Hướng dẫn cai sữa cho bé

Cai sữa cho bé có khó không? Khi nào nên cai sữa cho bé…rất nhiều những câu hỏi về việc cai sữa cho bé mà tất cả các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ quan tâm.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất tốt nhất đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Các mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho bé bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn. Khoảng thời gian này thì sữa mẹ vẫn đảm bảo được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết đối với sự phát triển của trẻ nhỏ như Protein, chất béo hay các chất miễn dịch.

Tuy nhiên, nhiều mẹ vì không có quá nhiều thời gian để cho con bú sau khoảng thời gian nghỉ thai sản, khi họ quay về với công việc nên các mẹ chọn thời điểm mà trẻ biết ăn dặm là thời điểm cai sữa mẹ cho bé, thời điểm trẻ được 6-7 tháng tuổi thay vì cai sữa cho bé khi được 2 tuổi.

Theo một nguyên cứu được đăng trên tạp trí JAMA Pediatrics, việc nuôi con bằng sữa mẹ trong giai đoạn đầu đời của bé ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng phát triển nhận thức của bé. Trẻ có thời gian bú mẹ nhiều hơn sẽ có trí thông minh và khả năng nhận diện hình ảnh tốt hơn.

Thời điểm cai sữa của mẹ không chỉ nên dựa vào độ tuổi của bé, mẹ nên quan tâm tới thể trạng sức khỏe của bé cũng như theo dõi những dấu hiệu nhận biết bé đã sẵn sàng cho việc cai sữa.

12 cách cai sữa cho bé hiệu quả và đơn giản cho mẹ

1. Sử dụng thuốc mắc cỡ để cai sữa cho bé

Đây là một loại thuốc được bán khá nhiều ở các tiệm thuốc. Thuốc có màu đen, vị đắng. Mẹ chỉ cần nghiền chúng với một chút nước để có một hỗn hợp sền sệt rồi xoa xung quanh bầu ngực. Khi bé đòi bú, nhìn thấy ti mẹ bé sẽ không bú. Nguyên nhân có thể là do màu sắc núm vú của mẹ đã có sự thay đổi, một phần cũng có thể là do mùi vị.

Thời gian này, bé không bú mẹ sẽ bị đói, khi đó mẹ cần cho bé ăn bổ sung kết hợp đồ ăn dặm hoặc sử dụng sữa ngoài, cháo, phô mai…Đến tối, chắc chắn bé sẽ đòi bú mẹ, khi đó mẹ cần kiên trì và không cho bé bú. Tốt nhất hãy tạm xa bé 1-2 đêm để bé quên đi chuyện bú mẹ. Đói quá chắc chắn bé sẽ phải ăn ngoài hoặc bú bình.

2. Hóa trang cho bầu ngực của mẹ

Cách này chỉ hiệu quả khi bé đã có khả năng nhận biết về màu sắc. Mẹ có thể sử dụng son, hay sử dụng màu của nghệ, củ dền để hóa trang cho bầu ngực của mẹ. Khi bé nhìn thấy bầu ngực của mẹ có sự thay đổi, bé sẽ không đòi ti nữa. Đây là cách khá phổ biến và khá hiệu quả hiện nay.

Ngoài những cách hóa trang trên, mẹ cũng có thể dán băng dính vào đầu ti, khi đòi ti, bé không thấy ti mẹ đâu nữa và sẽ bỏ ý định ti mẹ [ mẹ có thể đánh lạc hướng để bé có thể quên đi việc ti mẹ]. Khi đó, mẹ cần chuẩn bị sẵn bình sữa hoặc đồ ăn dặm khi bé đói.

cách cai sữa cho bé hiệu quả nhất

Thời gian đầu, chắc chắn bé sẽ không chịu và quấy khóc, mẹ hãy chịu khó dỗ dành, ru bé ngủ và đặc biệt phải kiên trì không cho bé bú lại.

3. Bôi bầu ti của mẹ bằng thuốc đắng cloxit

Loại thuốc này rất an toàn đối với bé. Mẹ đem loại thuốc cloxit này nghiền nát với một chút nước rồi bôi vào ti mẹ. Khi bé đòi bú, ngậm vào ti mẹ bé sẽ cảm thấy rất đắng và nhả ti mẹ ra ngay, có nhiều bé còn khóc rất to. Mẹ thực hiện khoảng 2-3 lần vào thời điểm cữ ti của bé, đến các lần sau, bé sẽ không dám ti mẹ nữa.

4. Làm mất sữa

Có khá nhiều cách để làm mất sữa mẹ như sử dụng thuốc hay ăn một số loại thực phẩm làm mất sữa như hoa lài, lá bạc hà cay, lá ngải đắng, lá lốt hay lá dâu…Khi bú mẹ, thấy mẹ không còn sữa nữa, bé sẽ cắn và cố kéo để ra sữa, điều này sẽ khiến mẹ có cảm giác đau rát đầu ti thời điểm đầu. Một thời gian sau trẻ sẽ không đòi bú mẹ nữa.

