Thắt buồng trứng như thế nào

Thắt ống dẫn trứng có ảnh hưởng đến gì nổi tiết không? Thắt ống dẫn trứng là một thủ thuật ngoại khoa và không ảnh hưởng đến nội tiết tố. Vì vậy, sau khi triệt sản bằng phương pháp thắt ống dẫn trứng thì chị em vẫn hành kinh như bình thường nếu chưa đến tuổi mãn kinh và không mắc bệnh lý phụ khoa.

Đối với chuyện “chăn gối” cũng vậy, thắt ống dẫn trứng cũng không gây ảnh hưởng tiêu cực hoặc làm “mất lửa” như nhiều người vẫn nghĩ. Ngược lại, tâm lý của phụ nữ sau khi triệt sản còn thoải mái hơn với “chuyện ấy” vì không còn lo lắng vấn đề mang thai ngoài ý muốn nữa.

>> Đọc thêm: Thắt ống dẫn trứng bao lâu thì quan hệ được?

Phẫu thuật thắt ống dẫn trứng có gây rủi ro không?

Đối với vấn đề thắt ống dẫn trứng có ảnh hưởng gì không, có gây rủi ro sau phẫu thuật không? Bạn có thể yên tâm là phương pháp này rất an toàn và hiếm khi xảy ra rủi ro. Tuy nhiên, vì thắt ống dẫn trứng vẫn là một dạng phẫu thuật nên vẫn có thể tiềm ẩn một số nguy cơ nhất định, bao gồm:

  • Chảy máu hoặc có mủ từ vết mổ hoặc chảy máu bên trong ổ bụng
  • Nếu bị nhiễm trùng có thể gây sốt, vết mổ đau dữ dội, chảy máu, sưng tấy
  • Tác dụng phụ của thuốc gây mê
  • Nôn, buồn nôn, chóng mặt hoặc ngất xỉu sau phẫu thuật
  • Thắt ống dẫn trứng có thể tổn thương các cơ quan khác trong ổ bụng như tử cung, bàng quang, ruột… Rủi ro này thường đến từ thao tác và tay nghề của bác sĩ thực hiện.
  • Dù hiếm gặp nhưng một số trường hợp triệt sản nữ vẫn có thể mang thai, đặc biệt là nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường kể trên sau khi triệt sản thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

>> Hỏi đáp Bác sĩ: Bị tắc ống dẫn trứng có mang thai được không?

Những yếu tố rủi ro khác

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cá nhân mà bạn có thể gặp những rủi ro khác nhau sau khi thắt ống dẫn trứng. Trong đó, nếu đã hoặc đang gặp những vấn đề sau đây thì nguy cơ rủi ro sau phẫu thuật càng cao:

  • Bạn mắc bệnh tiểu đường
  • Thừa cân, béo phì
  • Từng phẫu thuật bụng trước đây
  • Mắc bệnh viêm vùng chậu
  • Mắc các bệnh lý về phổi.

Trong trường hợp cơ thể bạn đã hoặc đang trải qua một trong những tình trạng kể trên thì cách tốt nhất là nên thông báo với bác sĩ trước khi triệt sản. Bạn nên thảo luận kỹ càng hơn với bác sĩ về vấn đề của mình để được tư vấn giải pháp kiểm soát sinh sản phù hợp.

>> Hỏi – Đáp Bác sĩ: Thắt ống dẫn trứng có tháo được không?

Nhìn chung, chị em không cần quá lo lắng vấn đề thắt ống dẫn trứng có ảnh hưởng gì không. Bởi vì theo thống kê thì các vấn đề nghiêm trọng sau khi triệt sản chỉ xảy ra ở khoảng 1/1000 ca triệt sản nữ. Với tỷ lệ rủi ro cực thấp, chị em hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn phương pháp thắt ống dẫn trứng nếu không muốn sinh thêm con trong tương lai. Điều quan trọng hơn là bạn cần lựa chọn được bệnh viện uy tín, đội ngũ bác sĩ tay nghề cao để đảm bảo quá trình triệt sản diễn ra an toàn và giúp bạn tránh thai hiệu quả.

Thắt ống dẫn trứng là biện pháp triệt sản vĩnh viễn ở nữ. Phương pháp an toàn, hiệu quả ngừa thai cao, bác sĩ khuyên thực hiện ở những phụ nữ trên 30 tuổi, có ít nhất hai con khỏe mạnh và con thứ hai trên 3 tuổi.

Trước khi thực hiện biện pháp triệt sản, bác sĩ tư vấn rất kỹ. Thực tế, vẫn có nhiều phụ nữ sau khi thực hiện thắt ống dẫn trứng lại muốn có thai trở lại. Khi đó, họ có thể chọn phương pháp phẫu thuật nối ống dẫn trứng.

Đây là biện pháp duy nhất giúp những phụ nữ đã thắt ống dẫn trứng có khả năng mang thai tự nhiên trở lại. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: thời gian thắt ống dẫn trứng, vị trí nơi vòi trứng bị thắt, độ tuổi người phụ nữ, dự trữ buồng trứng. Nếu thời gian thắt ống dẫn trứng lâu, tỷ lệ có con tự nhiên trở lại sau phẫu thuật nối ống dẫn trứng thấp. Ở phụ nữ càng lớn tuổi, khả năng có con thấp.

Hiện nay, độ tuổi thích hợp để nối ống dẫn trứng nhằm tiếp tục sinh con là dưới 40. Người muốn phẫu thuật nối ống dẫn trứng phải đáp ứng điều kiện không có tổn thương ứ dịch tại buồng trứng. Ngoài ra, tái thông ống dẫn trứng phù hợp nhất với những phụ nữ chỉ cắt bỏ một phần nhỏ của ống dẫn trứng; dùng phương pháp thắt ống bằng vòng hoặc kẹp; tiến hành thủ thuật thắt ống dẫn trứng ngay sau lần sinh con cuối cùng.

Ngoài ra, nối ống dẫn trứng là kỹ thuật vi phẫu rất khó, phức tạp, đòi hỏi thực hiện với bác sĩ phẫu thuật viên giàu kinh nghiệm, máy móc trang thiết bị hiện đại. Nếu đủ tiêu chí phẫu thuật tái thông buồng trứng, người bệnh sẽ được gây mê toàn thân trong suốt quá trình phẫu thuật.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ luồn thiết bị nội soi qua rốn của bệnh nhân, vào khu vực xương chậu để quan sát ống dẫn trứng, quyết định có thể tái thông không. Nếu người bệnh có khả năng phục hồi ống dẫn trứng cao, bác sĩ sẽ rạch "đường cắt bikini". Sau đó, chuyên gia sử dụng kính hiển vi gắn vào đầu ống nội soi. Tất cả các clip hoặc vòng đang kẹp và thắt vòi trứng sẽ được tháo ra. Sau đó, các đầu của ống dẫn trứng nối lại với tử cung bằng những mũi khâu rất nhỏ.

Dự kiến, sau phẫu thuật tái thông vòi trứng, phụ nữ có thể kiêng quan hệ tình dục trong 2 tháng, để đường dẫn trứng hoạt động ổn định. Nhiều nghiên cứu báo cáo, việc phẫu thuật nối ống dẫn trứng tốn kém chi phí, nhưng hiệu quả mang thai tự nhiên không cao. Do đó, phụ nữ từng thắt ống dẫn trứng muốn có thai trở lại có thể chọn phương pháp thụ tinh uống nghiệm thay thế phẫu thuật tái thông vòi trứng.