Thái hậu thời gia khánh đế là ai

Trên thực tế, khi nhắc đến vị Hoàng hậu tại vị lâu nhất ở triều nhà Thanh, không ít người nghĩ rằng đó là Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị của Hoàng đế Gia Khánh hoặc là Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu Diệp Hách Na Lạp thị của Hoàng đế Quang Tự. Nhưng rốt cuộc trong 2 vị này, ai mới thật sự là người giữ vị trí Hoàng hậu lâu nhất trong lịch sử nhà Thanh?

Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị đã giữ vị trí trung cung từ tháng giêng năm Gia Khánh thứ 6 đến tháng 7 năm Gia Khánh thứ 25, tổng cộng 19 năm 7 tháng.

Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu Diệp Hách Na Lạp thị và Hoàng đế Quang Tự cử hành đại hôn vào tháng giêng năm Quang Tự thứ 15. Đến khi Hoàng đế băng hà vào tháng 10 năm Quang Tự thứ 34, bà đã giữ vị trí Hoàng hậu trong 19 năm 10 tháng. 

Xét về thời gian, Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu Diệp Hách Na Lạp thị chính là vị Hoàng hậu có thời gian tại vị lâu nhất triều Thanh. 

Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu Diệp Hách Na Lạp thị xuất thân từ Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, là con gái của Phó Đô thống Quế Tường, cháu ruột của Từ Hi Thái hậu. Nói cách khác, bà là chị họ của Hoàng đế Quang Tự, bà lớn hơn Hoàng đế Quang Tự 3 tuổi.

Có thể nói, cuộc đời của Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu tương đối bi thảm, bà không thể làm chủ bản thân, phải sống dưới sự thao túng của kẻ khác. 

Ảnh minh họa.

 Năm Quang Tự thứ 11, Từ Hi Thái hậu bắt đầu chọn lựa Hoàng hậu cho Hoàng đế Quang Tự. Nữ nhân này chắc chắn phải đến từ gia tộc của Từ Hi Thái hậu, không những ngoan hiền mà còn phải dễ dàng kiểm soát. 

Trong lần tuyển tú năm đó, 8 tú nữ đến vòng cuối cùng là: Diệp Hách Na Lạp thị [con gái của Quế Tường, sau là Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu]; Tha Tháp Lạp thị [con gái của Trường Tự, sau là Cẩn phi]; Tha Tháp Lạp thị [con gái của Trường Tự, em gái Cẩn phi, sau là Trân phi]; Diệp Hách Na Lạp thị [con gái của Phật Hựu, em họ của Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu, sau được chỉ hôn cho Phổ Luân]; Phú Sát thị [con gái của Phong Tú, em gái của Mục Tông Tuệ phi của Hoàng đế Đồng Trị]; hai chị em Phú Sát thị [con gái của Đức Hinh] và Phí Mạc thị [con gái của Chí Nhan]. 

Tuy nhiên, Hoàng đế Quang Tự đã say đắm con gái lớn của Đức Hinh từ lần đầu tiên nhìn thấy. Hoàng đế muốn giao ngọc như ý cho nữ nhân này nhưng đã bị Từ Hi Thái hậu ngăn cản. Dưới áp lực của Từ Hi Thái hậu, Hoàng đế không còn cách nào khác là phải chọn chị họ Diệp Hách Na Lạp thị làm Hoàng hậu.

Ngoài Diệp Hách Na Lạp thị thì trong đợt tuyển tú năm đó còn có 2 nữ nhân khác được chọn nhập cung là hai chị em Tha Tháp Lạp thị, tức là Cẩn phi và Trân phi sau này. 

Ảnh minh họa.

 Tháng 7 năm Quang Tự thứ 15, Hoàng đế Quang Tự cử hành đại hôn. Trên thực tế, trong lòng Hoàng đế hiểu rõ, vị Hoàng hậu mà Từ Hi Thái hậu chọn chỉ là một con cờ với tác dụng theo dõi mình. Hơn nữa, tướng mạo của Diệp Hách Na Lạp thị cũng không quá ưa nhìn, tính tình vừa bảo thủ vừa nhu nhược, không có chính kiến, là mẫu người phụ nữ phong kiến điển hình.