5. Tạm xa bé vài ngày

Thời gian đầu, có thể bé sẽ khóc vì không tìm thấy mẹ đâu, nhưng sau đó 2-3 ngày, bé sẽ dần quen với việc thiếu đi hơi của mẹ. Đây là thời điểm mà bố nên tập cho bé ăn dặm hay ti bình và bé sẽ quên đi việc đòi ti mẹ. Tuy nhiên cách này thường không hiệu quả bởi các mẹ sẽ rất nhớ bé và không thể xa bé được.

Gợi ý: Các mẹ có thể đi làm từ sớm và về nhà muộn khi mà bé đã ngủ và kiên trì không được cho bé ti lại.

6. Gia tăng số bữa ăn trong ngày của bé

Ngoài những cách cai sữa cho bé hiệu quả nhất kể trên, mẹ cũng nên tìm hiểu cách cai sữa cho bé bằng việc chế biến thêm nhiều món ăn và bổ sung dinh dưỡng cho bé, đồng thời tăng thêm số bữa ăn phụ để bé không còn cảm giác đói, giảm đi tần suất đòi ti mẹ.

Tuy nhiên, ba mẹ cần chú ý cho bé ăn những món ăn dễ tiêu, thanh đạm vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa tốt cho hệ tiêu hóa, bé không bị ngán và không đòi ti mẹ.

7. Bôi dầu gió xung quanh bầu ngực

Cách này cũng được rất nhiều mẹ sử dụng. Khi đòi ti, mẹ sẽ cảm nhận được mùi hắc và vị cay của dầu gió và không dám ti mẹ nữa.

8. Cai sữa cho bé bằng tỏi

Mẹ có biết, mùi vị của sữa mẹ sẽ bị ảnh hưởng tới 8 giờ sau khi ăn những loại thực phẩm có mùi đặc trăng. Mẹ ăn nhiều tỏi không chỉ khiến hơi thở của mẹ có mùi mà còn khiến sữa mẹ tiết ra cũng có mùi khó chịu đối với bé.

Mùi tỏi cùng hương vị cay cay sẽ là một bài thuốc hiệu quả cho việc cai sữa của bé. Mẹ có thể ngậm, nêm gia vị và ăn tỏi ở mức độ tối đa [nếu có thể] để bé sợ mùi mà không dám đòi ti mẹ nữa.

9. Tập cho bé ngậm ti giả từ nhỏ

Khi bé được 3 tháng tuổi, ngoài việc cho bé bú mẹ, mẹ có thể cho bé tập ngậm ti giả. Cách này giúp bé quen hơn với việc rời bầu vú mẹ. Nhưng khi nào mẹ bận rộn, mẹ có thể cho bé ngậm ti giả và tập cho bé thói quen ti bình. Dần rồi bé sẽ quen với việc bú bình và cai ti mẹ.

Tuy nhiên, cách này cũng có mặt không tốt. Việc cho bé ngậm ti giả quá sớm sau này mẹ cũng sẽ mất thời gian cai ti giả cho bé đó nha.

10. Bình giả, sữa thật

Với cách này, mẹ có thể vắt sữa mẹ và bảo quản sữa trong tủ lạnh. Tới khi bé đói, mẹ có thể lấy ra và cho bé bú bình bằng sữa mẹ thật. Bé sẽ cảm nhận được vị thật của sữa mẹ khi bú bình và dần quen với việc bú bình thay vì bú mẹ.

11. Bỏ một cữ bú của bé

Mẹ hãy quan sát bé khi mẹ bỏ một cữ bú của bé và thay thế chúng bằng một bình sữa thay thế bằng chính sữa của mẹ vắt ra hoặc sử dụng sữa công thức hay sữa bò [khi bé đã được 1 tuổi], đây cũng là một cách cai sữa cho bé 1 tuổi được nhiều mẹ áp dụng. Hãy lặp lại việc này vào cùng thời điểm trong vòng 1-2 tuần để bé có thể thích nghi dần với việc này. Việc thích nghi từ từ này cũng sẽ phù hợp đối với mẹ, việc tiết sữa mẹ cũng sẽ được điều chỉnh giảm, mẹ sẽ tránh được nguy cơ căng cứng hay viêm tuyến vú.

12. Giảm thời gian cho bé bú

Thay vì bỏ cữ bú của bé, mẹ hoàn toàn có thể sử dụng cách giảm thời gian mỗi cữ bú của bé. Đối với lượng sữa bị thiếu hụt do giảm thời gian bú của bé mẹ có thể bổ sung thêm cho bé bằng các loại thực phẩm ăn dặm hay sử dụng sữa công thức cho bé.

