Cách sử dụng cục phát wifi không dây

Bộ phát wifi 4G là thiết bị kết hợp giữa công nghệ 4G và công nghệ phát wifi. Bộ phát wifi 4G này dùng sim 4G để phát wifi cho các thiết bị khác kết nối, giúp người dùng kết nối internet với các thiết bị như laptop, smartphone, smart tivi, tablet,…

Bộ phát wifi 4G tiện lợi hơn so với cục phát wifi vì bạn có thể dễ dàng mang đi theo người sử dụng vì không cần phải cắm dây mạng. Thiết bị phát wifi 4G có thể sử dụng pin, cắm điện hoặc qua tẩu sạc ô tô.

2Những tính năng ưu việt của bộ phát wifi 4G

Với sự hỗ trợ của bộ phát wifi 4G, bạn có thể kết nối mạng 4 G trên nhiều thiết bị khác ngoài di động để có thể lướt web ,chơi game, xem phim online ở khắp mọi nơi.

Một số tính năng ưu việt của thiết bị này có thể kể đến như sau:

  • Siêu tốc độ: Tốc độ 4G cao gấp 10 lần so với 3G [150Mbps].
  • Truyền tải dịch vụ theo thời gian thực: 4G giảm độ trễ đến 2,5 lần so với 3G. Giảm hẳn hiện tượng ping cao, lag mạng.
  • Cuộc gọi trong veo không còn tạp âm, truyền tải mọi cung bậc âm thanh: Livestream, xem video, xem phim với tốc độ cực mượt, full HD không giật lag.
  • Tốc độ tải xuống nhanh chóng: Tải bài hát [dung lượng 10MB]: chỉ cần 1 giây với 4G [trong khi 3G có thể cần 10s]. Mở một trang website: Chỉ cần 3 giây với 4G [trong khi 3G có thể cần 9 giây.
  • Tải game [dung lượng 20MB] chỉ cần 25 giây với 4G [trong khi 3G có thể mất 3 phút]. Đăng tải ảnh lên Facebook, Instagram chỉ cần 1 giây với 4G [trong khi 3G có thể là 25 giây]
  • Một số bộ phát wifi 4G còn có chức năng làm sạc dự phòng cho điện thoại, máy tính bảng,…

3Những lưu ý khi sử dụng bộ phát wifi 4G

Cách sử dụng bộ phát wifi 3G/4G thế nào?

Tùy vào sản xuất của từng hãng sẽ có những cách hướng dẫn sử dụng bộ phát wifi 4G khác nhau.

Nhưng nhìn chung, cách thức sử dụng bộ phát wifi 3G/4G hết sức đoan giản: bạn chỉ việc tháo nắp lưng của thiết bị, gắn sim 4G vào khe sim. Sau đó nhấn giữ nút nguồn trong vài giây cho đến khi màn hình bật sáng, khi có hiển thị tên nhà mạng, cột sóng 4G là thiết bị đã có thể sử dụng.

Có đổi mật khẩu bộ phát wifi sim 4G được không?

Nhiều người dùng quan tâm có thể đổi mật khẩu bộ phát wifi 3G/4G được không nhằm tăng tính bảo mật, chuyển đổi người dùng,... Câu trả lời là “CÓ”. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi tên, mật khẩu cho wifi 4G từ bộ phát wifi.

Nếu sim 4G hết dung lượng tối đa thì sao?

Cũng giống như sử dụng mạng 3G, 4G trên điện thoại, nếu hết dung lượng tối đa thì tốc độ phát ra sẽ trả về tốc độ 2G.

Có sử dụng được bộ phát wifi 3G/4G ở miền núi, vùng sâu vùng xa không?

Bộ phát wifi 3G/4G ở miền núi, vùng sâu vùng xa không hoàn toàn có thể sử dụn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. 

Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng nên đối với các khu vực miền núi, vùng sâu xa, trong hầm,… việc sử dụng bộ phát sóng wifi từ sim 4G/3G sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, tín hiệu không ổn định, chập chờn.

Có thể sử dụng sim 4G từ những nhà mạng nào?

