Sinh học lớp 8 miễn dịch là gì

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu

a. Cấu tạo của bạch cầu

Bạch cầu là tế bào có nhân, kích thước lớn: đường kính 8-18 µm, số lượng ít hơn rất nhiều so với hồng cầu[ 7000 – 8000mm3], không có hình dạng nhất định.

  • Bạch cầu trung tính, có kính thước 10 µm, các hạt bắt màu đỏ nâu.
  • Bạch cầu ưa acid, có kính thước khoảng 8-12 µm, hạt bắt màu hồng đỏ.
  • Bạch cầu ưa kiềm, có kích thước 8-12 µm, hạt bắt màu xanh tím

b. Cấu trúc của kháng nguyên kháng thể

  • Kháng nguyên: Là phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết kháng thể. Như nọc độc của ong, rắn, chất có trên bề mặt của vi khuẩn, virút…
  • Kháng thể: là những phân tử Prôtêin do cơ thể tiết ra chống kháng nguyên.
  • Cơ Chế: Chìa khóa và ổ khoá

c. Hoạt động chủ yếu của bạch cầu

Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:

Phản ứng kháng viêm:

  • Sự thực bào là hiện tượng các bạch cầu bắt và nuốt các vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng đi.

  • Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách tiết ra các kháng thể, rồi các kháng thể làm mất hoạt tính của kháng nguyên.

Phản ứng miễn dịch:

  • Tế bào T đã phá hủy các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virút bằng cách nhận diện, tiếp xúc và tiết ra các prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào bị nhiễm và tế bào nhiễm bị phá hủy.

1.2. Miễn dịch

  • Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh truyền nhiễm nào đó dù sống ở môi trường có vi khuẩn gây bệnh.

  • Có hai loại miễn dịch: là miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
    • Miễn dịch tự nhiên: là khả năng tự chống bệnh của cơ thể [do kháng thể].
      • Miễn bẩm sinh
      • Miễn dịch tập nhiễm
    • Miễn dịch nhân tạo: là tạo cho cơ thể khả năng miễn dịch bằng văc xin.
      • Chủ động
      • Bị động

Hệ miễn dịch trên cơ thể người

- Miễn dịch tự nhiên:

+ Miễn dịch bẩm sinh là tự cơ thể có khả năng không mắc một số bệnh [toi gà, lở mồm long móng..] Do bạch cầu có khả năng diệt vi khuẩn và cơ thể có sẵn chất kháng thể chống vi khuẩn.

+ Miễn dịch tập nhiễm là miễn dịch mà cơ thể có được sau một lần mắc bệnh mà sau đó không bao giờ mắc lại bệnh đó nữa [ sởi, thủy đậu, quai bị…] Do chất kháng thể còn tồn tại từ lần mắc bệnh trước vẫn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn nên có thể không bị bệnh.

- Miễn dịch nhân tạo là loại miễn dịch của cơ thể do con người tạo ra bằng cách tiêm chủng phòng bệnh.

+ Miễn dịch nhân tạo chủ động: khi tiêm vào cơ thể những vi khuẩn đã được làm yếu đi hoặc chết thì bạch cầu tạo ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bênh. Kháng thể được tồn tại trong cơ thể và có tác dụng phòng bệnh [Sởi, lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B ....]

+ Miễn dịch nhân tạo thụ động: được tạo ra sau khi tiêm những chỉ giữ được tác dụng trong vài tuần lễ. Tiêm huyết thanh phòng bệnh dại khi bị chó, mèo…cắn à có tính chất chữa bệnh

  • Học tốt
  • Lớp 8
  • Môn Sinh Học Lớp 8

Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó.

  • Bài học cùng chủ đề:
  • Lý thuyết bài bạch cầu-miễn dịch
  • Ngữ pháp tiếng anh hay nhất

- Miễn dịch là gì?

- Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

Trả lời

- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó

- Miễn dịch tự nhiên là loại miễn dịch thụ động, chỉ có được sau 1 lần mắc bệnh nhiễm khuẩn nào đó [thủy đậu, quai bị, ...]

