Ví dụ de cương nghiên cứu khoa học

Trước khi tiến hành một nghiên cứu một vấn đề về khoa học thì bạn cần phải xây dựng cho mình được một đề cương nghiên cứu khoa học. Vì như thế bạn mới có thể tiến hành nghiên cứu, trình bày nội dung một cách mạch lạc, rõ ràng và logic nhât.  Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đưa cho bạn những thông tin về đề cương này và một ví dụ đề cương nghiên cứu khoa học.

Ví dụ đề cương nghiên cứu khoa học và những điều cần biết

Đề cương nghiên cứu khoa học chính là một kế hoạch tiến hành nghiên cứu mà được trình bày trên văn bản, nó được ví như bản thiết kế của một ngôi nhà. Nếu bạn muốn có được một nghiên cứu tốt thì cần phải có một đề cương nghiên cứu tốt.

Trong phần nội dung của đề cương nghiên cứu cần thể hiện được các mục tiêu, dự định, mục đích cũng như tầm quan trọng của nghiên cứu. đề cương nghiên cứu cũng cần phải thể hiện rõ ràng các vấn đề như đưa ra các câu hỏi, các giải thiết nghiên cứu, mục tiêu cũng như các biến số, nêu rõ các đối tượng và các biến số  nghiên cứu…

Mục đích của đề cương nghiên cứu vừa giúp nhà nghiên cứu thực hiện nghiên cứu được tốt vừa là cơ sở pháp lý cho việc phê duyệt và đánh giá nghiệm thu đề tài. Đề cương nghiên cứu khoa học cần phải được thông qua một hội đồng thẩm định đánh giá trước khi thực hiện.

Đề cương nghiên cứu khoa học được co như bản khung nội dung, giúp cho nhà nghiên cứu dựa vào phần khung đó để viết báo cáo toàn văn được nhanh hơn. Tác giả chỉ phải tập trung viết và đánh giá vào phần kết quả, bàn luận và kết luận. Một điều rất chắc chắn là khi bạn lập đề cương càng kỹ và chi tiết thì khi ta tiến hành nghiên cứu và trình bày càng rõ ràng hơn.

Nội dung một đề cương nghiên cứu khoa học bao gồm các phần sau:

  • Tên đề tài nghiên cứu
  • Đặt vấn đề, dẫn dắt
  • Tổng quan các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu
  • Vật liệu và các phương pháp nghiên cứu
  • Dự kiến về kết quả nghiên cứu
  • Dự kiến bàn luận và kết luận
  • Danh mục các tài liệu, thông tin tham khảo

Yêu cầu cơ bản về hình thức trình bày của đề cương nghiên cứu khoa học

Đề cương phải sáng sủa, sạch sẽ mạch lạc với cách trình bày giống như một luận văn, đảm bảo các yêu cầu như: khổ giấy [A4], đóng thành quyển [có cả bìa cứng], cỡ chữ, phông chữ, căn trái căn phải, đánh số trang đầy đủ, có mục lục. Nếu có cả bảng số liệu, hình ảnh, bảng biểu thì cần xem xét để trình bày sao cho hợp lý [hãy hạn chế trình bày theo chiều ngang khổ giấy]

Các nội dung trình bày từ trang đầu [bìa 1] cho đến trang cuối [bìa sau] được giới thiệu chi tiết sau đây. 

Trang bìa

  • Ghi rõ tên đơn vị chủ quản
  • Họ và tên tác giả, người thực hiện.
  • Tên đề tài: Phần này có yêu cầu là phải viết ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu để người đọc [có ít chuyên môn về đề tài] vẫn có thể hiểu được. Tên đề tài thường không quá 30 từ, không để dấu chấm, dùng Font chữ Time New Roman 14, đậm, viết in hoa. Khi đặt tên đề tài bạn cũng nên tránh một số cụm từ như Một số nhận xét về…”, “ Một số quan sát về…”, “Tình hình bệnh…”, “Góp phần nghiên cứu…”,  “Bước đầu tìm hiểu…”, những cụm từ chung này chỉ khiến cho tên đề tài dài thêm mà không có chứa các thông tin nghiên cứu. Tên đề tài nên cung cấp các thông tin cho người đọc để thu hút hơn như nghiên cứu sức khỏe…
  • Dòng cuối trang bìa ghi căn giữa thông tin về tháng, địa danh và năm viết đề cương này.
  • Không đánh số trang bìa

Trang bìa lót

  • Giống như trang bìa 1 và cần có thêm một số thông tin như đề tài cấp nào, mã số,…
  • Trang mục lục và trang danh mục các chữ viết tắt[nếu có]

Đặt vấn đề: 

Yêu cầu: Chữ in hoa, đậm, không đánh số thứ tự, không đánh dấu chấm cuối mỗi dòng.

Mục đích của phần đặt vấn đề là trả lời câu hỏi tại sao lại phải nghiên cứu vấn đề này, với cấu trúc như sau:

Đoạn đầu của phần đặt vấn đề nên trình bày một cách khái quát và rõ ràng về chủ đề nghiên cứu.

