từ bằng mắt thường dưới dạng các tia sáng.

Sóng điện từ là sóng ngang bởi sóng này có hướng dao động của các các hạt photon vuông góc với phương lan truyền của sóng. Chính vì là sóng ngang, sóng điện từ có xảy ra hiện tượng phân cực như một số loại sóng cùng tính chất khác.

2. Đặc điểm của sóng điện từ

- Lan truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không. Là sóng duy nhất lan truyền được trong chân không

- Sóng điện từ là sóng ngang nghĩa là nó là sựlan truyềncủa các dao động liên quan đến tính chất có hướng [cụ thể làcường độ điện trường vàcường độ từ trường] của các phần tử mà hướng dao độngvuông gócvới hướng lan truyền sóng.

- Tốc độ lan truyền sóng điện từ trong chân không là lớn nhất và bằng c = 3.108m/s.

- Luôn tạo thành một tam diện thuận

- Dao động của điện trường và từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau.

- Sóng điện từ cũng có các tính chất của sóng cơ như: Phản xạ, khúc xạ, giao thoa, ... Và cũng tuân theo các quy luật truyền thẳng, giao thoa, khúc xạ,...

- Sóng điện từ mang năng lượng. Năng lượngcủa một hạtphotoncóbước sóngλ làhc/λ, vớihlà hằng số Planck vàclà vận tốc ánh sáng trong chân không. Như vậy, bước sóng càng dài thì năng lượng photon càng nhỏ.

- Phổ sóng rộng

- Sóng điện từ có bước sóng từ vài mét đến vài kilomet được dùng trong thông tin liên lạc được gọi là sóng vô tuyến

3. Phân loại và ứng dụng sóng điện từ

- Sóng vô tuyến: Sóng radio được phát ra bởi các đài phát thanh, đài truyền hình.

- Lò vi sóng: Sóng viba được sử dụng để hâm nóng thức ăn.

- Bức xạ hồng ngoại là bức xạ nhiệt, chúng được sử dụng trong các thiết bị hồng ngoại và viễn thám trong điều kiện thời tiết.

- Ánh sáng nhìn thấy được: Ánh sáng là phần duy nhất của phổ điện từ có thể nhìn thấy bằng mắt. Mắt cảm nhận được ánh sáng là sự kết hợp của một số màu có bước sóng khác nhau. Ánh sáng được tạo thành từ 7 màu: Tím, chàm, xanh dương, xanh lá cây, vàng, cam và đỏ.

- Tia cực tím: Được phát ra từ mặt trời và gây cháy nắng cho da. Chúng được sử dụng trong các đèn màu đen của Pháp, làm cho các vật thể phát sáng.

- Tia X-quang: Được sử dụng trong y tế, chúng có thể xuyên qua da để nhìn thấy được cấu trúc xương bên trong cơ thể người.

- Tia Gamma: Chúng được sản xuất trong các phòng thí nghiệm bằng cách bắn phá các hạt nguyên tử bằng proton và nơtron, hay trong các vụ nổ hạt nhân.

4. Tác hại của sóng điện từ

Mặc dù được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, sóng điện từ vẫn có thể gây ra những tác hại nhất định lên sức khỏe con người. Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, sóng điện từ có thể gây nên những tổn thương di truyền như dị tật, ung thư hay các bệnh lý và rối loạn hệ thần kinh.

Đặc biệt, trẻ em sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi sóng điện từ vì khả năng hấp thụ bức xạ nhiều hơn so với người trưởng thành. Chính vì vậy bạn cần phải lưu ý hạn chế tiếp xúc với các loại sóng điện từ để đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh.

Video liên quan

Chủ Đề