Do đó Hoàng đế không hề muốn ở cạnh nữ nhân này một chút nào, ông luôn lấy cớ sức khỏe yếu để xa lánh Hoàng hậu. Nhưng ngược lại vẫn luôn sủng ái những nữ nhân khác, đặc biệt là Trân phi. Điều này đã khiến Diệp Hách Na Lạp thị vô cùng tổn thương. 

Trong các buổi yến tiệc hoàng gia, Diệp Hách Na Lạp thị không thể có được uy quyền vốn có của một vị Hoàng hậu. 

Năm Quang Tự thứ 34, Hoàng đế băng hà, Phổ Nghi lên ngôi, tức Hoàng đế Tuyên Thống. Diệp Hách Na Lạp thị được tấn tôn thành Thái hậu, huy hiệu là Long Dụ Thái hậu. 

Năm 1912, triều Thanh kết thúc khi Long Dụ Thái hậu thay mặt Phổ Nghi ký hiệp ước thoái vị, nhưng hoàng tộc vẫn được sống trong nội đình Tử Cấm Thành. Lúc đó, gánh nặng tâm lý của Long Dụ Thái hậu đã khiến sức khỏe của bà ngày càng kiệt quệ. Năm Dân Quốc thứ 2, Long Dụ Thái hậu qua đời sau một cơn bạo bệnh ở tuổi 45.

PV [Theo Pháp luật và Bạn đọc]

Càn Long Đế, húy là Ái Tân Giác La Hoằng Lịch [1711 - 1799]. Ông không chỉ nổi tiếng trong lịch sử với tài trị nước, mà còn được biết có nhiều phi tần sở hữu nhan sắc "chim sa cá lặn", làm say đắm lòng người.

Khi Càn Long tại vị, một vị quan là Lang Thế Ninh khi vào cung từng thấy cảnh vua cùng các phi tần vui đùa. Càn Long liền hỏi ông: “Khanh thấy trong các nàng ai là đẹp nhất?”. Lang Thế Ninh đỏ mặt trả lời: “Phi tần của Hoàng thượng vị nào cũng đẹp”. Sau đó, Lang Thế Ninh phụng mệnh vua vẽ lại bức họa của 11 vị phi tần, đặt tên là: “Tâm viết trì bình”. Càn Long sau khi xem qua các bức họa 3 lần đã cho người cất vào hộp kín, ra lệnh ai dám lén xem sẽ bị lăng trì xử tử.

HIẾU HIỀN THUẦN HOÀNG HẬU PHÚ SÁT THỊ

Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu Phú Sát Thị là thê tử nguyên phối của Càn Long khi ông còn là Hoàng tử. Hoàng hậu là người gốc Mãn tộc. Phụ thân Phú Sát thị là tổng quản Lý Vinh Bảo, em trai ruột là Đại học sỹ Phó Hằng.

Phú Sát thị sinh vào ngày 22/2 năm Khang Hy thứ 51 [1712] âm lịch. Vào năm Ung Chính thứ năm [1727], bà chỉ hôn cho hoàng tử thứ tư Ái Tân Giác La Hoằng Lịch [Càn Long] khi mới vừa tròn 16 tuổi. Năm bà 25 tuổi, thái tử Hoằng Lịch đăng cơ, Phú Sát thị lên ngôi hoàng hậu, hai năm sau, lễ tấn phong được cử hành chính thức.

Bức chân dung của hoàng hậu Phú Sát Thị được Họa viện vẽ trong vòng một năm kể từ ngày bà được tấn phong [26 tuổi].

Phú Sát Hoàng hậu nổi tiếng hiền hậu, sinh được 4 người con: 2 hoàng tử và 2 công chúa. Tuy nhiên, chỉ có một công chúa còn sống và được Càn Long sắc phong. Những người con còn lại của bà đều qua đời từ khi còn nhỏ.

Tháng 2 năm Càn Long thứ 13, Càn Long phụng mệnh Thái hậu dẫn theo hoàng hậu đi tuần Giang Nam. Tuy nhiên trong chuyến đi này, Hoàng hậu đột ngột lâm bệnh nặng và qua đời ở tuổi 37.

