Hạo thiên là ai

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ý nghĩa của từ Ngọc Hoàng Thượng Đế theo Tự điển Phật học như sau:

Ngọc Hoàng Thượng Đế có nghĩa là:

[玉皇上帝]: tên gọi của vị vua tối cao của bầu trời, là chủ của Thiên Đình, với nhiều tôn xưng khác nhau như Hạo Thiên Thượng Đế [昊天上帝], Ngọc Hoàng Đại Đế [玉皇大帝], Ngọc Đế [玉帝], Ngọc Hoàng [玉皇], Hạo Thiên Kim Khuyết Chí Tôn Ngọc Hoàng Đại Đế [昊天金闕至尊玉皇大帝], Huyền Khung Cao Thượng Ngọc Hoàng Đại Thiên Đế [玄穹高上玉皇大天帝], Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn Huyền Linh Cao Thượng Đế [玉皇大天尊玄靈高上帝], hay dân gian thường gọi là Thiên Công [天公, Ông Trời]. Dưới thời nhà Tống, vua Chơn Tông [眞宗, tại vị 997-1022] cũng như Huy Tông [徽宗, tại vị 1100-1125] đều có ban Thánh hiệu cho Ngọc Hoàng Đại Đế. Vua Chơn Tông ban cho Thánh hiệu là Thái Thượng Thiên Chấp Phù Ngự Lịch Hàm Chơn Thể Đạo Ngọc Hoàng Đại Thiên Đế [太上開天執符御歷含眞體道玉皇大天帝]. Vua Huy Tông là Thái Thượng Thiên Chấp Phù Ngự Lịch Hàm Chơn Thể Đạo Hạo Thiên Ngọc Hoàng Thượng Đế [太上開天執符御歷含眞體道昊天玉皇上帝]. Trong các kinh điển của Đạo Giáo tôn xưng là Hạo Thiên Kim Khuyết Vô Thượng Chí Tôn Tự Nhiên Diệu Hữu Di La Chí Chơn Ngọc Hoàng Đại Đế [昊天金闕無上至尊自然妙有彌羅至眞玉皇大帝]. Ngài được xem như là một vị thần minh tối cao của Đạo Giáo, địa vị chỉ dưới Tam Thanh Tôn Thần [三清尊神] mà thôi. Dưới con mắt thế tục, Ngài được kính ngưỡng như vị thần tối vĩ đại, là vua trong các vị thần. Theo truyền thuyết dân gian, Ngọc Hoàng Thượng Đế không những thọ mạng Thiên Tử thống trị con người, mà còn cai quản cả Tam Giáo Nho, Lão, Thích, cùng với chư vị thần tiên của ba đạo này, cũng như các thiên thần, địa kỳ, người, quỷ đều thuộc quyền thống quản của Ngài. Ngoài việc quản lý ba cõi Thiên, Địa, Nhân, Ngọc Hoàng Đại Đế còn trông coi về sự hưng long, suy bại, tốt xấu, phước họa của vũ trụ vạn vật. Thuộc hạ quản lý về học vụ có Văn Xương Đế Quân [文昌帝君]; về thương vụ có Quan Thánh Đế Quân [關聖帝君]; về công vụ có Công Thánh Tiên Sư [巧聖先師]; về nông vụ có Thần Nông Tiên Đế [神農先帝]; về việc địa phương có Đông Nhạc Đại Đế [東岳大帝], Thanh Sơn Vương [青山王], Thành Hoàng Da [城隍爺], Cảnh Chủ Công [境主公], Thổ Địa Công [土地公], Địa Cơ Chủ [地基主]; về cõi âm có Phong Đô Đại Đế [酆都大帝] và Thập Điện Diêm Vương [十殿閻王]. Theo lý luận của Đạo Giáo, Trời có 13 tầng, mỗi tầng có 3 vạn dặm, địa phương ngoài Trời ra được gọi là Vô Cực [無極], cõi trong Trời là Thái Cực [太極]. Ngọc Hoàng Đại Đế là thần linh tối cao vô thượng trong vũ trụ, hết thảy chư thần linh đều phải vâng lịnh Ngài. Cõi Trời Thái Cực chia thành 5 cõi Trời khác nhau: Trung Thiên [中天] có Ngọc Hoàng Đại Đế an ngự, trên chưởng quản 36 cõi trời, ba ngàn thế giới, dưới trông