Tại sao ăn dứa lại bị rát lưỡi

Ăn dứa bị rát lưỡi là hiện tượng mà hầu hết mọi người đều từng trải qua. Nhưng không phải ai cũng biết cách chữa rát lưỡi khi ăn dứa.

Bạn đang xem: Cách chữa rát lưỡi khi ăn dứa


Vì sao ăn dứa bị rát lưỡi 

Trái dứa hay còn có những tên gọi khác như khóm, thơm hay huyền nương. Loại trái cây này có nguồn gốc từ Nam Mỹ [chủ yếu ở Parguay và miền nam Brazil].

Trong lúc thưởng thức hương vị thơm ngon, ngọt thanh; hòa quyện với chút chua của những trái dứa. Chắc hẳn không ít bạn còn được trải qua cái cảm giác ngứa rát ở lưỡi nữa đúng không nào.

Thử cắn một miếng dứa, nhưng đừng vội vàng nhai nó. Hãy ngậm miếng dứa trong miệng một lúc rồi từ từ cảm nhận. Dần dần bạn sẽ cảm nhận thấy hơi rát rát, khó chịu trong miệng; thậm chí chảy máu ở môi, lưỡi hoặc hai bên má.

Vì sao ăn dứa bị rát lưỡi

Hiện tượng ăn dứa bị rát lưỡi thông thường sẽ xuất hiện sau khi ăn. Sau một thời gian sẽ tự hết mà không cần dùng đến thuốc hay một phương pháp điều trị nào cả.

Đa phần mọi người vẫn nghĩ rằng, tình trạng bị rát lưỡi hình thành là do thành phần acid có trong dứa gây nên. Thế nhưng, thực chất không phải như vậy.

Nguyên nhân thật sự gây cảm giác ngứa rát này; là bởi trong dứa tồn tại một chất có tên là bromelain. Đây là một hợp chất được tạo thành từ hỗn hợp của các enzyme tiêu hóa; rất hữu ích trong việc ngăn ngừa viêm nhiễm.

Enzyme bromelain tồn tại nhiều nhất ở vỏ và trong lõi của dứa. Mặc dù là một hợp chất tốt, thế nhưng nếu như để chất này tiếp xúc với vùng da nhạy cảm như lưỡi hoặc quanh miệng. Nó sẽ khiến protein bị phân hủy; dẫn đến tình trạng đau rát mà chúng ta hay gặp.

Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng. Bởi đây không phải vấn đề gì quá nghiêm trọng; hoàn toàn không gây hại gì tới sức khỏe.

Cách chữa rát lưỡi khi ăn dứa

Mặc dù không gây hại gì tới sức khỏe; thế nhưng đang ăn ngon mà bị rát lưỡi thì cũng ảnh hưởng nhiều đến vị giác đúng không nào. Để hạn chế cảm giác khó chịu này; các bạn có thể tham khảo những cách chữa rát lưỡi khi ăn dứa sau đây:

Mẹo trị rát lưỡi khi ăn dứa sống

Dứa sau khi gọt vỏ và xắt thành miếng nhỏ thì đem ngâm qua trong nước muối nhạt trong vòng 10 phút. Cách này sẽ giúp làm ức chế men phân giải protein; nhờ đó bạn sẽ không bị rát lưỡi sau khi ăn dứa.

Không những vậy, nước muối còn có tác dụng giảm niêm mạc miệng và lưỡi; nhờ vậy mà mùi vị của dứa sẽ càng trở nên thơm và ngọt hơn.

Cách chữa rát lưỡi khi ăn dứa

Giảm rát lưỡi sau khi ăn dứa xào, nấu

Khi dùng dứa làm nguyên liệu chế biến các món ăn xào nấu; bạn hãy chú ý nhiều hơn vào khâu sơ chế. Hãy làm cẩn thận các khâu gọt vỏ, bỏ mắt và cắt sâu; trong lúc rửa dứa bạn có thể tráng qua với nước muối nhạt.

Xem thêm: Cách Làm Gừng Ngâm Mật Ong, Trị Ho, Giảm Cân Nhanh Tại Nhà

Mẹo trị rát lưỡi sau khi ăn dứa trên, kết hợp với nhiệt độ cao khi xào nấu; sẽ làm vô hiệu hóa khả năng gây dị ứng của dứa. Nếu trong gia đình có người mẫn cảm với thực phẩm như người già và trẻ nhỏ; bạn hãy nhớ thực hiện mẹo trên để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà nhé.

Khi nào cần nhờ sự trợ giúp của bác sĩ

Tuy rằng, những trường hợp bị dị ứng dứa là vô cùng ít. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không bao giờ xuất hiện.