Hầu hết các loại bộ phát wifi 3G/4G có mặt trên thị trường hiện này đều tương thích với các nhà mạng Việt Nam. Bạn có thể sử dụng sim 4G của Viettel, Vinaphone, Mobifone, Vietnamobile,… 

Sau khi đăng ký dịch vụ sim 4G, bạn có nhiều lựa chọn gói cước 4G phù hợp với nhu cầu để sử dụng.

Trên đây là bài viết giải thích bộ phát wifi di động 4G là gì? Có cần thiết hay không? Những lưu ý khi sử dụng? Với nhưng thông tin kể trên, mong rằng bạn hiểu hơn về thiết bị tiện ích này và có cách sử dụng phù hợp.

Chỉ cần trang bị 1 chiếc SIM Data 3G hoặc 4G, bật nguồn và trải nghiệm. Với bộ phát Wifi 4G, thoải mái kết nối và chia sẻ wifi trong mọi khoảnh khắc. Vậy bạn đã biết làm thế nào để sử dụng bộ phát Wifi 4G LTE chưa? Hãy cùng Giatin.com.vn tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về bộ phát Wifi 4G LTE

Bộ phát Wifi 4G LTE [hay còn gọi là thiết bị phát wifi di động, bộ phát wifi di động…] được xem là bộ định tuyến di động có khả năng chuyển đổi kết nối 4G thành tín hiệu Wifi để phát cho những thiết bị xung quanh nó như: máy tính bảng, điện thoại thông minh, laptop… Cấu tạo của thiết bị mạng này rất nhỏ gọn, không cần dây cắm, hoạt động nhờ PIN và có khe cắm thẻ SIM.

Thông thường, phạm vi hoạt động của bộ phát wifi 4G LTE vào khoảng 10 – 15m, thời gian hoạt động khoảng 8 tiếng. Thiết bị này được nhiều người lựa chọn sử dụng, đặc biệt là những người thường xuyên phải đi công tác xa, đi du lịch, dân phượt…

Ưu, nhược điểm của bộ phát wifi 4G LTE

So sánh với các thiết bị phát wifi cố định như: Router, bộ phát Wifi 4G cũng có những ưu nhược điểm nhất định:

Ưu điểm

  • Kích thước nhỏ gọn, tiện lợi để mang đi xa.
  • Hoạt động nhờ năng lượng pin sạc nên có thể dùng PIN dự trữ hoặc lấy nguồn từ những thiết bị như máy tính.
  • Một số bộ phát wifi di động còn được thiết kế kiêm luôn sạc dự phòng, mang đến nhiều tiện ích cho người dùng.
  • Thiết lập kết nối Internet nhanh chóng.
  • Có thể chia sẻ kết nối Internet với nhiều người cùng lúc.
  • Quản lý dễ dàng thông qua các ứng dụng.

Nhược điểm

  • Nhược điểm lớn nhất của các thiết bị phát wifi di động là ở thời gian hoạt động. Trung bình, một bộ phát wifi di động có thể hoạt động liên tục trong thời gian từ 8 – 10 giờ. Vì vậy, người dùng luôn cần có PIN dự phòng kèm theo hoặc phải sạc đầy PIN sau mỗi lần sử dụng.

>>> Tìm hiểu thêm: Thiết bị thu sóng Wifi rồi phát lại khoảng cách xa

Cách sử dụng bộ phát wifi di động khá đơn giản. Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn về cách dùng thiết bị này, hãy tham khảo những hướng dẫn dưới đây của chúng tôi:

Bước 1: Mở nắp bộ phát Wifi 4G LTE.

Bước 2: Lắp SIM 4G đã đăng ký và PIN vào thiết bị. Bạn cần ghi nhớ ID và mật khẩu Wifi. Chúng thường được in ở phía mặt trong nắp của bộ phát wifi di động.

Bước 3: Sạc đầy PIN cho củ phát wifi di động. Sau đó, ấn giữ nút nguồn để khởi động bộ phát. Nếu có đèn tín hiệu màu xanh phát sáng thì chứng tỏ bộ phát hoạt động tốt.

