Tại sao trung quốc tẩy chay nike

Một cửa hàng Nike tại Bắc Kinh, Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Nhiều người tiêu dùng đã kêu gọi tẩy chay kịch liệt tất cả các thương hiệu đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức để sản xuất bông ở Tân Cương. Song vào hôm chủ nhật 28-3, Nike và Adidas vẫn hoạt động bình thường trên các nền tảng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc như Taobao và JD.com.

Dù một số nghệ sĩ nổi tiếng đã lên tiếng cắt đứt quan hệ với những công ty như Adidas và Nike, các đội tuyển bóng đá của nước này vẫn "bình chân như vại". Trái ngược với H&M, hai hãng giày và đồ dùng thể thao của Mỹ, Đức không đưa ra lời xin lỗi nào sau khi cư dân mạng Trung Quốc đào lại các bình luận có từ năm ngoái về Tân Cương.

Thay vào đó, Nike đã tung ra đợt giảm giá cực "sốc" với những đôi giày thể thao nữ chỉ tầm 699 NDT [khoảng 2.500.000 đồng] trên Tmall, thu hút 350.000 lượt đăng ký. Những sản phẩm này đã "cháy hàng" ngay lập tức, theo báo South China Morning Post [SCMP].

Trên thực tế, theo SCMP, ngay từ những ngày đầu tiên của phong trào tẩy chay, bất chấp những lời kêu gọi "cạch mặt" trên mạng xã hội, một số vị khách trung thành của các nhãn hàng tỏ ra không quan tâm đến "trò chơi chính trị".

Teresa Bai, một vị khách ghé cửa hàng thời trang H&M ở Shimao Tianjie [Bắc Kinh], chia sẻ: "Đây là 'trò chơi chính trị' giữa Trung Quốc và Mỹ. Thực ra, tôi nghĩ H&M cũng chỉ là nạn nhân. Họ buộc phải chọn giữa thị trường phương Tây và thị trường Trung Quốc, và họ đã chọn bên thứ nhất, nơi có thị phần lớn hơn".

Bình luận về những chỉ trích trên mạng, cô nghĩ rằng người tiêu dùng nên thành thật với nhận định của chính mình, đừng tẩy chay một cách mù quáng. "Còn về phần tôi, tôi sẽ cứ mua những gì mình thích", Bai thẳng thắn.

SCMP cũng bắt gặp một thanh niên khác đang mải mê chọn giày trong cửa hàng Nike giữa làn sóng tẩy chay. "Là một người sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc, tất nhiên tôi nên phản đối Nike. Nhưng kiểu dáng đẹp thế này làm sao tôi có thể tẩy chay cho được?".

Nhân viên bảo vệ đứng bên ngoài một cửa hàng H&M tại Bắc Kinh ngày 25-3, một ngày sau khi thương hiệu này bị chỉ trích và tẩy chay ở Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Hôm 26-3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đến thăm một nhà máy BASF ở Nam Kinh. Đây là một liên doanh Đức - Trung Quốc tập trung sản xuất một số hóa chất cung cấp cho Nike và Adidas.

Hình ảnh và video ngắn về chuyến thăm của ông Lý đã được tải lên và chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội Trung Quốc. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông và trang web chính phủ của Trung Quốc không đề cập đến chuyến thăm này.

Trong các video được chia sẻ, ông Lý đã có cuộc trò chuyện với giám đốc điều hành cấp cao của BASF, khuyến khích liên doanh đầu tư nhiều hơn vào Trung Quốc để đủ điều kiện nhận được nhiều lợi ích thuế hơn.

Với tình hình như vậy, theo SCMP, không khó hiểu khi phong trào "tẩy chay là yêu nước" chẳng mấy chốc đã lắng xuống ở Trung Quốc.

Phong trào tẩy chay các nhãn hiệu nước ngoài bùng phát vào ngày 24-3 trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. Dù đã đưa ra lời xin lỗi, hoạt động kinh doanh của H&M tại Trung Quốc vẫn chưa thể trở lại bình thường sau sự cố.

Khởi đầu từ H&M, Nike và Adidas cùng nhiều thương hiệu khác đã phải hứng chỉ trích của cư dân mạng vì những bình luận bày tỏ lo ngại có lao động cưỡng bức ở Tân Cương, bất chấp những phát ngôn này được đưa ra từ tận năm ngoái.

Mỹ lên án Trung Quốc vì tẩy chay các công ty liên quan vụ bông Tân Cương

KỲ THƯ

Theo New York Times, vào tháng 9 năm ngoái, trên trang web chính thức, H&M tuyên bố ngừng dùng bông vải từ Tân Cương vì “lo ngại sâu sắc về những cáo buộc cưỡng ép lao động, vi phạm nhân quyền và phân biệt đối xử các nhóm sắc tộc tôn giáo thiểu số ở Tân Cương”. Tuy nhiên, đến 24.3, vụ việc bỗng bùng lên tranh cãi dữ dội ở Trung Quốc với nhiều lời kêu gọi mọi người tẩy chay sản phẩm của H&M. Hashtag "Tôi ủng hộ bông Tân Cương" hiện đang là chủ đề thịnh hành nhất trên Weibo với hơn 1,8 tỉ lượt xem.