Trong khi ăn dứa nếu có biểu hiện tê miệng; cùng với đó là một số bất thường khác như: phát ban, ngứa, tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, thở dốc, lưỡi bị sưng, ngứa hoặc thở khò khè… thì đó chính là lúc bạn cần nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ đấy.

Những người nhạy cảm với latex [cao su] có nguy cơ bị dị ứng với dứa cao. Bởi thành phần protein có trong dứa có thể hình thành phản ứng chéo ở những người nhạy cảm với latex.

Ăn dứa cần lưu ý những gì

– Lựa những trái dứa còn tươi, lành nguyên cả quả; tốt nhất không nên mua những trái dứa đã bị dập nát.

– Bước gọt vỏ phải thật kỹ càng; loại bỏ sạch lớp vỏ và các mắt dứa.

– Nên ngâm dứa trong nước muối nhạt trước khi ăn.

– Những trường hợp không nên ăn dứa có thể kể đến như: Những người hay bị chảy máu cam, sốt xuất huyết, đang gặp phải một vết thương nặng, phụ nữ bị băng huyết…

– Khi đói tuyệt đối không ăn loại quả này, bởi thành phần axit hữu cơ và bromelin trong dứa sẽ tác động lên niêm mạc dạ dày. Khiến cho bạn cảm thấy nôn nao khó chịu.

– Chỉ nên ăn những quả dứa có hương vị ngọt quen thuộc và có màu vàng. Với những trái dứa mà vỏ vẫn còn chút màu xanh lá thì chưa nên ăn vội. Bạn hãy lật ngược quả lại, đặt lên trên kệ bếp một vài hôm. Đến khi màu xanh của trái dứa chuyển thành vàng cam thì có thể ăn được.

Bên cạnh đó, ăn quá nhiều dứa trong một lần sẽ gây đau rát lưỡi. Vì thế, hãy thưởng thức loại trái cây này với một lượng vừa phải; để ngăn chặn tình trạng tê miệng và nguy cơ tăng axit dạ dày nhé.

Xem thêm: Cách Làm Đèn Trung Thu Bằng Chai Nhựa Đón Trung Thu Đơn Giản

Qua bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu xong nguyên nhân vì sao ăn dứa bị rát lưỡi ? cũng như những cách chữa rát lưỡi khi ăn dứa. Hi vọng rằng, với những thông tin này sẽ giúp bạn thưởng thức những trái dứa thoải mái hơn; mà không cần lo lắng về cái lưỡi của mình nữa.

Thứ Hai, 04 Tháng Năm, 2020

Dứa [còn gọi là thơm, khóm] là loại trái cây tráng miệng, ăn vặt phổ biến. Hãy thử cắn một miếng dứa, đừng vội nhai rồi để yên trên lưỡi và cảm nhận, bạn sẽ có cảm giác rát dần, khó chịu trong miệng, thậm chí chảy máu ở môi, lưỡi hoặc hai bên má.

Những triệu chứng này xảy ra ngay sau khi ăn và thường tự giảm dần mà không cần dùng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác.

Nguyên nhân rát lưỡi khi ăn dứa

Nhiều người vẫn cho rằng, cảm giác rát đó được gây ra bởi acid có trong dứa. Tuy nhiên lý do thực sự là do quả dứa có chứa chất bromelain - một hỗn hợp của các enzyme tiêu hóa, có nhiều lợi ích trong việc điều trị chống viêm nhiễm. Enzyme bromelain nằm tập trung nhiều trong lõi và vỏ dứa. Chất này có lợi cho sức khỏe nhưng trong trường hợp tiếp xúc với lớp da nhạy cảm và xung quanh miệng làm phân hủy các protein gây ra cảm giác đau rát. Đây không phải là một vấn đề quá lớn vì không gây nguy hại đáng kể gì cho cơ thể.


Phương pháp để ăn quả dứa tránh bị dị ứng:

Với cách ăn trực tiếp [ăn sống]

Sau khi gọt vỏ dứa, cắt thành từng miếng nhỏ mang ngâm nước muối nhạt để men phân giải protein sẽ bị ức chế khiến chúng ta không bị rát lưỡi. Mặt khác, nước muối giúp giảm niêm mạc miệng và lưỡi khiến cho dứa thơm và ngọt hơn. Thời gian ngâm dứa khoảng 10 phút là đủ.

Xào, nấu

Gọt vỏ, bỏ mắt và cắt sâu, rửa sạch dứa có thể tráng qua bằng nước muối nhạt. Khi xào, nấu dưới tác dụng của nhiệt, khả năng gây dị ứng của dứa sẽ không còn nữa. Phương pháp này áp dụng cho trẻ nhỏ, người già, những người mẫn cảm, hay bị dị ứng thực phẩm…rất tốt.

