Tay thô là gì


Nhìn ngón tay cũng đọc thấu tính cách và số mệnh giàu nghèo. Ảnh minh họa

- Ngón tay quá ngắn, đầu ngón không tròn là tướng người đê tiện, nhu đần.

- Ngón tay mềm, khe hở giữa các ngón khít lại là người giữ được tiền của, biển lận.

- Khe hở ngón tay thưa mà các ngón tay cứng, là tướng phá tán, ưa hoang phí nên không giữ được tiền của.

- Ngón tay to dùi đục là người thô tục, tâm tính lỗ mãng.

- Ngón tay búp măng với các ngón thuôn dài, đều, khí sắc đẹp là người có tính tình thùy mị, sống giàu tình cảm, cuộc đời vui vẻ, hào hoa, giàu có. Đây cũng là ngón tay của Mỹ nữ, nghệ sĩ hay các nhà phẫu thuật gia.

- Tướng ngón tay ngắn mập, tròn, thô [bàn tay dùi đục] là tướng người hèn kém, vất vả, thiếu kiên trì.

- Ngón tay vừa ngắn vừa tròn lẳn với bàn tay nhỏ dầy là nét tướng thể hiện người có trí tuệ phong phú, nghị lực lớn mạnh nên có thể thành danh, cuộc sống nhiều tham vọng, giàu sang.

Ảnh minh họa

- Ngón tay tròn lẳn lại có thêm cá mấu mờ ở các đầu đốt là người có học thức, năng lực, tư tưởng cao vào ngăn nắp.

- Ngón tay dài mỏng dẹt khô khan là tướng vất vả, nghèo hèn, không danh phận.

- Người có ngón tay cong keo là dấu hiệu lao khổ, bần hàn và thiếu trí tuệ.

- Ngón tay dài bằng lòng bàn tay thể hiện người khôn ngoan, trí thức, có óc phán đoán nhưng lại nóng tính và dễ cảm động.

- Tướng ngón tay ngắn hơn lòng bàn tay chủ về người cục mịch, thô lỗ, ít suy nghĩ.

- Kẽ ngón tay hở là người kém thông minh lại ích kỷ. Kẽ ngón tay kín là người thích lý luận, tính tình cẩn thận, cần kiệm.

- Ngón tay dễ uốn là người hay thay đổi, hào phóng và dễ thích nghi. Người có ngón tay quá cứng thường độc đoán, thiển cận, hẹp hòi.

[Thông tin chỉ mang tính chiêm nghiệm, tham khảo]

Xem thêm: Thầy phong thủy hàng đầu thế giới phán tuổi sẽ phát tài trong năm 2018

ĐẠI CƯƠNG

Bàn tay là công cụ đặc biệt giúp chúng ta thực hiện được các hoạt động sống hàng ngày. Chính vì vậy khi mất hoặc giảm chức năng bàn tay, hơn tất cả các vùng khác trên cơ thể, bàn tay cần phải được chú ý, điều trị và phục hồi chức năng sớm và tốt nhất. 

CHỈ ĐỊNH 

Bàn tay mất hoặc giảm chức năng vận động.Thường ở giai đoạn sớm sau khi bị bệnh, những khiếm khuyết vận động ở tay khiến có rất ít cử động của tay. Do vậy, những bài tập sử dụng các hoạt động có lựa chọn để tăng cường cơ lực với những cử động nhắc lại, nhằm vào những cơ yếu sẽ giúp xuất hiện các cử động mới ở tay.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh đang trong giai đoạn cấp của bệnh.

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

 Kỹ thuật viên hoạt động trị liệu. Kỹ thuật viên hiểu và giải thích được cho người bệnh rõ về các bài tập liên quan đến vận động thụ của bàn tay.

Phương tiện: phương tiện cần thiết hỗ trợ thích hợp cho vận động thụ bàn tay.

Đồ vật có các hình dạng kích thước từ trung bình tới lớn, nhẹ tới nặng, tránh những hình dạng dẹt: Quả bóng, bóng đèn, cốc, ly, quai xách, cán gỗ hình trụ …

Bàn tập

Tủ, khay đựng đồ vật

Gương tập

Người bệnh: được giải thích về mục đích, phạm vi, mức độ, thời gian, kỹ thuật tập vận động thụ bàn tay. 

Hồ sơ bệnh án: chẩn đoán bệnh, chẩn đoán chức năng, phát hiện đánh giá và theo dõi kết quả tập.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Bước 1:

Lượng giá khiếm khuyết bàn tay của người bệnh

Bước 2:

Phân tích ảnh hưởng của khiếm khuyết bàn tay lên chức năng:

Mất hoặc giảm khả năng đưa tay với đồ vật ?

Có cầm nắm, buông đồ vật bằng bàn tay ?

Có thực hiện được các chức năng sinh hoạt hàng ngày không ?

Bước 3:

Lập mục tiêu điều trị tổng quát thích hợp

Đưa tay với được đồ vật: trợ giúp hoàn toàn hoặc 1 phần

Cầm nắm và buông đồ vật: trợ giúp hoàn toàn hoặc 1 phần

Buông đồ vật ra : trợ giúp hoàn toàn hoặc 1 phần.

Bước 4:

Lập chương trình điều trị theo mục tiêu.

Bước 5:

Thực hiện chương trình điều trị:

Đưa tay với đồ vật cần lấy

Cầm nắm bằng cách móc đồ vật [quai túi, quai vali…]

Cầm nắm dọc theo đồ vật hình trụ [cán búa, miếng gỗ hình trụ…]

Cầm mỏ cặp [quyển sách, viên gạch…]

Cầm nắm đồ vật hình cầu [bóng, trái cây, bóng đèn….]

Tập buông đồ vật như đã kể trên

Bước 6:

Đánh giá hiệu quả của chương trình điều trị

Đánh giá sau tập luyện 1 tuần, 2 tuần, 4 tuần, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm...

THEO DÕI 

Trong khi tập 

Xem người bệnh có đau, khó chịu.

Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở và tình trạng toàn thân.

Theo dõi hàng ngày và ghi vào hồ sơ bệnh án theo dõi.

Báo cho bác sĩ những diễn biến bất thường.

Sau khi tập 

Người bệnh có đau và đau kéo dài.

Theo dõi tiến triển của tầm vận khớp.

Theo dõi hàng ngày và ghi vào hồ sơ bệnh án theo dõi.

Báo cho bác sĩ những diễn biến bất thường…

TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Trong khi tập:

Kết quả làm người bệnh bị mệt, đau thì ngừng tập và theo dõi sát người bệnh.

Sau khi tập:

Mệt, đau kéo dài và tình trạng toàn thân người bệnh có biểu hiện bất thường thì ngừng tập và xử trí tai biến đó.

Nếu đau chi trên nhiều thì sử dụng thuốc và các biện pháp vật lý giảm đau.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Chủ Đề