Câu Phật hiệu là gì

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Tất Cả Vì Phật Pháp is on Facebook. To connect with Tất Cả Vì Phật Pháp, join Facebook today.

Tất Cả Vì Phật Pháp is on Facebook. To connect with Tất Cả Vì Phật Pháp, join Facebook today.

Khi niệm Phật, mọi người thường niệm "Nam mô A Di Đà Phật". Vậy ý nghĩa của câu niệm Phật hiệu này là gì?

Nam-mô A-di-đà Phật! Sáu chữ Hồng Danh xưng niệm Phật hiệu đã trở thành câu niệm Phật quen thuộc và phổ biến rất rộng rãi trong giới Phật tử xuất gia cũng như cư sĩ tại gia. Mức độ thông dụng trong sinh hoạt hàng ngày chứng tỏ lòng tín niệm của Phật tử thể hiện ở câu chào khi gặp nhau gồm có bốn chữ A-di-đà Phật!

Thông thường, Nam Mô A Di Đà Phật có nghĩa như sau: 

Nam Mô ở đây có 6 nghĩa: kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng.

A: Có nghĩa là Vô, Không

Di Đà: Nghĩa là lượng

Phật: Người Giác ngộ

Vậy Nam Mô A Di Đà Phật là: Kính lễ đấng Giác ngộ vô lượng hoặc cũng có nghĩa là: Con quay về nương tựa vào đấng Giác ngộ vô lượng.

Đây là câu niệm Phật của những người tu theo pháp môn Tịnh Độ. Trong Thập Lục Quán Kinh Phật dạy: nếu chúng sinh nào niệm một lần danh hiệu của Phật A Di Đà sẽ tiêu được 8 muôn ức kiếp tội nặng.

Về mặt giáo lý, đây là pháp trì danh niệm Phật trong Tịnh-Ðộ tông được tín hành nhiều nhất, ngắn gọn dễ dàng tu tập nhất , thích hợp với tất cả mọi tầng lớp tín đồ không phân biệt thượng, trung hay hạ căn, trí huệ cao hay thấp, nghiệp chướng nặng hay nhẹ, chỉ cần hành giả trì danh nhất tâm tín nguyện, không thối chuyển cho đến khi mệnh chung sẽ được vãng sanh, Phật A-di-đà và thánh chúng tiếp dẫn về Tây phương Cực Lạc.

Hiện nay, các Phật tử thường dùng câu niệm Phật này để chào nhau, tuy là một câu có 6 chữ ngắn gọn, nhưng nó hàm chứa một tính lễ độ và một sự nhắc nhở cho nhau để thánh hóa tâm hồn mình, qua Hồng danh của Đức Phật A Di Đà.

Niệm A di đà là một cách tu, nhanh chóng, dễ dàng, dựa vào tha lực, và đại nguyện của Đức Phật A di đà, bằng cách nhất tâm niệm danh hiệu của Ngài : "Nam mô A di đà Phật", để trau dồi đức hạnh và xoa dịu những khổ đau cho mình và những người chung quanh trong cuộc sống mỗi ngày.

Phương pháp tu đơn giản này cũng là phương tiện hữu hiệu giúp cho sự tự lực của chính mình thoát khỏi những hố sâu của tội lỗi, bằng  việc tự chánh niệm. Bởi vì Chánh niệm là ánh sáng tỉnh thức để giúp cho tâm, thấy, biết, nhận định, được ý nghĩa tốt đẹp của sự sống, bằng cách biết sống đạo đức, qua bốn đức tính Từ, Bi, Hỷ, Xả sẳn có trong lòng mỗi người.

Khi niệm Phật hiệu, cần thành tâm niệm, chuyên tâm niệm, không mong cầu sẽ thành Phật hay không thành Phật, cũng không mong cầu sẽ được vãng sinh hay không vãng sinh. Khi niệm Phật hiệu đã chuyên nhất, nhất tâm bất loạn rồi, một niệm thay vạn niệm, trong đầu không còn ý nghĩ gì khác, thì câu niệm Phật hiệu mới chấn động đến thế giới Tây phương Cực Lạc của Phật A Di Đà, thì mới được Ngài tiếp dẫn vãng sinh vào cõi Cực Lạc. Mà để đạt được niệm Phật hiệu nhất tâm bất loạn là công phu tu trì lâu dài, luôn luôn giữ giới, tu tâm, từ bỏ mọi ý nghĩ xấu dù là nhỏ nhất. Nhiều người phải trải qua nhiều kiếp, nhiều đời tu hành mới đạt được. Tuy nhiên, thường xuyên niệm Phật hiệu cũng là gieo cái nhân kính Phật, Phật sẽ gia trì gặp cơ duyên tu luyện cao thâm, có khả năng đắc Đạo trong đời này hoặc kiếp sau.