Đối với cữ bú tối, bé sẽ không thể nào ngủ yên giấc được nếu không được bú đủ. Do đó, mẹ cần kiên trì mẹ nhé.

Có thể mẹ quan tâm: Top 4 loại sữa Nhật tốt nhất cho trẻ sơ sinh tại Việt Nam

Những lưu ý khi cai sữa cho bé

– Không nên cai sữa cho bé khi thể trạng của bé không được tốt, bé bị ốm mà mẹ cai sữa cho bé có thể khiến bé khó thích nghi hơn, bé sẽ biếng ăn dẫn đến còi xương.

– Mẹ cũng không nên cai sữa cho bé trong thời thiết nắng nóng, thời điểm chuyển mùa…không cai sữa cho bé khi bé bị suy dinh dưỡng.

– Khi cai sữa cho bé, mẹ cần đặc biệt quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của bé để có thể bổ sung lượng dưỡng chất thiếu hụt của bé trong giai đoạn này. Mẹ cũng có thể cho bé làm quen dần với sữa công thức để khi bé được cai sữa hoàn toàn có thể thích ứng được.

– Mẹ hãy kiên trì cai sữa cho bé. Biết rằng mẹ nào cũng thương con, sót con nhưng kiên trì sẽ giúp mẹ cai sữa nhanh và hiệu quả cho bé.

Một số dấu hiệu có thể cai sữa cho bé

Một số dấu hiệu có thể dễ dàng nhận thấy rằng bé đã sẵn sàng cho việc cai sữa như:

  • Khi bé đã có thể ngồi vững mà không cần tới sự giúp đỡ của ba mẹ.
  • Khi bé đã có thể nhai được
  • Khi bé nói được những câu đơn giản
  • Khi bé luôn cho tất cả những gì bé cầm vào miệng…
  • Khi bé thường thức dậy vào ban đêm, bé quấy khóc do đói….

Và rất nhiều các biểu hiện khác. Để tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu này, mẹ hãy tham khảo >> các dấu hiệu cai sữa cho bé

Lời khuyên của các bác sỹ cho mẹ khi cai sữa cho bé

Mẹ à, cai sữa quá sớm cho bé chính là thiệt thời lớn đối với bé. Sữa mẹ không chỉ là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ và sữa mẹ còn có chứa các kháng thể có thể giúp bé phòng chống bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Không những vậy, việc cho bé sử dụng các loại thực phẩm khác quá sớm sẽ ảnh hưởng tới hệ dưỡng chất và hệ tiêu hóa của bé, khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé sẽ kém hơn có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng.

Việc chọn thời điểm cai sữa cũng hết sức quan trong, mẹ không nên chỉ phụ thuộc vào yếu tố độ tuổi mà khi cai sữa cho bé, mẹ hãy chọn những thời điểm mà tình trạng thể chất của bé là tốt nhất, tránh những lúc bé bị ốm, hay bé bị suy dinh dưỡng…hay những thời điểm bé đã có khả năng ăn tốt các loại thực phẩm khác và không còn quá phụ thuộc vào sữa mẹ.

Sau khi đã lựa chọn được thời điểm cai sữa phù hợp cho bé, mẹ cần tiến hành cai sữa một cách từ từ bằng việc giảm dần thời gian cữ bú tới việc giảm dần các cữ bú. Vừa giúp mẹ điều chỉnh lại việc tiết sữa, giảm ứ, tắc sữa đồng thời cũng giúp bé làm quen dần với việc bú mẹ ít hơn. Một điều đặc biệt trong giai đoạn cai sữa cho bé, hãy luôn đảm bảo cho bé có được cảm giác yêu thương, gần gũi với mẹ.

Với việc sử dụng các loại thuốc bôi để bé sợ và không dám bú mẹ nữa cần được đảm bảo những thứ đó an toàn với bé, việc sử dụng dầu cay nóng có thể khiến bé bị nhiệt. Nếu sử dụng thuốc bôi hay thuốc uống nào đó để tiêu sữa, mẹ cần hỏi kỹ tư vấn của bác sỹ để đảm bảo an toàn cho bé, không nên sử dụng một cách tùy ý.

Ngoài ra, việc các mẹ vắt sữa hay bóp bớt sữa để giảm căng tức ngực sẽ khiến sữa mẹ về nhiều hơn bởi chúng sẽ kích thích việc tiết sữa mẹ. Mẹ hãy nhớ điều đó nhé.

Kết luận: Việc cai sữa là không hề đơn giản các mẹ ạ. Trước khi cai sữa cho bé, mẹ cần trang bi đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm. Không nên cai sữa một cách đột ngột cho bé và cần tiền hành một cách từ từ. Đồng thời cần đặc biệt quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này, cần bổ sung thêm các món ăn dặm hay các loại sữa công thức để đảm bảo nguồn dinh dưỡng bị thiếu hụt của bé…

Video liên quan

Chủ Đề