Vn30f2104 là gì

  • Kiến thức chứng khoán
Nhận định chứng khoán phái sinh phiên 5/4: Duy trì đà tăng?

Chia sẻ

Facebook

Twitter

Pinterest

WhatsApp

Khả năng nhịp rung lắc có thể tiếp diễn trong phiên giao dịch tới, tuy nhiên chỉ số VN30 vẫn được hỗ trợ và duy trì xu hướng tích cực trong ngắn hạn.

Thị trường chứng khoán phái sinh phiên cuối tuần 2/4 diễn biến phân hoá với sự tăng giá của hai hợp đồng tương lai [HĐTL] và hai hợp đồng giảm giá.

Cụ thể, HĐ VN30F2104 đóng cửa giảm 0,12% xuống 1.234 điểm. Tương tự, HĐ VN30F2105 đóng cửa tại 1.231,9 điểm, tương ứng tỷ lệ giảm 0,09%. Diễn biến trái chiều, hai hợp đồng VN30F2106 và VN30F2109 tăng lần lượt 0,04% và 0,41% lên 1.230,5 điểm và 1.235 điểm. 

Thanh khoản trên thị trường chứng khoán phái sinh phiên 2/4. 

Về thanh khoản, khối lượng giao dịch VN30F2103 đạt 135.248 hợp đồng, VN30F2104 đạt 256 hợp đồng, VN30F2106 đạt 100 hợp đồng và VN30F2109 đạt 67 hợp đồng.

Theo thống kê, tổng khối lượng giao dịch đạt 135.671 hợp đồng, tương ứng giá trị theo mệnh giá 16.833 tỷ đồng.

Mặc dù rung lắc do tăng nhanh trong thời gian ngắn, chỉ số VN30 vẫn tiếp tục tăng điểm và dao động trong biên độ hẹp. Khả năng nhịp rung lắc có thể tiếp diễn trong phiên giao dịch tới, tuy nhiên chỉ số VN30 vẫn được hỗ trợ và duy trì xu hướng tích cực trong ngắn hạn.

Dự báo phiên giao dịch chứng khoán phái sinh phiên 5/4:

Chứng khoán Rồng Việt [VDSC]

HĐ VN30F2104 tạm thời lùi bước nhưng vẫn được hỗ trợ tại vùng 1.220 điểm. Do vậy, nhà đầu tư có thể xem xét vị thế Mua [Long] khi hợp đồng này có tín hiệu hỗ trợ tích cực từ 1.220 điểm, cắt lỗ dưới 1.220 điểm và chốt lời kỳ vọng ở vùng 1.243 – 1.250 điểm.

Chứng khoán Rồng Việt

Chứng khoán Yuanta Việt Nam

HĐ VN30F2104 có sự điều chỉnh từ vùng 1.247 điểm, tuy nhiên chỉ báo MACD đang thể hiện tín hiệu tích cực. Đồng thời, đồ thị giá đang kiểm tra lại vùng 1.129 điểm, tương ứng cận trên của kênh giá tăng. Trong khi đó, chỉ báo RSI điều chỉnh nhẹ nhưng đang hướng về vùng hỗ trợ, điều này cho thấy nhịp điều chỉnh sẽ sớm kết thúc.

HĐ VN30F2104 đang được hỗ trợ tại vùng 1.229 điểm để hướng lên vùng 1.250 điểm.

Vị thế Mua [Long] nên được ưu tiên ở nhịp điều chỉnh về vùng 1.229 – 1.231 điểm, dừng lỗ tại 1.227 điểm.

Chứng khoán BIDV [BSC]

Chốt phiên 2/4, HĐ VN30F2104 và VN30F2105 giảm trong khi HĐ VN30F2106 và HĐ VN30F2109 có xu hướng ngược lại. Xét về khối lượng giao dịch, ngoại trừ HĐ VN30F2109, các hợp đồng đều tăng. Xét về vị thế mở, các hợp đồng đều tăng. Nhà đầu tư có thể cân nhắc những nhịp canh Mua [Long] cho các hợp đồng dài hạn.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

  • TAGS
  • chứng khoán phái sinh

Chia sẻ

Facebook

Twitter

Pinterest

WhatsApp

Previous articleCác khoản vay cấp cho lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch giảm do dịch COVID-19

