Bao lâu mới có chứng chỉ hành nghề bác sĩ

Thời gian thực hành là một trong những điều kiện bắt buộc khi cấp Chứng chỉ hành nghề y đối với cá nhân.

Theo đó, người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

>> Xem thêm:

– 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh [sau đây gọi chung là bệnh viện] đối với bác sĩ;

– 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;

– 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.

– 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên

Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.

Quy định về xác nhận về thời gian thực hành

[1] Xác nhận về thời gian thực hành đối với bác sỹ:

– Đối với bác sỹ đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012:

+ Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 18 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì được xác nhận có đủ thời gian thực hành;

+ Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh chưa đủ 18 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thời gian đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012 được tính là thời gian thực hành [xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng lao động hoặc có quyết định tuyển dụng] và phải tiếp tục thực hành đến khi đủ 18 tháng để được xác nhận có đủ thời gian thực hành;

+ Nếu đã có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 18 tháng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng sau đó đã không tiếp tục thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thì không phải thực hành lại nếu có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục. Trường hợp không có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh;

– Đối với bác sỹ bắt đầu thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.

[2] Xác nhận về thời gian thực hành đối với y sỹ:

– Đối với y sỹ đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012:

+ Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 12 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì được xác nhận có đủ thời gian thực hành;

+ Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh chưa đủ 12 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thời gian đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012 được tính là thời gian thực hành [xác định từ thời điểm có hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng] và phải tiếp tục thực hành đến khi đủ 12 tháng để được xác nhận có đủ thời gian thực hành;

+ Nếu đã có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 12 tháng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng sau đó đã không thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.

– Đối với y sỹ bắt đầu thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01/01/2012 thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.

[3] Xác nhận về thời gian thực hành đối với hộ sinh viên, kỹ thuật viên và điều dưỡng viên:

– Đối với hộ sinh viên, kỹ thuật viên và điều dưỡng viên đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012:

+ Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 09 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì được xác nhận có đủ thời gian thực hành;

+ Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh chưa đủ là 09 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thời gian đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012 được tính là thời gian thực hành [xác định từ thời điểm có hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng] và phải tiếp tục thực hành đến khi đủ 09 tháng để được xác nhận có đủ thời gian thực hành;

+ Nếu đã có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 09 tháng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng sau đó đã không thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.

– Đối với hộ sinh viên, kỹ thuật viên và điều dưỡng bắt đầu thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01/01/2012 thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.

[4] Xác nhận quá trình thực hành trước ngày 01/01/2012 đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại trung tâm y tế [trung tâm y tế dự phòng, trung tâm y tế các quận huyện thị xã, trung tâm phòng chống bệnh xã hội, trung tâm y tế các bộ, ngành], y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phải là viên chức, hợp đồng lao động dài hạn:

– Trường hợp trung tâm y tế, cơ quan, đơn vị, tổ chức có thành lập đơn vị khám bệnh, chữa bệnh: thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh do người phụ trách y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức xác nhận kèm theo quyết định thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan có thẩm quyền;

– Trường hợp trung tâm y tế, cơ quan, đơn vị, tổ chức không thành lập đơn vị khám bệnh, chữa bệnh: việc xác nhận thời gian thực hành cho người hành nghề sẽ do thủ trưởng cơ quan xác nhận và kèm theo văn bản phân công người đó làm công tác y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;

– Đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại trung tâm y tế, y tế cơ quan đơn vị, tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bắt đầu thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 đến nay thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.

Cập nhật: 03/05/2021 17:17 | Người đăng: Vũ Duyên

Thời gian cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng trong vòng bao lâu nhiều bạn sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng điều dưỡng tại các trường Y dược thắc mắc. Để biết được về thời gian này, các bạn cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé.

Thời gian được cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng

Chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng là giấy phép thông hành đủ điều kiện để làm việc với ngành nghề này. Tuy nhiên thời gian để được cấp chứng chỉ này sẽ được quy định như sau:

Chứng chỉ hành nghề Y dược

Thời gian được cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng trước 01/01/2012

Để trả lời thắc mắc của bạn Trần Thu Hương, sinh viên năm nhất Cao đẳng điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch về vấn đề: sau khi tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng tại nhà trường, muốn xin cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng thì phải có thời gian thực hành bao lâu mới được cấp giấy? Thầy Nguyễn Quang Minh - trưởng phòng đào tạo tại nhà trường cho biết:

Khoản 3 điều 16 Thông tư 41/2011/TT-BYT quy định việc xác nhận về thời gian thực hành đối với hộ sinh viên, kỹ thuật viên và điều dưỡng viên:

Đối với hộ sinh viên, kỹ thuật viên và điều dưỡng viên đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012:

  • Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 09 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì được xác nhận có đủ thời gian thực hành;
  • Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh chưa đủ là 09 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thời gian đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012 được tính là thời gian thực hành [xác định từ thời điểm có hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng] và phải tiếp tục thực hành đến khi đủ 09 tháng để được xác nhận có đủ thời gian thực hành;
  • Nếu đã có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 09 tháng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng sau đó đã không thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.

Thời gian được cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng sau 01/01/2012

Thầy Nguyễn Quang Minh - trưởng phòng đào tạo cũng cho biết thêm: Đối với hộ sinh viên, kỹ thuật viên và điều dưỡng bắt đầu thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01/01/2012 thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 24  Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định: Xác nhận quá trình thực hành

Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

  • a] 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh [sau đây gọi chung là bệnh viện] đối với bác sĩ;
  • b] 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;
  • c] 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.
  • d] 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên

Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.

Như vậy, thời gian cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng ít nhất sau 09 tháng thực hành tại cơ sở khám, chữa bệnh thì bạn mới có thể được cấp.

Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng có thời hạn bao lâu?

Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược cho biết: Chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp. Ngoài ra các bạn cần lưu ý trước thời điểm hết hạn 3 tháng, nếu muốn tiếp tục hành nghề thì bạn sẽ phải làm thủ tục đề nghị gia hạn tại cơ quan quản lý Nhà nước về y tế có thẩm quyền đã cấp.

Thời hạn, giá trị chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng được quy định tại nghị định số 89/2012/NĐ – CP của Chính phủ có sửa đổi, bổ sung một số điều lệ của Nghị định số 79/2006/NĐ – CP ngày 09 tháng 8 năm 2006. Theo đó thì chứng chỉ này được cấp 1 lần và có giá trị cũng như phạm vi sử dụng trên toàn quốc với thời hạn 5 năm. 

Khi gần đến thời hạn, các y sĩ sẽ phải làm thủ tục được đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề y tại cơ quan có thẩm quyền hay nhà nước. Việc quy định về thời hạn chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng mới đây xảy ra nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên đã đưa ra thống nhất quy định: Mỗi cá nhân chỉ được cấp 1 chứng chỉ hành nghề Y và có thời hạn trong vòng 5 năm. 

Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng có bị thu hồi khi không làm 3 năm

Câu trả lời là . Tại Khoản 1 Điều 29 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định rõ về những trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dưới đây:

  • Chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền;
  • Chứng chỉ hành nghề có nội dung trái pháp luật;
  • Người hành nghề không hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục;
  • Người hành nghề được xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh;
  • Người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 02 năm liên tiếp;
  • Người hành nghề không đủ sức khỏe để hành nghề;
  • Người hành nghề thuộc một trong các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 18 của Luật này.

Như vậy, trường hợp không làm trong 03 năm thì sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề Điều Dưỡng. Trước hết để được cấp chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng thì bạn cần phải lựa chọn ngôi trường đào tạo ngành Điều dưỡng uy tín và chất lượng.

Học Cao đẳng Điều dưỡng ở đâu?

Muốn có được chứng chỉ hành nghề điều dưỡng ngoài việc đáp ứng đủ những điều kiện ở trên thì đầu tiên, các bạn phải đáp ứng được điều kiện là đã tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng ở một trường đào tạo Y dược uy tín chất lượng như: Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, cao đẳng Y dược Hà Nội, cao đẳng Y Dược Sài Gòn,... Đây được xem là những trường đào tạo hàng đầu về nguồn nhân lực cho các cơ sở Y tế được Bộ Y tế đánh giá cao.

Thời gian đào tạo cao đẳng Điều dưỡng

Khi học tập tại đây, các bạn sẽ được học trong môi trường tốt nhất với chương trình đào tạo khoa học, chú trọng vào thực hành để nâng cao tay nghề. Ngoài đào tạo cao đẳng Điều dưỡng thì ở những trường này còn đào tạo những ngành khác như Cao đẳng Dược, Trung cấp Y Học cổ truyền để các bạn có thêm nhiều sự lựa chọn hơn cho mình.

Video liên quan

Chủ Đề