TUỆ HIỀN HOÀNG QUÝ PHI CAO THỊ

Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao Thị [? - 25/2/1745] xuất thân tầng lớp Bao y, thuộc Tương Hoàng kỳ, thế cư Liêu Dương, nhập kì thủy tổ tên gọi là Cao Danh Tuyển, cũng là cao tổ phụ của bà.

Cha của Tuệ Hiền Hoàng quý phi là Đại học sĩ Cao Bân, con trai thứ hai của Diễn Trung, ở triều Ung Chính làm đến Tổng đốc Hà Đạo. Sang triều Càn Long thăng làm Đại học sĩ.

Cao thị nhập phủ Càn Long khi ông còn là Bảo thân vương, ban đầu được phong chứ “Sở nữ”, sau này được tấn phong làm Trắc phúc tấn [vợ lẽ]. Đến tháng 12 năm Càn Long thứ 2 [1737], bà được tấn phong làm Quý phi. Bức chân dung của bà cũng được vẽ trong khoảng thời gian này.

Ngày 26/1 năm Càn Long thứ mười hai [1745], bà được truy phong là “Hoàng Quý phi”, thụy hiệu “Tuệ Hiền”.

Ngày 17/10 năm Càn Long thứ 17 [1752], cùng với Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, Tuệ Hiền Hoàng Quý phi được an táng trong Lăng Vân Linh [Đông Lăng].

THUẦN HUỆ HOÀNG QUÝ PHI TÔ THỊ

Thuần Huệ Hoàng quý phi Tô thị, còn gọi là Tô Giai thị. Bà là con gái của Tô Triệu Nam. Bà sinh vào ngày 21 tháng 5 năm Khang Hy thứ năm mươi ba [1713], sau này đến tuổi trưởng thành mới vào hầu hạ Càn Long.

Sau khi đăng cơ, Càn Long sắc phong bà là “Thuần tần”. Tháng 12 năm Càn Long thứ 2, Tô Giai thị được sắc phong làm “Thuần phi”. Bức họa chân dung của bà được vẽ sau khi tấn phong.

Tô Giai thị sinh được hai hoàng tử và một công chúa. Con trai thừa tự của bà là hoàng tử Vĩnh Dung, người giỏi thi thơ, hội họa, rành thiên văn, toán học. Con gái duy nhất của bà sau này được gả cho cháu ruột của Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu là Thượng thư Phước Long An.

Tháng 11 năm Càn Long thứ 10, Thuần phi được tấn phong làm Quý phi. Vào tháng 4 năm Càn Long thứ 25, bà tiếp tục được phong làm Hoàng Quý phi. Cũng trong năm đó, Thuần Huệ Hoàng Quý phi qua đời, hưởng thọ 48 tuổi.

Năm Càn Long thứ 27 [1762], ngày 2 tháng 11, Thuần Huệ Hoàng quý phi được an táng tại Phi viên tẩm của Dụ lăng, còn gọi là Thuần Huệ Hoàng quý phi viên tẩm. Càn Long Đế không muốn bà chịu thiệt, nên đặc biệt cho xây dựng viên tẩm một tòa Minh lâu ngói màu lục, còn dựng văn bia trước mộ.

THỤC GIA HOÀNG QUÝ PHI KIM THỊ

Thục Gia Hoàng Quý phi Kim thị [25/7/1713 - 15/11/1755], xuất thân Chính Hoàng kỳ Bao y, là hậu duệ một gia tộc người Triều Tiên, nguyên gốc hiện ở Nghĩa Châu. Bà là con gái của Thượng Tứ Viện Khanh Kim Tam Bảo, em gái của Lễ Bộ Thượng thư Kim Giản.

Cũng như Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao thị, lúc đầu gia đình bà cũng xuất thân là “bao y” thấp kém, sau này được được ban họ Kim Giai, nhập tịch vào Mãn tộc.