- Miễn dịch nhân tạo là loại miễn dịch chủ động, chỉ có được khi ta đã tiêm phòng vacxin của một bệnh nào đó [bệnh lao, bệnh sởi, bại liệt]

Các chương học và chủ đề lớn

  • Bài 1: bài mở đầu
  • Chương i: khái quát về cơ thể người
  • Chương ii: vận động
  • Chương iii: tuần hoàn
  • Chương iv: hô hấp
  • Chương v: tiêu hóa
  • Chương vi: trao đổi chất và năng lượng
  • Chương vii: bài tiết
  • Chương viii: da
  • Chương ix: thần kinh và giác quan
  • Chương x: nội tiết
  • Chương xi: sinh sản

Bài học nổi bật nhất

  • Câu 1, câu 2 trang 23 sgk sinh học lớp 8
  • Câu 1, câu 2, câu 3 trang 27 sgk sinh học lớp 8
  • Câu 1, câu 2, câu 3 trang 31 sgk sinh lớp 8
  • Câu 1, câu 2, câu 3 trang 33 sgk sinh học lớp 8
  • Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4 trang 36 sinh học lớp 8
  • Câu 1, câu 2, câu 3 trang 39 sgk sinh học lớp 8
  • Bài thu hoạch
  • Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4 trang 44 sinh học lớp 8
  • Câu hỏi 4 trang 44 SGK Sinh học 8
  • Câu hỏi 2 trang 47 SGK Sinh học 8

Đề thi lớp 8 mới cập nhật

  • Đề thi học sinh giỏi cấp huyện lớp 8 môn Văn – Bình Xuyên
  • Đề thi HSG lớp 8 môn Sinh: CMR đồng hoá và dị hoá là 2 quá trình mâu thuẫn
  • 45 phút kiểm tra kì 2 Sinh 8 – THCS Huỳnh Thúc Kháng:Muốn phòng chống tốt các bệnh ngoài da ta cần phải làm...
  • Học sinh lớp 8 nên xem đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Anh này
  • Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh lớp 8 có đáp án năm 2016
  • Tham khảo đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh 8 có đáp án – Vĩnh Tường: Trình bày đặc điểm cấu tạo và...
  • Hai đề kiểm tra kì 1 Sinh 8 có đáp án Phòng GD & ĐT Ba Đồn năm học 2015 – 2016
  • Đề kiểm tra kì 1 Sinh 8 trường THCS Lý Tự Trọng năm 2015 có đáp án
  • Đề kiểm tra học kì 1 lớp 8 môn Sinh trường THCS Hoa Lư có đáp án chi tiết
  • Đề thi học sinh giỏi cấp huyện lớp 8 môn Văn – Bình Xuyên

Hệ miễn dịch là gì sinh học 8?

Hệ miễn dịch là một hệ thống bảo vệ vật chủ gồm nhiều cấu trúc và quá trình sinh học của cơ thể nhằm bảo vệ chống lại bệnh tật.

Miễn dịch là gì sinh học?

Miễn dịch [hay miễn nhiễm] tập hợp tất cả các cơ chế sinh học giúp cho một cơ thể đa bào giữ được sự liên kết giữa các tế bào và các mô, đảm bảo sự toàn vẹn của cơ thể bằng cách loại bỏ những thành phần bị hư hỏng cũng như các chất và sinh vật xâm hại.

Miễn dịch là gì cơ mấy loại miễn dịch sinh học lớp 8?

Hệ miễn dịch của thể thường bao gồm hai loại chính: Miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động. Miễn dịch chủ động: Đây kết quả khi thể bạn tiếp xúc với sinh vật gây bệnh sẽ làm kích hoạt hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể để chống lại căn bệnh đó.

Miễn dịch cơ nghĩa là gì?

Miễn dịch là khả năng của cơ thể nhận ra và loại bỏ các vật lạ [trong miễn dịch học gọi kháng nguyên]. Hệ thống miễn dịch cũng một hệ thống như tuần hoàn, hô hấp, tiết niệu hay thần kinh, nội tiết.

Chủ Đề