Tại sao truyền nước biển lại mập

Các chuyên gia khuyến cáo, người dân không nên tự ý tiêm, truyền dịch tại nhà mà phải tới cơ sở y tế để khám, có chỉ định của thầy thuốc. Ảnh: Chí Cường

Phát phì khi truyền nước vì sốt xuất huyết?

Tăng gần 50kg trong suốt thai kỳ, một sản phụ 36 tuổi tại TP HCM đã phải chật vật, vất vả và “gắn chặt” với giường bệnh trong những tháng cuối thai kỳ bởi trọng lượng cơ thể quá nặng, đau khớp vùng xương chậu khiến việc di chuyển khó khăn.

Vui mừng sau khi “mẹ tròn con vuông”, chị kể: Trước kia cân nặng của chị chỉ khoảng hơn 50 kg. Điều đáng nói là sau khi bị sốt xuất huyết, chị phải truyền nước, rồi cộng thêm việc tẩm bổ nhiều nên chị bắt đầu tăng cân không kiểm soát. Cố gắng luyện tập, ăn kiêng nhưng nữ công nhân này vẫn nặng hơn 90 kg. Đến lúc chị mang thai thì trọng lượng tăng nhanh chóng. Khi mang thai tới 30 tuần, chị đã tăng 29kg. Thời điểm lên bàn đẻ, chị nặng 140kg.

Trên thực tế, nhiều người vẫn “kháo nhau” việc truyền dịch sẽ  giúp ai có cơ thể “ốm nhách” sẽ tăng cân vì được kích thích ăn uống. Điều này liệu có cơ sở khoa học hay không? Theo ThS.BS Phạm Bá Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đống Đa [Hà Nội], có nhiều ca mắc sốt xuất huyết thể nặng, sốt tới gần một tuần, sau khi được truyền dịch, thậm chí còn sụt đến 5-7 kg. Việc tăng cân sau truyền dịch có thể là do truyền quá nhiều dịch gây ứ dịch tạm thời, nhưng sau đó “nước rút”, thể trạng bệnh nhân trở lại bình thường.

Theo BS Hiền, cảm giác “truyền xong khỏe hẳn”, tăng cân thực chất một phần do tâm lý, hoặc do việc bệnh nhân “ăn bù” sau một đợt ốm, sút cân. Một phần do các loại dịch truyền cũng chứa một ít năng lượng [thông thường khoảng 200 kcal] nên người bệnh cũng cảm thấy khỏe hơn. Tuy nhiên, theo BS Hiền, với mức năng lượng khoảng 200 kilo calo này, có thể bổ sung dễ dàng hơn bằng nước hoa quả, ăn uống, không phải tốn công sức, tiền bạc để truyền dịch.

Theo BS Nguyễn Văn Học [Bệnh viện Nhi Trung ương], bất đắc dĩ bác sĩ mới chỉ định truyền dịch cho bệnh nhân, đối với trẻ em càng phải thận trọng. Việc quyết định bệnh nhân có cần truyền dịch hay không, các bác sĩ thường dựa vào các kết quả của xét nghiệm để biết được trường hợp nào cần thiết và trường hợp nào chưa cần truyền bổ sung và số lượng bổ sung là bao nhiêu? Cùng quan điểm này, theo BS Hiền, chẳng hạn trong điều trị sốt xuất huyết, những trường hợp bị sốt xuất huyết độ nhẹ [độ I, II] mà có khả năng bù dịch bằng đường uống hoa quả hoặc orezol thì không cần phải bù dịch bằng truyền dịch trực tiếp vào tĩnh mạch. Căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân, kết hợp nhiều yếu tố, chỉ những trường hợp nôn nhiều, mất nước ra bên ngoài, giảm lượng dịch trong tuần hoàn, ở cấp độ nặng thì bác sĩ mới chỉ định truyền dịch cho bệnh nhân.

Đó là lý do vì sao các bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tuyệt đối không tự ý điều trị, tiêm truyền dịch tại nhà mà phải tới cơ sở y tế. Bởi kỹ thuật truyền dịch tuy đơn giản nhưng chỉ nên thực hiện tại cơ sở y tế có đủ dụng cụ cấp cứu phòng khi có tai biến xảy ra.

Những ai cần cân nhắc khi truyền dịch?