Next articleTin kinh tế trước giờ giao dịch [5/4]: HSBC hạ dự báo tăng trưởng GDP xuống 6,6%, CII đặt kế hoạch lãi tăng đột biến

Hồ Thị Yến

Trên thị trường phái sinh phiên 15/4, các hợp đồng tương lai diễn biến cùng chiều với chỉ số cơ sở và cùng đóng cửa trong sắc đỏ. Theo đó, các hợp đồng giảm từ -3,8 điểm đến -9,9 điểm, trong khi VN30-Index giảm -6,57 điểm. Tuy nhiên, mức giảm này không lớn, nhất là trong phiên đáo hạn hợp đồng tháng hiện tại.

Hợp đồng tháng 4 VN30F2104 giằng co khá mạnh trong phiên đáo hạn với mức cao nhất đạt được là 1.298,9 điểm và đóng cửa gần mức thấp nhất trong ngày tại 1.283,9 điểm, giảm -8,1 điểm và chỉ thấp hơn 0,3 điểm so với chỉ số cơ sở. Các hợp đồng còn lại cũng có chung diễn biến giảm điểm, tuy nhiên hai hợp đồng dài hạn có mức giảm khiêm tốn hơn VN30, chênh lệch với chỉ số cơ sở vẫn ở vùng dưới tham chiếu, từ -2,5 điểm đến -4,1 điểm. Phiên hôm nay [16/4] hợp đồng tương lai VN30F2112 sẽ bắt đầu giao dịch và hợp đồng VN30F2105 sẽ trở thành hợp đồng của tháng hiện tại.

Thanh khoản thị trường phái sinh giảm nhẹ so với phiên trước, tuy nhiên, mức biến động này là không lớn trong phiên đáo hạn. Theo đó, khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai đạt 183,862 hợp đồng, giảm khoảng 3,2% so với phiên kế trước. Thanh khoản thường giảm mạnh trong phiên đáo hạn, nhưng nhờ biên độ dao động khá lớn trên thị trường cơ sở tạo cơ hội cho thị trường phái sinh thu hút dòng tiền. Giá trị giao dịch vẫn duy trì ở mức khá, đạt 23.732 tỷ đồng. Khối lượng mở giảm mạnh, chỉ còn 17.067 hợp đồng; tuy nhiên, đây là điều hoàn toàn bình thường trong phiên đáo hạn, khối lượng mở sẽ tăng dần trở lại.

Trên thị trường cơ sở, VN-Index bật tăng mạnh trong phiên sáng nhưng không duy trì ổn định, đà tăng dần thu hẹp và đóng cửa giảm -8,62 điểm về 1.247,25 điểm [-0,69%].

Nhiều cổ phiếu trụ chịu áp lực đã đảo chiều giảm, tổng cộng có 24/30 mã mất giá trong rổ VN30, khiến chỉ số giảm -0,51%. Trên HOSE, độ rộng thị trường nghiêng về nhóm giảm điểm với 294 cổ phiếu giảm, vượt trội hơn 141 mã tăng điểm.

Thanh khoản cải thiện và duy trì ở mức cao. Trên HOSE, giá trị giao dịch khớp lệnh tăng lên 18,8 nghìn tỷ đồng, lớn hơn 7,1% so với quy mô phiên kế trước. Khối ngoại tiếp tục có một phiên bán ròng với tổng giá trị đạt -833,2 tỷ đồng.

Theo các chuyên gia của SSI Research, mặc dù đi lên vào đầu phiên nhưng chỉ số VN30 đã suy giảm trở lại vào cuối phiên sau khi không vượt qua được kháng cự 1.300 điểm đi kèm với khối lượng giao dịch giảm. Vì vậy, mặc dù khả năng điều chỉnh nhẹ là có thể xảy ra nhưng cũng sẽ ngắn và không kéo dài lâu. Ngoài ra, sau khi vượt 1.200 điểm thì vùng giá mục tiêu trên chỉ số VN30 là vùng kháng cự 1.300 - 1.350 điểm; vì vậy, các đợt điều chỉnh nếu có sẽ tạo cơ hội để nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng cổ phiếu ở vùng giá hợp lý hơn./.

Chủ Đề