Bước 4: Tìm kiếm mạng Wifi của bộ phát wifi 4G theo ID và mật khẩu bằng điện thoại hoặc laptop.

Bước 5: Đăng nhập vào tài khoản quản trị mạng với mỗi thiết bị mạng và tiến hành cấu hình mạng.

Bước 6: Khi đã vào được trang quản trị mạng, bạn có thể thay đổi ID và mật khẩu mạng wifi theo nhu cầu của mình.

  • Để thiết lập lại ID và mật khẩu, chọn Settings -> mục Wifi.
  • Chuyển sang giao diện mới, nhấn vào mục Wifi Clients, toàn bộ thông tin về ID, mật khẩu sẽ xuất hiện.
  • Nhấn vào SSID để đổi ID và nhập tên mới cho wifi.
  • Vào Pre-Shared Key để nhập mật khẩu mới cho wifi phát từ SIM 3G, 4G.

Bước 7: Kết nối lại với mạng Wifi theo ID và mật khẩu mới.

Hi vọng những chia sẻ trên của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bộ phát Wifi và cách sử dụng bộ phát Wifi 4G LTE như thế nào? Vui lòng liên hệ với GIA TÍN Computer để được tư vấn và đặt mua bộ phát Wifi 4G tại Đà Nẵng với chất lượng tốt, tầm phát mạnh, giá rẻ.

>>> Tư vấn: Chọn mua bộ phát Wifi 4G tốt nhất hiện nay 2020

Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!

Công nghệ Phần cứng Thiết bị mạng

Hướng dẫn cách lắp và sử dụng cục phát WiFi tại nhà

Bước 2: Kết nối

Tắt các thiết bị máy tính, thiết bị phát WiFi [thường gọi là Router] và modem. Chỉnh anten của Router sao cho thẳng đứng, vuông góc với mặt đất.

Bạn cắm một đầu vào cổng LAN trên Router [màu vàng như hình], đầu còn lại cắm vào máy tính. Kết nối dây internet từ modem với cổng WAN [màu xanh] trên Router.

Sau đó, khởi động lại tất cả các thiết bị sẽ thấy đèn sáng ở các vị trí biểu tượng: power, system, wan/lan, wlan.

Bước 3: Xác định địa chỉ IP của thiết bị phát WiFi

Thông thường, để thực hiện bước này các bạn chỉ cần lật mặt sau của thiết lên là sẽ thấy đầy đủ các thông tin mà nhà sản xuất in trên đó cùng với thông địa chỉ IP, mật khẩu chúng ta cần để truy cập.

Bước 4: Cấu hình WiFi trên Router

4.1. Thiết lập cấu hình WiFi TP Link

+ Sử dụng trình duyệt bất kỳ truy cập vào địa chỉ IP 192.168.1.1 với tên người dùng và mật khẩu là admin.

+ Giao diện quản lý bộ phát WiFi hiện ra, tại cột bên trái các bạn chọn Network >LAN để thay đổi địa chỉ IP sau đó nhấn Save để thiết bị thay đổi lại dải IP mặc định.

+ Tiếp theo, tại cột bên trái các bạn chọn tiếp Wireless > Wireless Settings . Tại đây các bạn nhập tên WiFi mới trong phần Wireless Network Name sau đó nhấn Save như hình dưới đây.

+ Thiết lập mật khẩu cho bộ phát WiFi. Cũng tại tab Wireless các bạn chọn Wireless Security.

  • Mục Version và Encryption: chọn chế độ Automatic.
  • Mục Wireless Password: điền mật khẩu cho thiết bị.
  • Nhấn Save để lưu tiến trình.

4.2. Thiết lập cấu hình WiFi Tenda

+ Truy cập vào thông qua trình duyệt web bất kỳ. Thông thường địa chỉ mặc định của Tenda sẽ là 192.168.0.1 với tên và mật khẩu là admin.

+ Chọn DHCP rồi điền mật khẩu WiFi muốn đặt vào ô Security Key sau đó nhấn OK.