Khi mới vào cung, Kim thị được phong làm Quý nhân. Tháng 12 năm Càn Long thứ 2 [1737] bà được phong là “Gia tần”. Năm Càn Long thứ 4, Kim thị hạ sinh tứ Hoàng tử Vĩnh Thành. Sau đó, vào tháng năm Càn Long thứ 6, bà được tấn phong làm “Gia phi”. Bức họa chân dung của bà cũng được vẽ vào thời điểm tấn phong này.

Năm Càn Long thứ 11 [1746], Gia phi tiếp tục hạ sinh bát hoàng tử. Sau đó một năm, Cửu Hoàng tử lại ra đời. Vào năm Càn Long thứ 13 [1748], bà được tấn phong làm “Gia Quý phi”. Sau đó vào năm Càn Long thứ mười bảy [1751], bà sinh hạ Thập nhất Hoàng tử. 

Năm Càn Long thứ 20 [1755], ngày 15 tháng 11 [âm lịch], Gia Quý phi Kim thị lâm trọng bệnh và qua đời, hưởng niên 42 tuổi.

Ngày 16 tháng 11 cùng năm, theo ý chỉ của Sùng Khánh Hoàng thái hậu, Gia Quý phi được truy phong thành Hoàng quý phi. Ngày 17 tháng 11, sách truy thụy hiệu là Thục Gia Hoàng quý phi, sang tháng 12 thì khiển quan tế cáo Thái miếu và Phụng Tiên điện. Theo Hồng xưng thông dụng của Nội vụ phủ, "Thục" có âm Mãn là "Nemgiyen", có nghĩa là "dịu dàng", "uyển thuận". Kim quan của bà tạm an ở Tĩnh An trang. Năm thứ 22 [1757], ngày 2 tháng 11, kim quan của Thục Gia Hoàng quý phi được an táng vào địa cung của Dụ lăng, Thanh Đông lăng.

Bà là 1 trong 5 hậu phi được an táng ở Dụ lăng cùng Càn Long Đế, bên cạnh Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu, Tuệ Hiền Hoàng quý phi và Triết Mẫn Hoàng quý phi. Thần bài của bà được đặt ở Tây Noãn các trong Long Ân điện, phía Tây bài vị của Tuệ Hiền Hoàng quý phi [ở giữa Noãn các], và phía Đông là bài vị của Triết Mẫn Hoàng quý phi.

HIẾU NGHI THUẦN HOÀNG HẬU NGỤY THỊ

Lệnh Ý Hoàng quý phi - tức Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu Ngụy thị [23/10/1727 - 28/2/1775] là con gái của Nội quản Ngụy Thanh Thái. Gia tộc của bà vốn xuất thân từ Hán tộc, cũng là “bao y”. Sau khi nhập tộc Mãn Châu, gia tộc Ngụy thị được đổi thành Ngụy Giai thị.

Bà là sinh mẫu của Thanh Nhân Tông Gia Khánh Đế. Trong lịch sử hậu cung, Lệnh Ý Hoàng quý phi là phi tần sinh nhiều con nhất cho Càn Long Đế và con số này cũng thuộc hàng nhiều nhất so với một số hậu phi khác của nhà Thanh. Bà chưa từng được phong Hoàng hậu khi còn sống, danh phận cao nhất của bà là Hoàng quý phi. Sau này con trai bà được chọn làm Trữ quân, với tư cách là mẹ đẻ của Tân đế, bà được truy phong Hoàng hậu.

Năm 1745, Ngụy thị nhập cung làm Quý nhân. Tháng 11 năm Càn Long thứ 10 được phong làm “Lệnh tần”. Tháng 4 năm Càn Long thứ 14 [1749], bà được tấn phong là “Lệnh phi”. Bức chân dung của bà cũng được vẽ vào thời điểm này.

Tiếp đó vào năm Càn Long thứ 30, Ngụy thị lại được tấn phong làm “Hoàng Quý phi”. Kể từ sau khi Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu qua đời, Càn Long không hề lập Hoàng hậu. Chính vì vậy, Hoàng Quý phi chính là người cai quản tam cung lục viện.

Hoàng Quý phi Ngụy thị sinh được sáu người con. Hoàng tử Ngung Diễm [Hoàng đế Gia Khánh] là một trong số đó.