coi 72 cõi, hết thảy sinh linh. Đông Thiên [東天] có Tam Quan Đại Đế [三官大帝], chủ quản ban phước, kéo dài tuổi thọ, giải trừ tai ách, xá tội, tiêu nạn. Nam Thiên [南天] có Văn Hành Thánh Đế [文衡聖帝], chủ quản việc ủy nhiệm chư thần linh, lên xuống, khảo sát, xem xét công tội của các thần. Tây Thiên [西天] có Thích Ca Mâu Ni [釋迦牟尼], chủ quản việc tín ngưỡng, quy y của con người. Bắc Thiên [北天] có Tử Vi Đại Đế [紫微大帝], chủ quản việc ban phước, tiêu tai, ban bố tài lộc. Về lai lịch của Ngài, theo Cao Thượng Ngọc Hoàng Bản Hạnh Tập Kinh [高上玉皇本行集經] của Đạo Giáo cho rằng vào thời xa xưa có một trú xứ tên Quang Nghiêm Diệu Lạc Quốc [光嚴妙樂國]; Quốc Vương xứ này là Tịnh Đức Vương [淨德王], Hoàng Hậu là Bảo Nguyệt Quang [寶月光]. Cả hai đều lớn tuổi nhưng không có con nối dõi. Bỗng một đêm nọ, bà mộng thấy Thái Thượng Lão Quân [太上老君] ẵm một đứa hài nhi đưa vào trong bài thai của Hoàng Hậu. Bà cung kính đón nhận, đến khi tỉnh dậy mới hay rằng mình đã có thai. Mang thai tròn 12 tháng, rồi đến ngày mồng 9 tháng giêng năm Bính Ngọ thì hạ sinh Thái Tử. Ngay từ lúc nhỏ, Thái Tử đã thông tuệ, đến khi lớn lên phụ tá cho Quốc Vương rất đắc lực, thương dân, làm việc thiện, cứu người nghèo khổ. Sau khi vua cha băng hà, Thái Tử từ bỏ ngôi vị, vào trong Phổ Minh Hương Nham Sơn [普明香岩山] tu đạo, trãi qua 3.200 kiếp, mới chứng được Kim Tiên, hiệu là Tự Nhiên Giác Hoàng. Sau đó, lại trãi qua cả ức kiếp mới chứng thành Ngọc Đế, hy sinh thân mạng để cứu độ chúng sanh. Từ đó, mồng 9 tháng giêng hằng năm được xem như là ngày khánh đản của Ngọc Hoàng Đại Đế. Tại các Đạo Quán đều có thiết lễ dâng cúng, gọi là Ngọc Hoàng Hội [玉皇會] để cầu nguyện phước quả, sống lâu. Tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc cũng như Đài Loan, ngày này được gọi là ngày Bái Thiên Công [拜天公, Lạy Ông Trời]; cho nên cả gia đình lớn nhỏ, già trẻ đều giữ gìn trai giới, tắm rửa sạch sẽ, dâng hương hành lễ, vái lạy, tụng kinh. Thời xưa, ở phương Bắc của Trung Quốc có tục lệ tế lễ Ngọc Hoàng, rước tượng Ngài đi cùng khắp thôn xóm. Tương truyền 25 tháng 12 là ngày Ngọc Hoàng Đại Đế hà phàm tuần tra nhân gian, cho nên các Đạo Quán cũng như trong dân gian đều có thắp hương, tụng kinh để nghênh đón Ngài. Trong Đạo Mẫu của Việt Nam, Ngọc Hoàng được gọi là Vua Cha Ngọc Hoàng, là cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Trong bài Mộng Tiên [夢仙], Bạch Cư Dị [白居易, 772-846] có đoạn thơ xưng tán Ngọc Hoàng Đại Đế rằng: “An kỳ tiện môn bối, liệt thị như công khanh, ngưỡng yết Ngọc Hoàng Đế, khể thủ tiền trí thành [安期羨門輩、列侍如公卿、仰謁玉皇帝、稽首前致誠, mong sao lòng kẻ mọn, hầu hạ như công khanh, ngưỡng tâu Ngọc Hoàng Đế, cúi đầu tâm chí thành].