Theo BS Học, ngoài việc truyền dịch chỉ những trường hợp nặng mới được chỉ định thì y khoa không khuyến khích truyền dịch. Hiện có khoảng trên 20 loại dịch truyền được chia thành 3 nhóm cơ bản: Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể: [glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin]; Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải dùng trong trường hợp mất nước, mất máu [dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%...] và nhóm đặc biệt [huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử...] dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Truyền “nước”, truyền “dịch” mà dân gian hay gọi thường để chỉ việc truyền bổ sung nước muối sinh lý, đạm, đường… Đối tượng sử dụng dịch truyền thường là những người bệnh nặng, hôn mê, không thể ăn uống… Các bác sĩ lưu ý, chỉ khi các chất đạm, đường, các chất điện giải có chỉ số trung bình thấp hơn mức bình thường thì lúc đó mới cần bù đắp. Nếu người chỉ “mệt mệt” không thôi thì truyền dịch cũng hoàn toàn vô tác dụng.

Nếu truyền dịch không đúng “địa chỉ”, không đúng loại dịch truyền, bệnh nhân dễ mắc rối loạn thừa các chất có trong dịch truyền làm cơ thể mất quân bình. Tuy nhiên, trên thực tế, không ít người cảm thấy “mệt mệt”, “đuối sức” vì ôn thi, hay chỉ nhức đầu, thở khó… vì căng thẳng cuộc sống, công việc cũng “nằng nặc” đòi bác sĩ truyền dịch. Những người đòi hỏi được truyền dịch chỉ hiểu một cách sơ sài rằng dịch truyền là chất “bổ”. Và nghĩ luôn là việc đưa chất bổ bằng đường truyền dịch thẳng vào tĩnh mạch thì nhanh, hiệu quả hơn là đường uống, ăn. Đó là sai lầm. Theo BS Học, trên thực tế sau khi truyền dịch, bệnh nhân có cảm giác dễ chịu hơn. Nhưng việc truyền dịch cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ do lượng dịch được truyền trực tiếp vào tĩnh mạch. “Đơn giản như điều kiện dịch truyền đã thực sự vô khuẩn hay chưa? Đó cũng là yếu tố nguy cơ rồi”, BS Học nói.

Các chuyên gia khuyến cáo, những người mắc xơ gan, suy thận, suy tim… cần cân nhắc đặc biệt trong việc xem xét có truyền dịch hay không,  bởi truyền dịch có thể dẫn đến quá tải tuần hoàn, gây nguy hiểm tính mạng. “Thậm chí với những người sức khỏe, chức năng tim bình thường cũng không loại trừ khả năng bị phù phổi cấp, suy tim nếu tốc độ truyền dịch nhanh quá gây tăng tuần hoàn quá mức, áp lực mạnh cho tim”, BS Phạm Bá Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đống Đa [Hà Nội] chia sẻ.

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Chị Trinh cư ngụ ở quận 4 cho biết: "Trong một lần ốm nghén, ói liên tục, bị sụt cân không ăn được, đi bệnh viện được truyền dịch. Sau khi truyền thấy người phấn chấn nên sau này hễ ăn không ngon miệng, người mệt mệt là đi truyền dịch".

Đẹp da, phấn chấn lên cân

Truyền dịch ngoài việc giúp cơ thể sung mãn còn giúp da căng đẹp, làm mát cơ thể. Đương nhiên dịch truyền này còn được các nhà chuyên môn cho thêm các loại vitamin, tăng cường đề kháng mới giúp da mịn đẹp được.

Chị Hạnh cư ngụ ở quận 10, nặng 39 kg, khi mang thai chị chỉ lên có 7 kg nhưng con chị thì nặng đến 3,6 kg. Sau khi sinh con, người chị ốm nhom, chị đã được truyền dịch. Chị nói: "Sau khi truyền dịch một thời gian tôi thấy người dễ chịu, ăn ngủ được và lên cả chục cân. Bạn bè nói tôi "chịu” dịch truyền nên mập lên thấy rõ và trông đẹp ra".