Bà mất vào ngày 29/1 năm Càn Long thứ 40 [1775], hưởng thọ 49 tuổi, thụy hiệu là Lệnh Ý Hoàng Quý phi. Theo ghi nhận chính thống, Lệnh Ý Hoàng quý phi Ngụy thị là người thứ 5 và cũng là người cuối cùng được phụ táng cùng với Càn Long Đế tại địa cung, nằm ở phía bên phải Đế quan của Hoàng đế. Đặc biệt, Càn Long Đế còn ra lệnh tăng lượng văn vật bồi táng thêm 18 kiện so với đãi ngộ thông thường cho bà. 

Tháng 9 năm Càn Long thứ 60, Ngung Diễm được sắc phong làm Hoàng thái tử. Tháng 10 năm đó, Lệnh Ý Hoàng Quý phi Ngụy thị được truy phong là Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu.

THƯ PHI DIỆP HÁCH LẠP THỊ

Thư phi Diệp Hách Lạp thị [1 tháng 6/1728 - 30/5/1777] là người tộc Mãn Châu, xuất thân từ Diệp Hách Na Lạp thị thuộc Mãn Châu Chính Hoàng kỳ, là người thuộc dòng dõi của Diệp Hách Bối lặc Kim Đài Cát - anh trai của Hiếu Từ Cao Hoàng hậu Diệp Hách Na Lạp thị, mẹ sinh của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực.

Thân phụ của Thư phi là Nạp Lan Vĩnh Thụy, làm đến Thị lang; mẹ là Quan thị, con gái Hán quân Chính Hoàng kỳ Phó đô thống Hàm Thái Công.

Vào năm Càn Long thứ 14, Diệp Hách Lạp thị nhập cung làm Quý nhân. Tháng 11 cùng năm, bà được sắc phong làm “Thư tần”. Đến tháng 4 năm Càn Long thứ 14, Diệp Hách Lạp thị được tấn phong làm “Thư phi”. Bức chân dung của bà cũng được vẽ vào thời điểm này.

Năm Càn Long thứ 16 [1751], ngày 19 tháng 5, bà sinh Hoàng thập tử ở Thừa Càn cung. Hoàng tử nhanh chóng mất vào ngày 7 tháng 6 năm Càn Long thứ 18 [1753], chỉ được 3 tuổi. An táng vào mộ phần của Đoan Tuệ Hoàng thái tử Vĩnh Liễn, tức Đoan Tuệ Hoàng thái tử viên tẩm.

Năm Càn Long thứ 42 [1777], ngày 30 tháng 5, Thư phi Diệp Hách Lặc thị qua đời, hưởng thọ 48 tuổi. Trong thời gian cuối, bà trú tại Vĩnh Thọ cung. Tang nghi của bà được Càn Long Đế phái Lục a ca Vĩnh Dung, Thập nhất a ca Vĩnh Tinh, Miên Ức [con của Vinh Thân vương Vĩnh Kỳ], Miên Thông [con trai thứ ba của Vĩnh Tinh] và Trát Lan Thái đến chịu tang. Cũng phái Lục a ca cùng Trang Thân vương Vĩnh Thường xử lý tang nghi.

Càn Long Đế dụ rằng: Thư phi tang sự. Ngự tiền đại thần, Thị vệ, Kiền Thanh Môn thị vệ, cùng Nội đình hành tẩu đại thần quan viên, sau Sơ tế thì cắt tóc. Thành phục A ca, Vương công đại thần thị vệ, cùng Chấp sự nhân viên, sau Đại tế cởi phục. Thập nhất a ca, sau đại tế cởi phục. Tháng tám, chính trực vạn thọ chi kỳ. Ngày 27 tháng 9, đều cắt tóc. Bà được chôn cất tại Phi viên tẩm trong Dụ lăng, Thanh Đông lăng.

KHÁNH CUNG HOÀNG QUÝ PHI LỤC THỊ

Khánh Cung Hoàng quý phi [12/8/1724 - 21/8/1774] xuất thân dòng dõi một gia đình thường dân, không chức vụ lẫn tước vị nên không có phân kỳ. Bà sinh vào ngày 24 tháng 6 [âm lịch] năm Ung Chính thứ 2 [1724].