Tài khoản Weibo thuộc một tổ chức nhà nước Trung Quốc đăng tải: “Muốn kiếm tiền ở Trung Quốc nhưng lại tung tin đồn thất thiệt và tẩy chay bông vải Tân Cương ư?”. Đài truyền hình CCTV chỉ trích H&M đã có “một nước đi sai lầm khi cố gắng đóng vai anh hùng chính nghĩa” và mỉa mai H&M chắc chắn sẽ phải trả giá đắt cho hành động này. Các dân mạng khác thì gọi lập trường của H&M là "ngu dốt và kiêu ngạo".

Một cửa hàng H&M tại Bắc Kinh [Trung Quốc]

ẢNH: REUTERS

Những người nổi tiếng hợp tác với H&M cũng nhanh chóng “bỏ chạy”. Phòng làm việc của Hoàng Hiên cho hay đã chấm dứt làm việc cùng H&M. Đồng thời, nam diễn viên nhấn mạnh bản thân cực lực phản đối “sự vu khống và tung tin đồn” của thương hiệu Thụy Điển về tình trạng lao động ở Tân Cương hay “bất kỳ nỗ lực nào làm mất uy tín của đất nước”. Tống Thiến cũng nhanh chóng “phủi sạch” quan hệ với H&M. Nữ ca sĩ kiêm diễn viên khẳng định “lợi ích quốc gia là trên hết”.

Trong tối 24.3, có ít nhất ba nền tảng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc đã xóa H&M khỏi thanh công cụ tìm kiếm, cũng như rút toàn bộ hàng hóa của nhãn hàng này. 

Vương Nhất Bác từng là sao Hoa ngữ rất được Nike ưu ái

ẢNH: WEIBO NV

Dựa trên số liệu của Inditex, H&M là nhà bán lẻ thời trang lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc cũng là một trong những thị trường lớn và tiềm năng của tập đoàn Thụy Điển này. Tính đến tối 24.3, H&M có 520 cửa hàng ở quốc gia đông dân nhất hành tinh.

Sau H&M, đến lượt Nike cũng bị “réo gọi” vì liên quan đến bông Tân Cương. Nguyên nhân bắt đầu từ tổ chức BCI [Better Cotton Initiative] tạm thời ngừng cấp chứng nhận bông Tân Cương do gặp khó khăn trong việc kiểm tra hàng hóa. Điều này có nghĩa là tất cả các thành viên của BCI bao gồm Nike, Converse, Fila, Puma, New Balance, Uniqlo, Adidas, Burberry… đều sẽ không sử dụng loại bông này.

Dương Mịch, Lưu Diệc Phi, Thái Từ Khôn và nhiều sao Hoa ngữ bị fan yêu cầu sớm hủy hợp đồng với các nhãn hàng tẩy chay bông vải Tân Cương

ẢNH: WEIBO NV

Nike đã lên Top 1 tìm kiếm trên Weibo khi chặn ID Trung Quốc. Vương Nhất Bác, Đàm Tùng Vận đã kết thúc hợp đồng với Nike, trong khi các ngôi sao lớn khác như Lưu Diệc Phi, Dịch Dương Thiên Tỷ... cũng bị gây sức ép kết thúc hợp đồng với các nhãn hàng.

Trung Quốc có "bề dày thành tích" trong việc trừng phạt các công ty và người nổi tiếng nếu có quan điểm chính trị đối lập, đặc biệt là về các vấn đề Tây Tạng, Đài Loan, Hồng Kông và Tân Cương.

Tin liên quan

Sau sự việc cư dân mạng “đào lại” các tuyên bố cáo buộc của H&M về việc không sử dụng bông Tân Cương cùng với sự ủng hộ không dùng chất liệu này từ Nike, adidas, New Balance, Burberry, Uniqlo… thì làn sóng tẩy chay các thương hiệu này ở Trung Quốc cũng nổ ra. Các thương hiệu cũng đồng thời mất đi nhiều gương mặt đại diện và quảng bá tại Trung Quốc và Hong Kong như Jackson Wang, Victoria Song, Wang Yibo, Eason Chan…

Nike, H&M và hàng loạt thương hiệu bị Trung Quốc tẩy chay

Theo South China Morning Post [SCMP], trái ngược với thái độ nhượng bộ và xin lỗi của chi nhánh H&M China, Nike lẫn adidas “thản nhiên” bỏ ngoài tai những lời chỉ trích của làn sóng giận dữ từ Trung Quốc bởi tự tin vào nhu cầu mua sắm của người dân nơi đây với những sản phẩm quần áo, giày dép thể thao của mình. Thú vị là sau khi bị gỡ bỏ thì các sản phẩm của họ lại tiếp tục xuất hiện vào hôm Chủ Nhật [28/3] trên những trang thương mại điện tử lớn của Trung Quốc như Taobao và JD.com. Và ngay tâm bão vào tối hôm thứ Sáu tuần trước, Nike tự tin tung ra một đợt giảm giá lớn trên trang mua sắm trực tuyến, chẳng hạn như những đôi sneakers dành cho nữ chỉ còn khoảng 699 NDT [~2,500,000 VND], đã thu hút tận 350,000 lượt đăng ký và các sản phẩm cũng nhanh chóng “sold out” ngay sau đó.