Bác sĩ tại các phòng khám người lớn luôn phải đối diện với yêu cầu của bệnh nhân: đòi truyền dịch. Đa số đòi truyền vì họ nghĩ dịch truyền làm đẹp da, ăn được ngủ được. Đó là lý do khiến chị Cẩm Tú cư ngụ ở Bình Dương thích truyền dịch khi thấy da khô, ăn không ngon miệng. Chị nói: "Nhiều người "chịu” dịch truyền nên mập ra, còn tôi, người nóng lắm, da khô, có dịch truyền vào thì chỉ làm cho khỏe chứ không mập lên chút nào".

Bị cảm cúm lâu ngày không hết, bệnh ngày càng nặng, chị Phạm Thanh T. phải nhập viện để điều trị vì sốt cao. Bác sĩ đề nghị truyền dịch, chị giãy nảy: "Không truyền đâu, cố gắng lắm tôi mới xuống được 3 ký, bây giờ truyền dịch lỡ mà "chịu”, lên ký lại thì toi công nhịn ăn, nhịn uống kiêng khem khổ sở".

Chỉ đến khi phải chọn giữa điều trị cho mau hết bệnh, hồi sức nếu không thì chết lúc ấy chị mới chịu truyền.

Sự thật về dịch truyền

Dịch truyền trên thị trường có nhiều loại bổ sung vitamin, muối, đường, đạm giá từ vài chục đến vài trăm nghìn. Việc sử dụng dịch truyền theo bác sĩ Lê Thiện Anh Tuấn - phòng khám Minh Đức, quận 6 thì: "Khi bệnh nhân mất nước sẽ chỉ định truyền dịch bù nước: lactat ringer, natri clorua, glucose. Trường hợp bệnh nhân suy kiệt, ăn uống kém thì truyền đạm. Thời gian truyền dịch kéo dài từ 1 giờ 30 phút đến 5 tiếng tùy người. Tại phòng khám, chúng tôi thường xuyên bị bệnh nhân đòi truyền dịch, chỉ cần ăn không được là muốn truyền dịch dù không có bệnh gì cả. Chúng tôi chỉ truyền khi bệnh nhân thật sự cần. Còn những trường hợp không có bệnh, da dẻ hồng hào thì chúng tôi khuyên không nên truyền".

GS-TS Nguyễn Hoài Nam - Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh giải thích: "Không liên quan đến mập mà cũng không làm đẹp da. Nếu có chỉ định của bác sĩ thì chỉ để cấp cứu. Tác dụng dịch truyền là giúp cơ thể cân bằng điện giải, bù nước vì bệnh nhân sẽ bị rối loạn các chất điện giải khi bị sốt, tiêu chảy...".

Nếu không bị bệnh, truyền dịch có lợi gì không? Dược sĩ Nguyễn Hữu Đức - Đại học Y dược giải thích: "Hoàn toàn không có lợi gì cả vì ăn uống bình thường đã đủ các chất dinh dưỡng. Trong khi đó, truyền dịch có nhiều nguy cơ như: nhiễm các bệnh lây qua đường tiêm chích, sốc dịch truyền gây rối loạn chuyển hóa... Đó là lý do các bác sĩ chỉ cho truyền dịch khi thật cần thiết như cấp cứu không ăn được...".

Thực chất truyền dịch nguy cơ cao hơn uống thuốc vì khi uống lầm thuốc còn có thể cho ói, còn truyền dịch thì đi thẳng vào máu có thể gây tử vong. Vì vậy, trong điều trị cần tuân thủ ý kiến bác sĩ.

Phải luôn cảnh giác với chuyện bồi dưỡng quá mức sau khi mổ.

  • Gwyneth Paltrow khuyên không nên ăn dưa chuột vì tăng nguy cơ bị bệnh mất trí nhớ: Chuyên gia nói gì?
  • Chị em tìm đến dưa chuột để làm đẹp da, giữ dáng nhưng đừng quên những điều này
  • Xay bơ với dưa chuột và uống mỗi ngày: Bạn sẽ bất ngờ vì rất nhiều tác dụng
  • Vì sao nói hầu hết phụ nữ ai cũng đều cần 1 quả dưa chuột mỗi ngày

Cô bệnh nhân khăng khăng với bác sĩ [BS] là cô ấy tăng cân tại vì năm kia cô ấy mổ u xơ tử cung, lúc mổ dậy truyền mất 20 chai nước biển. Do đó mà cô tăng cân luôn tới giờ, từ 50 kg thành 80 kg.