Bà được biết đến là dưỡng mẫu của Thanh Nhân Tông Gia Khánh Đế, người kế vị Càn Long Đế. Vì công ơn đó, dù chưa từng là Hoàng quý phi, bà vẫn được Gia Khánh Đế ra chỉ truy phong ngay sau khi Thái thượng hoàng Càn Long băng hà.

Vào năm Càn Long thứ 5, Lục thị nhập cung, được phong làm Quý nhân. Đến tháng 6 năm Càn Long thứ 16 [1740] được phong “Khánh tần”. Bức họa chân dung của bà được vẽ vào thời điểm này.

Năm Càn Long thứ 24 [1759], Lục thị được tấn phong làm “Khánh phi”. Bà được phong làm “Khánh Quý phi” vào năm Càn Long thứ 33. Vào thời điểm này, Khánh Quý phi địa vị chỉ dưới Hoàng quý phi Ngụy thị, bà cũng được Càn Long Đế giao nuôi dưỡng con trai lớn nhất của Hoàng quý phi Ngụy thị là Vĩnh Diễm, tương lai chính là Gia Khánh Hoàng đế. Đối với Khánh Quý phi, Càn Long Đế rất là quan tâm, thường xuyên đưa bà cùng đi du tuần. Theo những ghi chép về số lượng người đi theo Càn Long Đế thường xuyên, thì Khánh Quý phi còn được bồi giá nhiều hơn cả Hoàng quý phi, và tương đương với Dung phi. Khi Khánh Quý phi lâm bệnh liền 3 năm, Càn Long Đế luôn tìm lang y trong dân gian nhưng vẫn không khỏi, vì thế ông bố trí cho bà ở hoa viên nhỏ bên trong Thần Vũ môn để an dưỡng. Đến khi Khánh Quý phi bệnh tình nguy kịch, Càn Long Đế đang trú nắng ở Tị Thử Sơn Trang lập tức phái người đến thăm hỏi.

Năm Càn Long thứ 39 [1774 ], bà qua đời, thọ 51 tuổi. Khi bà mất, tang lễ được tổ chức vô cùng long trọng. Năm Gia Khánh thứ 4 [1799], ngày 4 tháng 1 [âm lịch], sau khi Càn Long Thái Thượng hoàng băng hà, vì có công ơn nuôi dưỡng, Khánh Quý phi Lục thị được Gia Khánh Đế truy phong thành Khánh Cung Hoàng quý phi.

DĨNH QUÝ PHI BA LÂM THỊ

Dĩnh Quý phi Ba Lâm thị [7/3/1731 - 14/3/1800], xuất thân Mông Cổ Tương Hồng kỳ. Bà là con gái của Đô đốc Nạp Thân.

Lâm thị nhập cung khi Càn Long mới lên ngôi, được sắc phong là “Dĩnh tần” vào năm Càn Long thứ 16 [1751]. Năm Càn Long thứ 24 [1759], bà được tấn phong là “Dĩnh phi”. Vào năm Gia Khánh 13 [1798], Thái thượng hoàng Càn Long ra chiếu chỉ: “Dĩnh phi tại vị lâu năm, lại quá tuổi thất tuần, nên tấn phong làm Quý phi”. Sau này, Gia Khánh hoàng đế tôn bà là “Dĩnh Quý thái phi”, ở tại Khang Cung.

Năm Gia Khánh thứ 5, em trai của Hoàng đế Gia Khánh là Ái Tân Giác La Vĩnh Lân một mình tổ chức thọ thần cho Dĩnh Quý phi. Vì không có con cái, lại một mình đơn độc trong thâm cung đã lâu, Lâm thị rất vui. Tuy nhiên Hoàng đế nổi giận, gọi em trai tới trách mắng vì hành vi tự tung tự tác. Chính vì điều này, mà thọ thần 70 của Dĩnh Quý phi cũng trở nên nặng nề. 20 ngày sau đó, tức ngày 19 tháng 2 [âm lịch], Dĩnh Quý phi qua đời, thọ 70 tuổi. Năm Gia Khánh thứ 6 [1801], ngày 13 tháng 2 [âm lịch], bà được an táng tại Phi viên tẩm trong Dụ lăng, Thanh Đông lăng.