Tâm Như

Cư sĩ Mã Vu tự Trọng Ngọc đời Tống, người huyện Hợp Phì. Cha là Trung Túc Công Mã Lương, làm thái thú Hàng Châu, được ngài Từ Vân Tuân Thức dạy cho pháp môn Tịnh Ðộ, cả nhà bèn thờ Phật. Cư sĩ gặp được vị tăng tên Quảng Sơ truyền cho cuốn Thập Nghi Luận của Tổ Thiên Thai, mừng rỡ bảo:

– Tôi nay đã tìm được chỗ về rồi!

Ông liền áp dụng pháp Thập Niệm Hồi Hướng của ngài Tuân Thức, tu tập suốt hơn hai mươi năm. Về sau, giao du với ông Vương Cổ, ông càng thêm tinh tấn niệm Phật, thường lấy việc phóng sanh làm Phật sự. Ông lần lượt làm thái thú ở Chuy Châu, Tân Ðịnh, cai trị bằng lòng nhân từ, độ lượng. Hằng ngày ông luôn định thời khóa tụng kinh chú.

Thuở đó, phu nhân của Hình Vương [Hình Vương là chú của vua Tống Triết Tông] nằm mộng dạo chơi Liên Trì, trông thấy ông mặc triều phục ngồi trên hoa sen. Sau đó, ông mắc bệnh, bèn tắm gội, thay áo, ngồi ngay ngắn niệm Phật mà qua đời. Người nhà đều nằm mộng thấy ông bảo:

– Ta đã được sanh vào Thượng Phẩm của Tịnh Ðộ!

Con ông là Vĩnh Dật cũng tu pháp Thập Niệm suốt ba mươi năm hơn; sau cũng mắc bệnh, thấy Phật và hai vị Bồ Tát tiếp dẫn, bèn kết ấn, thị tịch. Mùi thơm tràn ngập cả nhà.

[Theo Lạc Bang Văn Loại]

Sáng ra niệm mười niệm thì dù là người bận rộn cũng dễ làm được. Nếu có thể mỗi ngày chí thành như thế thì không ai là không vãng sanh. Trường hợp của Mã công tử [Mã Vĩnh Dật] đủ để chứng nghiệm vậy.

Do sau khi đã tinh tấn niệm Phật, ông Mã lại còn thường phóng sanh và dùng lòng nhân từ, độ lượng để cai trị, phước huệ song tu nên ngay lúc còn sống thần thức đã ngao du Tịnh Ðộ; chết đi, liền sanh trong Thượng Phẩm. Những người đang nắm giữ quyền chức hãy nên học theo gương ông.

Trích Niệm Phật Pháp Yếu Cư sĩ Dịch Viên Mao Lăng Vân cung kính sưu tập

Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ

Hiện tại Tịnh Tông có năm kinh một luận, nếu bạn có thể thông đạt thì đối với câu Phật hiệu này bạn niệm sẽ sanh tâm hoan hỷ. Nếu bạn không biết ý nghĩa của danh hiệu thì niệm lâu sẽ chán, không ưa thích, không muốn niệm nữa.

Rất nhiều người niệm Phật đã niệm được 2-3 năm thì không niệm nữa, họ không muốn niệm nữa, nguyên nhân vì sao vậy? Vì họ không hiểu ý nghĩa của danh hiệu, họ niệm mà cảm thấy vô vị, “niệm suốt ngày từ sáng đến tối để làm gì chứ?” Nếu bạn hiểu được nghĩa thú của danh hiệu, mỗi tiếng niệm Phật trên thì thông với chư Phật, giống như băng tầng của chúng ta phủ sóng cùng với băng tầng của các Ngài, rất là thú vị! Dùng tín hiệu này qua lại với chư Phật Bồ-tát, thường xuyên qua lại với các Ngài. Câu Phật hiệu này dưới thì thông với chín pháp giới chúng sanh. Cho nên câu Phật hiệu này phá tan hết thảy các chướng ngại trong khắp pháp giới hư không giới, nhà khoa học hiện nay gọi là không gian không đồng duy thứ. Danh hiệu này xác thực là có thể nối liền toàn bộ không gian không đồng duy thứ, chúng ta cùng chư Phật Như Lai và tất cả chúng sanh hợp thành một thể. Điều này thật là thú vị vô cùng, vui sướng không gì bằng! Vì vậy bạn sẽ niệm đến pháp hỷ sung mãn, niệm đến mức thường sanh tâm hoan hỷ….

[Trích Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh

Được gắn thẻ a di đà phật, câu Phật hiệu, khắp pháp giới hư không giới, phá tan hết thảy các chướng ngại

Video liên quan

Chủ Đề