Những vấn để cần lưu ý khi ăn dứa:

- Chọn mua dứa tươi và lành nguyên cả quả, không ăn dứa dập nát.

- Lưu ý khi gọt dứa phải bỏ hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt.

- Nên rửa sạch dứa bằng nước muối trước khi ăn.

- Đối với người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu như chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết… thì không nên ăn dứa.

- Không nên ăn dứa tươi vào lúc đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, gây nôn nao, khó chịu…

- Bạn nên chọn trái dứa có mùi ngọt đặc trưng và màu vàng. Nếu quả vẫn còn màu xanh lá cây trên vỏ, hãy lật ngược trái lại, để đầu lá lên kệ bếp một vài ngày cho đến khi dứa chuyển sang màu vàng hoặc cam.

Ngoài ra, bạn ăn nhiều dứa rát lưỡi, do đó không nên ăn quá nhiều trong một lần để giúp ngăn ngừa chứng tê miệng và giảm nguy cơ tăng acid dạ dày.
 

Những công dụng tuyệt vời của quả dứa

Dứa là một loại quả [trái] ở vùng nhiệt đới thường được sử dụng như một món hoa quả có lợi cho sức khỏe nhờ hàm lượng vitamin C và vitamin B1 dồi dào.

Bên cạnh những tác dụng trong việc bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng như vitamin C, B1, B2, Ca, Phospho, Fe, Cu... dứa còn là một loại quả đem lại nhiều công dụng rất tuyệt vời khác cho sức khỏe.

Theo các tài liệu nghiên cứu cho biết, nước ép dứa được lên men trở thành một thức uống có cồn có tác dụng rất tốt trong việc hạ nhiệt và giảm sốt cho người bị bệnh. Nước ép dứa cũng được sử dụng bên ngoài để làm tan mụn cóc, giảm đau, giảm stress và làm liền vết thương nhanh.

5 loại thực phẩm đừng nên ăn chung với dứa nếu không muốn bị "Tào Tháo đuổi"

Để có thể hấp thụ được một cách trọn vẹn sự bổ dưỡng mà dứa mang lại, chúng ta không nên ăn dứa với các loại thực phẩm dưới đây vì nó làm giảm công dụng của dứa, thậm chí còn làm tổn thương sức khỏe.


Dứa chứa nhiều vitamin C, canxi, kali, folate…


1. Xoài

Dứa và xoài là hai loại quả không thể ăn chung với nhau. Chúng sẽ làm ta bị tiêu chảy bởi vì hai loại trái cây này sẽ phản ứng với nhau, vì làm tăng gánh nặng cho dạ dày và vì cả hai đều chứa thành phần hóa học gây phản ứng dị ứng da.

Dứa có chứa protease đặc thù, rất dễ dẫn đến dị ứng, đau bụng, chứng viêm ở vùng bụng. Trong xoài có chứa chất gây kích ứng da và niêm mạc là urushiol, gây đau, ngứa, phồng rộp, bong tróc.

Ngoài ra, dứa có chứa glycoside, bromelain và các chất khác gây tác dụng phụ trên da và mạch máu. Ăn dứa trong một giờ có thể gây ngứa, nóng rát hoặc tê lưỡi.


2. Trứng

Một loại thực phẩm khác không ăn kèm với dứa là trứng. Protein trong trứng và axit trái cây trong dứa kết hợp với nhau sẽ làm protein đông đặc lại, gây triệu chứng khó chịu, khó tiêu.


3. Sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa kể cả sữa chua, nhất định không nên ăn với dứa. Điều này để tránh phản ứng các chất trong dứa với protein trong các sản phẩm sữa. Nếu không, chúng sẽ tạo thành các chất khó tiêu, gây đau bụng hoặc tiêu chảy.


4. Củ cải


Kết hợp với củ cải sẽ phá hủy vitamin C trong dứa.


Hai loại thực phẩm này ăn cùng nhau sẽ phá hủy vitamin C trong dứa, giảm các chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, chúng còn thúc đẩy flavonoid trong dứa chuyển hóa thành axit dihydroxybenzoic và axit ferulic ức chế chức năng tuyến giáp, gây bướu cổ.


5. Hải sản

Ăn dứa sau khi ăn hải sản sẽ làm chuyển đổi các vitamin trong dứa thành các thành phần tương tự như asen, gây nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng không mong muốn khác.

Video liên quan

Chủ Đề