HÃN QUÝ PHI ĐỚI GIAI THỊ

Hãn Quý phi Đới Giai thị [29/5/? - 28/4/1764] xuất thân từ gia tộc danh giá Đới Giai thị thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Thân phụ Tổng đốc Na Tô Đồ, một vị quan nổi tiếng thanh liêm, chính trực, là trọng thần dưới 2 triều Ung Chính và Càn Long. Ông từng nhiều lần được bổ nhiệm các chức quan lớn như Thượng thư, Tổng đốc.

Vào năm Càn Long thứ 18 [1754], Đới Giai thị nhập cung. Đến năm Càn Long thứ 19, bà được tấn phong làm “Hãn tần”. Đến năm Càn Long thứ 28 [1763], bà được tấn phong làm “Hãn phi”. Tài liệu của Nội vụ phủ chép lại, tháng 12 cùng năm đó, vì Hãn phi đang mang long thai nên được gia tăng lượng than sưởi. Còn theo hồ sơ của Kính sự phòng, tháng 2 năm Càn Long thứ 29 [1764], bổ sung thêm 2 bà đỡ và 1 thái y. Không ngờ, Hãn phi mất đột ngột vào giờ Thân ngày 28 tháng 4 năm Càn Long thứ 29 [1764]. Lần theo các mốc thời gian, nhiều khả năng vì bà có thai nên được phong Phi nhưng chưa kịp sinh con đã ngã bệnh qua đời, một xác hai mạng. Hãn phi cũng không đợi được đến ngày đại lễ tấn phong, dù kim sách và kim bảo đã hoàn thành.

Hoàng đế ngừng triều 5 ngày, ra lệnh ghi thêm 2 chữ "Quý phi" vào sách lụa trước kim quan và dùng nghi lễ của Quý phi để an táng bà. Năm Càn Long thứ 30 [1765], ngày 22 tháng 2 [âm lịch], kim quan của Hãn Quý phi được dời đi an táng tại Dụ lăng Phi viên tẩm, cùng với Thận tần Bái Nhĩ Cát Tư thị và Phúc Quý nhân.

Cùng với 11 vị hậu phi khác, Hãn Quý phi Đới Giai thị được Càn Long sai người họa lại chân dung, lưu trong tập tranh Tâm tả trị bình, hoàn thành vào năm Càn Long thứ 41. Bức vẽ của bà được thực hiện vào năm Càn Long thứ 19, sau lễ sắc phong Tần. Điều này chứng tỏ Hãn Quý phi hẳn có được vị trí không nhỏ trong lòng Càn Long Đế.

ĐÔN PHI UÔNG THỊ

Đôn phi Uông thị [27/3/1746 - 6/3/1806], xuất thân Bao y thuộc Chính Bạch kỳ. Tổ phụ là Tái Tất Đồ, cha của bà là Đô thống Tứ Cách, đương khi ấy làm Tổng quản ở Nội vụ phủ. 

Ngày 18/10 năm Càn Long thứ 28 [1763], Uông thị nhập cung, được phong là “Vĩnh thường tại”. Khi đó bà mới 17 tuổi, còn Hoàng đế đã 52 tuổi. Năm Càn Long thứ 36 [1771], bà được tấn phong là “Vĩnh Quý nhân”, sau đó là “Vĩnh tần”. 3 năm sau, bà được tấn phong là “Đôn phi”. Theo Hồng xưng thông dụng, "Đôn" của Uông thị có Mãn văn là "JingjI", có nghĩa là "ổn trọng". Bức họa chân dung của bà cũng được vẽ vào thời điểm này.

Năm Càn Long thứ 40, Đôn phi hạ sinh Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa - công chúa thứ 11 của Càn Long.Càn Long Đế rất yêu thương công chúa và ông càng sủng ái Uông thị. Cùng năm áy tháng 8, đại phu Trần Thế Quan chẩn bệnh Đôn phi mang thai. Năm thứ 41 [1776], ngày 22 tháng 4 [âm lịch], Hiệp bạn Đại học sĩ Anh Liêm dẫn xem mạch cho Đôn phi cùng Thuận phi. Ngày 28 tháng 4, đại phu Trần Thế Quan cùng La Hành thỉnh Đôn phi đã mang thai đủ tháng, nhưng hỉ mạch không sung thịnh. Đến ngày 28 tháng 5 cùng năm, xác định Đôn phi không mang thai.