+ Nhấn chọn Advanced để vào phần cài đặt tùy chỉnh thiết bị, tại đây các bạn nhấp vào tab Wireless > điền tên WiFi mới tại ô SSID [Network Name] sau đó nhấn OK để lưu lại.

Như vậy, với một số bước đơn giản, bạn đã cài đặt WiFi TP Link và Tenda xong. Với các bộ phát WiFi VNPT hay Viettel và một vài hãng khác thì các bạn cũng có thể thao tác các bước đơn giản như trên. Chỉ có điều mỗi thiết bị họ sẽ cấu hình user/pass đăng nhập khác nhau.

Tham khảo: Những bộ phát WiFi, modem WiFi tốt nhất, đáng mua nhất cho bạn

Hướng dẫn sử dụng chi tiết cục phát WiFi tại nhà

Cục phát WiFi [Router] hay còn gọi chung là thiết bị phát WiFi là công cụ hữu ích giúp bạn quản lý việc truy cập internet của các máy trong mạng của gia đình. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn một số cách dùng cục phát WiFi tại nhà:

Cách xem danh sách các thiết bị trong mạng của gia đình

Sử dụng cục phát WiFi của gia đình, việc đầu tiên nên làm là xem danh sách các thiết bị trong mạng của gia đình và quản lý danh sách này.

Đầu tiên, truy cập vào giao diện quản trị của Router, nhập user/pass đăng nhập mặc định của từng loại Router hoặc user/pass đã được thay đổi. Sau đó, tìm tới phần danh sách các thiết bị đang sử dụng WiFi.

Mỗi loại Router lại có giao diện khác nhau, vì thế, bạn tìm mục mà có tên như Attached Devices hoặc Device List. Tại đây bạn sẽ thấy danh sách các địa chỉ IP, địa chỉ Mac và tên thiết bị [nếu Router nhận mặt được] đang kết đấu vào mạng WiFi của bạn.

Hãy so sánh danh sách này với các thiết bị của mình để biết được có ai sử dụng WiFi của bạn mà chưa xin phép hay không. Nếu cần thiết, bạn có thể thì hãy thay đổi mật khẩu WiFi nhé

Thay đổi mật khẩu WiFi mới trên Router

  • Thay đổi mật khẩu WiFi trên Router Tenda

Truy cập địa chỉ mặc định 192.168.0.1 trên trình duyệt web, bạn chọn tab Wireless.

- Để thay đổi mật khẩu bạn click Wireless Security và thiết lập như sau:

+ Security Mode: chọn Mixed WPA/WPA2 PSK.

+ WPA Algorithms: chọn TKIP&AES rồi nhập mật khẩu vào ô Security Key bên dưới.

+ Click OK để quá trình thay đổi mật khẩu hoàn tất.

  • Thay đổi mật khẩu WiFi trên Router TP-Link

+ Truy cập vào địa chỉ 192.168.0.1 trên trình duyệt web, với Username/password là admin/admin [hoặc mật khẩu thời điểm hiện tại mà bạn đang cần đổi] rồi ấn Enter

+ Wireless => Wireless Security, trong mục Wireless Password điền mật khẩu cần thay đổi và đi tới System Tools => Reboot => click Rebot.

Đổi kênh trên cục phát WiFi

Việc đổi kênh cho cục phát WiFi có thể sẽ giúp bạn tăng tốc độ khi sử dụng WiFi. Các công cụ như Wi-Fi Analyzer cho Android hay inSSIDer cho Windows sẽ giúp bạn tìm được kênh không dây tốt nhất mà bạn có thể sử dụng để truy cập WiFi. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Mở trang quản trị của Router

Bước 2: Gõ 192.168.0.1 hoặc 192.168.1.1 vào trình duyệt. Bạn sẽ cần tên người dùng và mật khẩu để truy cập khu vực quản trị viên.

