Dsvh phi vật thể là gì

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua gàn 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

12/5/2022

Đối ngoại Việt Nam - Kiên định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

12/5/2022

Chính sách quốc phòng "Bốn không" của Đảng, Nhà nước ta

11/12/2021

Việt Nam đạt nhiều thành tựu về quyền con người

8/12/2021

Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng - những yêu cầu đảm bảo các chỉ số an ninh - an toàn trong bối cảnh hiện nay

12/5/2022

Để văn học nghệ thuật Việt Nam thực sự góp phần trực tiếp vào sự nghiệp “Trồng Người” trong thời kỳ mới.

7/12/2021

Di sản văn hóa phi vật thể là gì?. Những hành vi vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa là gì? Ý nghĩa của di sản văn hóa phi vật thể. Các loại hình văn hóa phi vật thể tại Việt Nam. Cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 quy định như sau:

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

Di sản văn hóa phi vật thể có ý nghĩa như sau:

  • Di sản văn hóa phi vật thể là một nhân tố quan trọng để bảo tồn sự đa dạng của văn hóa trong quá trong toàn cầu hóa tăng nhanh. Hiểu được di sản văn hóa phi vật thể của nhiều cộng đồng khác nhau sẽ giúp tăng quá trình đối thoại giữa các nền văn hóa và thúc đẩy sự tôn trọng các cách sống khác nhau.
  • Sự quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể không phải chỉ nằm ở các hình thức thể hiện văn hóa mà là ở kho tàng kiến thức và kỹ năng được truyền từ đời này sang đời khác.
  • Giá trị kinh tế xã hội của kho tàng kiến thức này liên quan đến các nhóm dân tộc thiểu số lẫn các nhóm đa số trong một quốc gia, dù là nước phát triển hay đang phát triển.

Các loại hình văn hóa phi vật thể tại Việt Nam

Các loại hình văn hóa phi vật thể tại Việt Nam bao gồm:

  • Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam: Tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên: Tỉnh Đắk Lắk, Tỉnh Đắk Nông, Tỉnh Gia Lai, Tỉnh Kon Tum, Tỉnh Lâm Đồng.
  • Dân ca Quan họ Bắc Ninh: Tỉnh Bắc Giang, Tỉnh Bắc Ninh.
  • Hát Ca trù: Tỉnh Bắc Giang, Tỉnh Bắc Ninh, Tỉnh Hà Nội, Tỉnh Hà Tĩnh, Tỉnh Hải Dương, Tỉnh Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Tỉnh Hưng Yên, Tỉnh Nam Định, Tỉnh Nghệ An, Tỉnh Phú Thọ, Tỉnh Quảng Bình, Tỉnh Thái Bình, Tỉnh Thanh Hóa, Tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Hát Xoan ở Phú Thọ.
  • Đờn ca Tài tử Nam Bộ: Tỉnh An Giang, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Tỉnh Bạc Liêu, Tỉnh Bến Tre, Tỉnh Bình Dương, Tỉnh Bình Phước, Tỉnh Bình Thuận, Tỉnh Cà Mau, TP. Cần Thơ, Tỉnh Đồng Nai, Tỉnh Đồng Tháp, Tỉnh Hậu Giang, TP. Hồ Chí Minh, Tỉnh Kiên Giang.
  • Dân ca Cao Lan: Xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
  • Dân ca Sán Chí: Xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
  • Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ: Tỉnh Hà Tĩnh, Tỉnh Nghệ An.
  • Võ cổ truyền Bình Định.
  • Múa rối nước: Tỉnh Hải Dương.
  • Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc : TP. Hà Nội.
  • Lễ hội Yên Thế: Thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
  • Lễ hội Thổ Hà: Xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
  • Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn: Xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
  • Lễ hội Côn Sơn: Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
  • Lễ hội Kiếp Bạc: Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
  • Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn: Quận Đồ Sơn, Tp. Hải Phòng.
  • Lễ hội Cầu ngư ở Khánh Hòa.
  • Lễ hội Gầu tào: Tỉnh Lào Cai, Tỉnh Hà Giang.
  • Lễ hội Kỳ yên ở đình Gia Lộc: Thị trấn Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
  • Lễ hội Tháp Bà [Ponagar] Nha Trang: Tỉnh Khánh Hòa.
  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ.
  • Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô: Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
  • Nghi lễ Cấp sắc của người Dao: Tỉnh Bắc Kạn, Tỉnh Hà Giang, Tỉnh Lào Cai, Tỉnh Yên Bái.
  • Hát bả trạo: Huyện Thăng Bình, huyện Duy Xuyên, huyện Điện Bàn, thành phố Tam Kỳ và thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
  • Nghề dệt chiếu: Xã Định Yên, xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
  • Nghi lễ Then của người Tày, người Nùng: Tỉnh Lạng Sơn.
  • Nghệ thuật Khèn của người Mông: Tỉnh Hà Giang.

Những hành vi vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa

Những hành vi làm sai lệch di tích:

  • Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích;
  • Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.

Những hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể:

  • Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể;
  • Tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
  • Lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi và thực hiện các hành vi khác trái pháp luật.

Những trường hợp sau đây bị coi là đào bới trái phép địa điểm khảo cổ:

  • Tự ý đào bới, tìm kiếm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong khu vực bảo vệ di tích và địa điểm thuộc quy hoạch khảo cổ như di chỉ cư trú, mộ táng, công xưởng chế tác công cụ, thành lũy và các địa điểm khảo cổ khác;
  • Tự ý tìm kiếm, trục vớt các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia còn chìm đắm dưới nước

Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn về “Di sản văn hóa phi vật thể là gì”. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!

Chủ Đề