Cũng theo SCMP, ngay từ những ngày đầu tiên của phong trào tẩy chay, bất chấp những lời kêu gọi “quay lưng” với các thương hiệu trên mạng xã hội thì một bộ phận lớn các khách hàng trung thành bày tỏ sự thờ ơ đến “trò chơi chính trị” giữa Bắc Kinh và phương Tây này. Một khách hàng tên Teresa Bai, đã chia sẻ với SCMP khi ghé vào cửa hàng H&M ở Shimao Tianjie [Bắc Kinh]: “Đây là “trò chơi” giữa Trung Quốc và Mỹ. Tôi nghĩ H&M cũng chỉ là nạn nhân. Họ buộc phải chọn giữa thị trường phương Tây và thị trường Trung Quốc. Cuối cùng, họ đã chọn bên thứ nhất, nơi có thị phần lớn hơn. Còn về phần mình, tôi mua những gì tôi thích”. Bình luận về những chỉ trích trên mạng, cô nghĩ rằng người tiêu dùng nên thành thật với nhận định của chính mình, đừng tẩy chay một cách mù quáng.

Trong khi đó thì tờ Soccer News đưa tin rằng Hiệp hội Bóng đá Trung Quốc cũng lên án Nike của họ đối với vấn đề bông Tân Cương nhưng vẫn giữ nguyên hợp đồng cung cấp phục trang thể thao 10 năm với thương hiệu này. Nike cũng đã ký kết nhiều hợp đồng tương tự với nhiều CLB bóng đá chuyên nghiệp tại Trung Quốc.

Và tâm điểm trong sự kiện này chính là việc Thủ tướng Lý Khắc Cường [Li Keqiang] đã viếng thăm không chính thức nhà máy BASF ở Nam Kinh ngay vào thứ Sáu – thời điểm căng thẳng của làn sóng tẩy chay. BASF chính là nhà máy liên doanh Đức-Trung chuyên sản xuất nhiều hóa chất dùng để cung cấp cho Nike và adidas.

Những hình ảnh và các đoạn clip ngắn quay lại cảnh viếng thăm của Thủ tướng Lý được lan truyền rộng rãi trên các phuơng tiện truyền thông tại đất nước này mặc cho chính phủ Trung Quốc cũng như các kênh chính thống không hề đề cập đến. Theo nhiều thông tin chia sẻ dựa trên hình ảnh, video được chia sẻ thì Thủ tướng Lý tham dự và trò chuyện với giám đốc điều hành cấp cao của BASF, khuyến khích liên doanh đầu tư nhiều hơn vào Trung Quốc để đủ điều kiện nhận được nhiều lợi ích về thuế hơn.

Thật ra, nếu đối tượng bị tẩy chay là những thương hiệu xa xỉ thì họ có lý do để lo sợ mất thị trường rộng lớn này, nhưng với adidas, Nike, Uniqlo và cả H&M là những mặt hàng may mặc thiết yếu mà đại đa số người dân đều muốn và có khả năng sở hữu, nên việc quay lưng lại sẽ chỉ là một động thái nhất thời. Nếu tỉnh táo bạn sẽ thấy, việc này không chỉ ảnh hưởng đến người dân mà chính chính quyền sẽ mất đi những cơ hội làm ăn quốc tế, trong trường hợp này thì adidas lẫn Nike thừa độ “cáo già” để bình thản quan sát và đợi chờ kết quả.

Nam ca sĩ Hong Kong Eason Chan vừa cắt đứt hợp đồng quảng cáo với adidas như những ngôi sao Đại Lục khác. Vì việc này, anh bị khán giả và người dân Hong Kong chỉ trích rằng, chỉ vì cơ hội làm ăn tại Đại Lục và sợ làm mất lòng chính phủ Trung Quốc mà anh phản bội các giá trị nhân quyền. Ảnh: Taobao

Với những gì xảy ra thì việc phong trào “tẩy chay” các thương hiệu thời trang quốc tế [mà kéo dài có thể đổ dầu vào những xung đột thương mại – một cuộc chơi vốn dai dẳn giữa 2 bên mà Trung Quốc không hề muốn thua Mỹ và Đồng minh phương Tây] của các thành phần ái quốc cực đoan tại Trung Quốc nhanh chóng bị giảm nhiệt vào đầu tuần nay là điều dễ hiểu.

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Tổng hợp: ĐN

Nguồn tham khảo: SCMP, Bloomberg, Soccer News

Video liên quan

Chủ Đề