Trên đây là ý nghĩa của từ Ngọc Hoàng Thượng Đế trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa Hạo thiên. Ý nghĩa của từ Hạo thiên theo Tự điển Phật học như sau:

Hạo thiên có nghĩa là:

[昊天]: trời xanh; do vì trời cao rộng vô biên, từ đó nó ví cho ân đức vô cùng to lớn của cha mẹ; như trong Thi Kinh [詩經], chương Tiểu Nhã [小雅], Lục Nga [蓼莪] có câu: “Dục báo chi đức, hạo thiên võng cực [欲報之德、昊天罔極, muốn báo đức ấy, trời xanh vô tận].” Hay trong bài thơ Trách Cung [責躬] của Tào Thực [曹植] nhà Ngụy thời Tam Quốc cũng có câu: “Hạo thiên võng cực, sanh mạng bất đồ [昊天罔極、生命不圖, trời xanh vô tận, mạng sống chẳng lo toan].” Hoặc như trong Nhị Thập Niên Mục Đỗ Chi Quái Hiện Trạng [二十年目睹之怪現狀], hồi thứ 74 lại có đoạn rằng: “Khuy đắc tổ phụ phủ dưỡng thành nhân, dĩ hữu kim nhật, giá họa thiên võng cực chi ân, vô tùng bổ báo vạn nhất [虧得祖父撫養成人、以有今日、這昊天罔極之恩、無從補報萬一, may được ông nội nuôi nấng nên người, cho đến ngày nay; ơn tựa trời cao vô cùng ấy, chẳng báo đáp trong muôn một].”

Trên đây là ý nghĩa của từ Hạo thiên trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Ha hạ hạ hạ hạ hạ an cư hạ an cư hạ an cư Hà Bá

Tiểu sử:

- Hạo [tên khai sinh là Thiên ] được sinh ra trong một thôn trang tên Nhật. Khi sinh ra đã sở hữu một Đại Thiên chí khí có hình dạng một chiếc gương đồng xanh. Ngay từ khi sinh ra Hạo đã thể hiện một trí thông minh phi phàm.

- Vào năm lên 4, cả thôn trang đều bị huỷ diệt, chỉ Hạo trốn thoát được. Năm lên 10, Hạo vô tình cứu được một người Elf, rồi từ đó được nhận nuôi. Từ người Elf, Hạo biệt được về vị trí thấp kém của loài người trong Hồng Hoang đại lục, về sự yếu kém của chủng tộc mình. Không cam tâm, Hạo điên cuồng tìm cách cứu rỗi chủng tộc, và đã tìm ra được thuyết pháp Tổ Tông.

- Với lòng quyết tâm, Hạo từ biệt người Elf và chu du khắp Hồng Hoang đại lục. Chuyến chu du này kéo dài hàng ngàn năm. Hạo đã quen biết được rất nhiều người, nhờ tấm gương mà thân thể của Hạo đã trở nên vô cùng mạnh mẽ. Trong thời gian đó, Hạo học được rất nhiều điều, chiến tranh, giết chóc, hi sinh, thậm chí là lựa chọn. Nhưng Hạo vẫn không tìm thấy bất cứ thứ gì để giúp loài người quất khởi.

- Sau hàng ngàn năm, Hạo đã lựa chọn. Hắn hi sinh tất cả bạn bè, người thân, tất cả chỉ để tìm được thứ có thể giúp con người trở nên mạnh mẽ. Cuối cùng, khi số người chết lên tới hàng ngàn tỉ, hắn cũng đã thu được công pháp Arcane. Quá đau lòng trước sự hi sinh, Hạo đổi tên từ Thiên thành Hạo, đổi tên chiếc gương thành Hạo Thiên Kính