Năm Càn Long thứ 43 [1778], Đôn phi Uông thị đã đánh đập một cách nặng nề người hầu chỉ vì một sai lầm nhỏ và và người hầu đã chết vì vết thương quá nặng. Giết người là một tội rất nghiêm trọng đối với luật pháp nhà Thanh, mà cung nữ đều xuất thân Thượng tam kỳ Bao y, có luật pháp bảo hộ, nên Đôn phi Uông thị cũng bị trừng phạt rất nặng vì việc này. Tuy nhiên, tính đến Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa sẽ bị ảnh hưởng nếu mẹ công chúa bị trừng phạt, cho nên Càn Long Đế đã giáng chức Uông thị xuống là Đôn tần. 

Năm Càn Long thứ 45 [1780], Uông thị đã phục hồi lại phong hiệu của mình là Đôn phi, tuy nhiên đã bị Càn Long Đế ghẻ lạnh.

Năm Gia Khánh nguyên niên [1796], tháng 11, Đôn phi chậm trễ thỉnh an Thái thượng hoàng, bị ra chỉ trách cứ: "Đôn phi chậm trễ thỉnh an, lệ thưởng hằng năm 200 thỏi bạc cũng miễn đi!". Năm Gia Khánh thứ 11 [1806], ngày 17 tháng 1 [tức ngày 6 tháng 3 dương lịch], Đôn phi Uông thị qua đời, hưởng thọ 60 tuổi. Năm sau [1807], ngày 3 tháng 11 [âm lịch], bà được mai táng tại Phi viên tẩm của Dụ lăng, Thanh Đông lăng.

THUẬN QUÝ NHÂN HỮU NỘ LỘC THỊ

Thuận Quý nhân Nữu Hỗ Lộc thị [1748 - 1788], xuất thân thuộc gia tộc Nữu Hỗ Lộc của Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, dòng dõi Hoằng Nghị công Ngạch Diệc Đô. Gia tộc của bà hết sức tôn quý, Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu của Khang Hi Đế là cô tổ mẫu của bà. Bà có một cháu gái trong họ cũng là phi tần của Càn Long Đế, tức Thành tần.

Năm Càn Long thứ 31 [1766], ngày 26 tháng 6 [âm lịch], Nữu Hỗ Lộc thị khi 18 tuổi nhập cung, hiệu Thường Quý nhân. Năm Càn Long thứ 33 [1768], Nữu Hỗ Lộc thị được thăng lên là Thuận tần. Đến năm Càn Long thứ 41 [1776], bà được thăng lên Thuận phi. Bức chân dung của bà được vẽ vào thời điểm phong phi.

Năm Càn Long thứ 53 [1788], ngày 9 tháng 1, Tổng quản Thái giám Vương Thừa Nghĩa truyền chỉ: "Tương Thuận phi hàng vi Tần, kỳ Phi phân sách, ấn triệt xuất, giao Nội vụ phủ đại thần". Sang ngày 25 tháng 1 lại truyền chỉ dụ tiếp: "Tương Thuận tần hàng vi Quý nhân, kỳ Tần phân sách, ấn triệt xuất, giao Nội vụ phủ đại thần". Theo đó, Nữu Hỗ Lộc thị đã bị hạ bậc từ Thuận phi xuống thành Quý nhân mà không rõ lý do. Cùng năm đó, Thuận Quý nhân qua đời, hưởng thọ 41 tuổi. Năm Càn Long thứ 55 [1790], ngày 18 tháng 12 [âm lịch], Thuận Quý nhân được an táng tại Phi viên tẩm của Dụ lăng, Thanh Đông lăng.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành "liều thuốc" kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một quốc gia đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành Viet Viet Tourism nhé!

Video liên quan

Chủ Đề