Cái truyền thuyết này nghe cũng... có lý, nếu không xét đến chuyện mỗi chai nước biển truyền vào mạch cổ tay cung cấp chừng 100 kcal [nếu truyền Glucose 5%, thường gọi là chai đường] đến 200 kcal [nếu truyền Moriamine 10% thường gọi là chai đạm], hoặc chả có calo [nếu truyền Lactate Ringer hay Natri Clorua 0,9%], tương đương chừng một chén cháo thịt loãng đến nửa chén cơm trắng ăn với chút cá kho thịt ram.

Mỗi ngày ăn nhiêu đó thì có nằm mơ cũng không bói ra ký mà tăng.

Vậy thì rốt cuộc tại sao sau mổ dễ bị tăng cân?

Một trường hợp cụ thể: bệnh nhân có thừa cân chút ít, trải qua một cuộc đại phẫu gây mê toàn thân kéo dài 5 tiếng, sẽ mất chừng 300 ml-500 ml máu và bị cắt mất 500 g mô cơ thể, nhịn ăn uống tuyệt đối khoảng 36 tiếng [20 tiếng tiền phẫu và 16 tiếng hậu phẫu], cân lại sụt mất chừng.... 1 kg so với trước mổ!

Số cân ít ỏi này sẽ phục hồi trong vòng một tuần ăn uống bình thường như trước mổ cộng thêm một hai bữa phụ với sữa bánh gì đó.

Nhưng thường mổ xong thì phải bồi dưỡng tích cực: gà ác tiềm thuốc bắc, giò heo hầm đậu đen, thịt bò cho bổ máu, tuỷ sống cho bổ não, súp cua yến sào vi cá....

Nhưng vết mổ đau, có vận động đâu mà xài năng lượng ăn vào. Mỗi ngày bồi dưỡng có khi thừa chừng 500 kcal cứ thế mà tích lại. Không thành mỡ thì số thừa ấy đi đâu được?

Vậy ăn gì để giảm cân bây giờ bác sĩ?

Đừng lo quá, muốn ăn gì cứ ăn tự do, ăn bao nhiêu cũng được, nhưng chỉ nhai thôi đừng nuốt !!! [Cái khó là thường nuốt mất có khi còn chưa kịp nhai !] …

Trong trường hợp không thể không nuốt sau khi nhai thì có thể ăn theo kiểu nhà giàu, tức là hầm đủ thứ gà vịt củ quả, xong lọc bỏ hết phần xác, chỉ húp ngày ba bữa nước canh với nửa chén cơm và lòng tin vô bờ vào chuyện nước canh là thứ bổ dưỡng nhất nhất.

Nói chung, phải luôn cảnh giác với chuyện bồi dưỡng quá mức sau khi mổ.

TS.BS Đào Thị Yến Phi. Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng - An toàn thực phẩm - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM.

Nếu sau mổ, trọng lượng cơ thể giảm ít, dưới 5% trọng lượng trước mổ, thì khẩu phần ăn hầu như không cần thay đổi gì, chỉ trong vòng vài tuần sau mổ cân nặng này có thể phục hồi nguyên trạng.

Chỉ khi nào cuộc mổ trên đường tiêu hoá , phải giảm ăn kéo dài và sụt nhiều hơn 5% trọng lượng cơ thể trước mổ, bạn mới cần bồi dưỡng tí chút, uống thêm mỗi ngày chừng 1 ly sữa hoặc 1 ly sinh tố là đủ.

Cần lưu ý, bồi dưỡng đây là tăng cường các chất dinh dưỡng dễ hụt như vitamin , chất khoáng, đạm thiết yếu… chứ không phải chất béo hay chất đường. Vì vậy, các món dùng cho chuyện bồi dưỡng nên tươi sống và… tươi rói, chứ còn mấy món hầm nhừ chiên giòn thường có tác dụng tăng cân hơn là bồi dưỡng.

Mà vừa bồi dưỡng phải vừa cảnh giác, cân hàng tuần đúng giờ đúng chỗ đúng cách, thấy cân nặng đã phục hồi là phải chấm dứt "nhõng nhẽo" quay về với cuộc sống bình thường không thôi hậu hoạ khó lường.

Video liên quan

Chủ Đề