Vì sao nói nhà nước vì dân7



Sau Cách mạng tháng Tám thành công. Nhà nước cách mạng ra đời, Hồ Chí Minh khẳng định : “ Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra ... Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Đó là điểm khác nhau về bản chất giữa Nhà nước dân chủ nhân dân với các nhà nước của giai cấp bóc lột trong lịch sử.
- Nhà nước của dân?
Trong Nhà nước của dân thì dân là chủ, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Cũng với ý nghĩa đó, các vị đại diện của dân, do dân cử ra, chỉ là thừa uỷ quyền của dân, chỉ là “ công bộc” của dân.
- Nhà nước do dân ?
Đó là Nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình. Nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ đóng thuế để Nhà nước chi tiêu, hoạt động; Nhà nước đó lại do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ. Do đó, Người yêu cầu tất cả các cơ quan Nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân.
- Nhà nước vì dân ?
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉ có một Nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát trên thực tế mới có thể là Nhà nước vì dân được. Đó là Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính.
Người yêu cầu:
“ Việc gì lợi ích cho dân, ta phải hết sức làm.
Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh”
Cán bộ Nhà nước phải là đầy tớ của nhân dân, đồng thời là người lãnh đạo hướng dẫn nhân dân. Đầy tớ thì phải trung thành, tận tuỵ, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Người lãnh đạo phải trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài. Như vậy, để làm người thay mặt dân phải gồm đủ cả đức và tài, phải vừa hiền lại vừa minh.

Nguồn: mocnoi.com

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Vì sao nói Nhà nước ta là Nhà nước của dân do dân và vì dân ?

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 7
  • Ngữ văn lớp 7
  • Tiếng Anh lớp 7

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Giải thích vì sao Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân?

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 7
  • Ngữ văn lớp 7
  • Tiếng Anh lớp 7

Soạn GDCD 7 bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở [ xã, phường, thị trấn]

Soạn GDCD 7 bài 17: Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Soạn GDCD 7 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Soạn GDCD 7 bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa

Soạn GDCD 7 bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Soạn GDCD 7 bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch

Soạn GDCD 7 bài 11: Tự tin

Soạn GDCD 7 bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa

Soạn GDCD 7 bài 8: Khoan dung

Soạn GDCD 7 bài 7: Đoàn kết, tương trợ

Soạn GDCD 7 bài 6: Tôn sư trọng đạo

Soạn GDCD 7 bài 5: Yêu thương con người

Soạn GDCD 7 bài 4: Đạo đức và kỉ luật

Soạn GDCD 7 bài 3: Tự trọng

Soạn GDCD 7 bài 2: Trung thực

Soạn GDCD 7 bài 1: Sống giản dị

Giải thích vì sao Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân ?

Bài tập a: Giải thích vì sao Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân ?

Bài làm:

Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân vì:

Nhà nước của dân là vì đây là thành quả của nhân dân ta đạt được trong cuộc cách mạng tháng Tám thành công dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhà nước do dân là vì do nhân dân thành lập ra

Nhà nước vì dân là vì lập ra hoạt động nhằm mang lợi lợi ích cho nhân dân.

=>Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Video liên quan

Chủ Đề