Bước 3: Mỗi trang quản trị của các Router khác nhau sẽ hiện các tùy chọn khác nhau. Cụ thể:

  • Với Router TP-Link, tùy chọn Wireless Settings nằm trong Wireless, bạn nhìn sang bên phải sẽ thấy Channel để Auto, chọn kênh bạn muốn đổi cho Router và lưu lại là được.
  • Với Router VNPT, bạn vào trang quản trị Router chọn Network Settings > Wireless > Advanced, tùy chọn đổi kênh ở ngay dòng đầu tiên, bạn đổi sang kênh mình cần rồi lưu lại nhé.
  • Với Router Tenda, tùy chon Wireless > Wireless Settings, sau đó chọn channel, chọn kênh mà bạn muốn thay đổi.

Thiết lập Router thành repeater

Một trong những cách dùng cục phát WiFi tại nhà mà nhiều người hay áp dụng chính là biến chiếc Router thành Repeater. Repeater về cơ bản là một công cụ giúp bạn tăng khoảng cách phủ sóng của mạng WiFi.

Trong trường hợp bạn đang dư thừa 1 cái Router hoặc Router cũ trong khi lại muốn tăng diện phủ sóng, bạn có thể sử dụng Router thừa này làm Repeater. Bạn có thể dễ dàng thực hiện theo cách biến Router cũ thành một Repeater, nó cũng không quá phức tạp.

Thay đổi SSID mạng và mật khẩu

Bạn nên đổi tên và mật khẩu này thành tên và mật khẩu dễ nhớ nhưng không dễ đoán.

Trong nhà hàng, khách sạn, v.v…, bạn thường thấy tên nhà hàng hoặc khách sạn là SSID.

Lưu ý quan trọng! Khi thay đổi SSID, bạn sẽ mất kết nối và cần phải thay đổi cài đặt WiFi của laptop để phù hợp với cài đặt mới.

Trên BT home Hub, bạn sẽ tìm thấy cài đặt WiFi trong phần Advanced.

Thay đổi mật khẩu admin để quản lý router

Điều quan trọng là bạn phải thay đổi giá trị này từ tùy chọn mặc định, nếu không bạn sẽ để mạng của mình mở trước các vụ tấn công bảo mật.

Mật khẩu cho DSL - Router bên thứ ba

Nếu bạn sử dụng router không được cung cấp bởi ISP thì bạn cũng sẽ cần phải cấu hình cài đặt cho kết nối DSL với ISP.

Trong hầu hết mọi trường hợp, router có thể phát hiện loại kết nối và sẽ tự cấu hình.

Tất cả các kết nối mạng gia đình mà tác giả bài viết đã gặp đều sử dụng PPPoE [PPP over Ethernet].

Bạn không cần phải lo lắng về ý nghĩa của nó, mà quan trọng cần nhớ là bạn sẽ cần cung cấp tên người dùng và mật khẩu để router kết nối với ISP.

Tên người dùng và mật khẩu này được cung cấp trong chi tiết thiết lập ISP của bạn. Để tìm thông tin bạn có thể cần lên mạng và thử tìm kiếm.

Lưu ý: Một vấn đề phổ biến là mọi người nhầm lẫn giữa hai kết hợp tên người dùng/mật khẩu: Một cho phép bạn kết nối với router [do nhà sản xuất router cung cấp] và một cho phép router kết nối với ISP [do ISP cung cấp].

Thiết lập kết nối không dây bảo mật

Mạng không dây không bảo mật và nếu bạn sống trong một khu vực đông dân cư, bạn có thể thấy rằng mình có thể nhìn thấy, cũng như truy cập vào mạng không dây của hàng xóm và ngược lại. Do đó, bạn phải luôn mã hóa các kết nối không dây của mình.

Tuy nhiên, nếu bạn gặp sự cố thiết lập, hãy thiết lập router để sử dụng các kết nối không được mã hóa và khi bạn hài lòng rằng mạng của mình đang hoạt động OK thì hãy thay đổi router và các client để sử dụng kết nối được mã hóa. Xem bài viết: 4 bước thiết lập mạng không dây gia đình để biết thêm chi tiết.