- Nhờ vào chiếc gương, Hạo đã phân tích được công pháp Arcane, rồi từ đó xây được thành thị có tên Nhân loại thành, để chống lại các chủng tộc khác. Nhưng, đối diện với quân đội hùng mạnh của các chủng tộc kia, quân lính của Hạo chết như ngả rạ. Hạo vẫn kiên quyết không ra tay, vì Hạo biết một khi hắn ra tay, các Thánh khác sẽ tiêu diệt Nhân loại thành. Bất mãn với điều đó, Bàn Cổ, Hồng Quân, Tiếp Dẫn, Jehovah, ... tất cả đều rời bỏ hắn. Nhưng hắn vẫn quyết tâm, hi sinh vô số người để đột phá Thánh Vị, trở thành Tổ Tông cứu rỗi loài người.

- Hạo đã tính nhầm. Thiên đạo hoá ra không hề muốn loài người thành Thánh, đánh ngã Hạo xuống biên vực. Tại giây phút đó, Hạo đã từ bỏ bản thân, từ bỏ chính số phận của mình để ban phước cho toàn nhân loại, cứu Cổ, Quân,... tặng họ sức mạnh làm tiền đề cho nhân loại khởi nghĩa sau này. Đồng thời giết 107 vị Thánh của các tộc khác.

- Về sau tái sinh làm Sở Hạo.

- Hạo sở hữu tính cách lạnh lùng nhưng kì thực vô cùng lương thiện. Hạo có lòng quyết tâm cao độ, một ý chí sắt đá và một trí tuệ cao thâm.

Vũ khí và sức mạnh:

- Sở hữu cơ nhân toả bậc bốn cao cấp đỉnh phong, có thể cân được Thánh phổ thông.

- Có sức mạnh Arcane.

- Sở hữu thần tính.

- Sở hữu Hạo thiên kính, có khả năng: công kích, lưu giữ, phản đòn, giải đáp,... gần như là vạn năng.

Nhờ Hạo Thiên kính mà Hạo giết được cả Thánh cao cấp.

Trích dẫn:

- Có... có đầy đủ bia đỡ đạn. Chỉ cần... ta có thể quyết tâm lựa chọn.

- Ta muốn dựng nên một thành thị tại đây, một thành thị của nhân loại chúng ta, Nhân loại thành...

- Ta cho ngươi tất cả lực, nguồn năng lượng này đã bắt đầu được tích tụ từ nghìn năm trước... Ta cho ngươi tất cả trí, phương thức tính toán này ngưng tụ hạch tâm của toàn bộ hệ thống áo thuật...  Ta cho ba huynh đệ các ngươi ánh sáng tâm linh của bản thân, ánh sáng thanh khiết vô tận này đại biểu cho thuần túy cực hạn... Ta cho hai người đến từ phương Tây các ngươi tâm nguyện của bản thân, tư tưởng này có thể biến đổi tín ngưỡng của nhân loại thành sức mạnh... Ta cho mười hai người các ngươi thừa số sinh mệnh của bản thân, sinh mệnh lực này đã được tôi luyện nuôi dưỡng gần nghìn năm thông qua Tiên thiên linh bảo, có thể đề cao trụ cột thể chất và tiềm lực của nhân loại... Ta cho toàn bộ nhân loại tất cả số mệnh và tương lai, từ nay về sau Hạo sẽ không còn số mệnh nào nữa, tất cả kế hoạch và bố cục của ta đều sẽ vì nguyên nhân ngoài ý muốn mà thất bại, có lẽ ta... vĩnh bất siêu sinh!

- Di ngôn cuối cùng của ta, tất cả nhân loại, vĩnh viễn không nên tin tưởng vào Thiên Đạo, vĩnh viễn không nên tôn thờ Thiên Đạo, là Thiên Đạo khiến cho nhân loại chúng ta nhỏ yếu, là Thiên Đạo bất nhân, nhân loại chúng ta và Thiên Đạo, tuyệt không đội trời chung!

- Mà các ngươi... không phải là muốn Hạo Thiên kính sao? Như vậy, các ngươi hãy đến cảm nhận một chút đi, xem thử chiếc gương này đại biểu cho ý nghĩa gì!!!

Video liên quan

Chủ Đề