Thiết lập DHCP

Tính năng này thường được bật theo mặc định và nếu nó chưa được kích hoạt thì bạn nên bật nó, trừ khi bạn định cung cấp dịch vụ DHCP từ một router khác.

Nói chung, bạn nên giữ nguyên cấu hình mặc định. Các cài đặt ví dụ được hiển thị bên dưới và chúng là những cài đặt mặc định:

Lưu ý: Bạn chỉ nên có một DHCP server trên mạng gia đình. Tham khảo bài viết: DHCP hay Giao thức cấu hình host động là gì? để biết lý do tại sao..

Thiết lập cổng chuyển tiếp

Đây là cài đặt rất phổ biến nếu bạn có ai đó chơi game trên máy tính nếu bạn cần cung cấp quyền truy cập bên ngoài vào mạng gia đình của mình. Cài đặt này có thể tiềm ẩn nguy hiểm vì nó mở mạng gia đình của bạn với Internet. Tuy nhiên, bạn nên đánh giá cao địa chỉ IP và những loại địa chỉ IP khác nhau. Tham khảo: 6 bước đơn giản cài đặt Port Forwarding trên Router để biết thêm chi tiết.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách cài lắp bộ phát WiFi tại nhà đơn giản và chi tiết nhất cũng như cách dùng cục phát WiFi chi tiết. Hy vọng nó có thể giúp bạn sử dụng tốt và hiệu quả thiết bị này.

Tham khảo:

  • Mua cục phát WiFi ở đâu tốt, giá rẻ?
  • Hướng dẫn cách sử dụng bộ kích sóng WiFi Tenda A9

  • WiFi trên máy bay chậm và đắt, lý do nằm ở đâu?
  • Nên sử dụng Dongle hay cục phát WiFi di động?
  • Mua cục phát wifi ở đâu tốt, giá rẻ?
  • 10 phần mềm phát wifi miễn phí tốt nhất và link download
  • Cách phát WiFi từ điện thoại sang máy tính nhanh nhất
  • Cách tăng tốc điểm phát Wifi trên điện thoại Android

Thứ Năm, 07/01/2021 10:24

4,312 👨 136.310

0 Bình luận

Sắp xếp theo Mặc địnhMới nhấtCũ nhất

Bạn có thể khiến Google Docs bị crash chỉ bằng cách lặp lại một từ đơn giản
  • Cách chèn phông nền quay video Facebook Reels
  • Lịch thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2022
  • 5 tính năng thông minh của Apple Studio Display không hoạt động trên Windows
  • 7 cách khắc phục lỗi không hiển thị thông báo của iPhone
  • Bí ẩn thị trấn năm nào cũng hứng chịu ‘mưa cá’, các nhà khoa học cũng ‘bó tay’
  • Thiết bị mạng

    • Đánh giá TP-Link TL-WR840N: Router WiFi Wireless-N giàu tính năng
    • Đánh giá router F-Secure Sense: Bảo vệ hiệu quả, giá cả phải chăng
    • Quên mật khẩu router, cách lấy lại mật khẩu router wifi
    • Đánh giá TP-Link TL-WR841N Wireless N: Giá cả phải chăng, hiệu suất tốt
    • Đánh giá router Asus ROG Rapture GT-AX11000: Đưa việc chơi game trên một tầm cao mới
    • Cách bấm dây mạng chuẩn chỉ với 3 bước
    • Đánh giá Linksys Velop: Hệ thống WiFi mesh linh hoạt, đầy đủ tính năng
    • Đánh giá Switch PoE 8 Port TP-Link TL-SG1008P: Không thể thiếu cho bảo mật gia đình
    • Sự khác biệt giữa Switch và Gateway
    Xem thêm

    Phần cứng
    • Tư vấn mua máy
    • Phần cứng PC
    • Phần cứng Laptop
      • Kiến thức sử dụng
      • Driver
    • Linh kiện máy tính
      • CPU
      • RAM, Card
      • Chuột & Bàn phím
    • Thiết bị mạng
    • Máy in
    • Loa, tai nghe
    • USB - Ổ Flash

    Video liên quan

    Chủ Đề