Đoạn thứ hai của phần đặt vấn đề cần phải tập trung để trình bày các yếu tố riêng biệt đã được đề cập tới trong công trình nghiên cứu bằng cách giải thích những  vấn đề mà nó đặt ra.

Đoạn thứ ba nêu ngắn gọn trong một hay hai câu mục đích của công trình.

Phần đặt vấn đề cần giúp cho độc giả hiểu được tại sao lại đi thực hiện công trình được và mục đích của nó là gì, mục tiêu cụ thể là gì.

Mục tiêu nghiên cứu của đề cương nghiên cứu khoa học

Mục tiêu của một nghiên cứu này là phần tóm tắt nhất về những gì nghiên cứu mong muốn đạt được. Xây dựng các mục tiêu nghiên cứu sẽ giúp nhà nghiên cứu xác định được đâu là trọng tâm cho nghiên cứu, để tránh thu thập những thông tin không cần thiết và giải quyết vấn đề nghiên cứu đã đặt ra và tổ chức nghiên cứu theo những phần cụ thể, rõ ràng đã được lên khung từ trước.

Mục tiêu nghiên cứu cần phải đề cập được đến tất cả các khía cạnh của vấn đề nghiên cứu. Các thuật ngữ trong mục tiêu phải được làm rõ ràng, cụ thể, chỉ rõ làm gì, ở đâu và để làm gì. các động từ hành động trong mục tiêu nghiên cứu nên được thường xuyên sử dụng như: xác định, so sánh, mô tả, phân tích, nhận xét, đánh giá,… tránh dùng các động từ chung chung như: tìm hiểu, nêu, nghiên cứu,…

Mục tiêu của nghiên cứu có thể được chia thành 1, 2 hoặc 3 phần tùy vào đề tài nghiên cứu. Các mục tiêu cần phải đánh theo số thứ tự chứ không được gạch đầu dòng. Cuối một mục tiêu dùng dấu [;] và cuối các mục tiêu dùng dấu [.].

Ví dụ về đề cương nghiên cứu khoa học

Một đề cương nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng với đề tài là Nâng cao kết quả học tập môn Tài chính tiền tệ cho sinh viên ở trường [tên trường] thông qua việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực.

Các phương pháp xây dựng một mẫu đề cương nghiên cứu khoa học chuẩn xác nhất.

Đề cương nghiên cứu khoa học về nghiên cứu mạng Internet thế hệ sau.

Với những thông tin và ví dụ đề cương nghiên cứu khoa học chúng tôi hi vọng bạn sẽ có thêm cơ sở để bắt đầu nghiên cứu của mình một cách chính xác và hoàn hảo nhất.

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Đây là bài viết hướng dẫn được PGS. TS. Trần Kim Dung chia sẻ. Chúng tôi xin được phép đăng lại để chia sẻ với các bạn sắp làm đề cương nghiên cứu khoa học hoặc sắp viết luận văn tốt nghiệp cao học tham khảo.

Khi chọn tên đề tài, lưu ý điều kiện cần để 1 luận văn cao học bảo vệ tốt:

1.Có mô hình nghiên cứu.

2.Có thang đo.

3.Học viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động /kinh doanh của đề tài nghiên cứu [VD: khi làm đề tài về dược thì học viên phải có kinh nghiệm về dược]

Nếu thiếu 1 trong 3 điều kiện này thì nên chuyển đề tài khác.

Đề cương cần thể hiện được:

  - Đề tài nghiên cứu thú vị và hợp lý.

  • Có mô hình gốc
  • Có thang đo gốc
  • Lý giải được vì sao lại thực hiện nghiên cứu nếu đề tài này đã được thực hiện trước đây ở VN.

  - Học viên có khả năng hoàn thành tốt nghiên cứu [Học viên có kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực nghiên cứu ; được đào tạo về PPNC]

Thông thường, chỉ cần đọc phần mởđầu của 1 nghiên cứu khoa học là đã có thểđánh giá được trình độcủa người viết, vì vậy học viên cần đầu tư thời gian thích đáng cho phần mở đầu.

Các nội dung trong nghiên cứu:

    1. Tên đề tài: Càng cụ thể càng tốt.

    2. Phần mở đầu:

2.1. Giới thiệu lý do chọn đề tài: Tính chất hợp lý của nghiên cứu, nêu rõ ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề nói chung, đối với tổ chức/doanh nghiệp và đối với cá nhân học viên nói riêng.

2.2. Vấn đề sẽ được nghiên cứu. Cần xác định rõ vấn đề phải giải quyết được trong nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu cần có cái nhìn rộng rãi nhưng phải ứng dụng trong 1 lĩnh vực rất cụ thể. Vấn đề nghiên cứu không được giới hạn trong việc mô tả hay báo cáo tình huống mà bắt buộc phải được nghiên cứu trên cơ sở các thông tin mà học viên có được với sự phê phán, đánh giá nghiêm khắc rõ ràng. Trong nghiên cứu, học viên cần chỉ rõ vấn đề nghiên cứu ngay từ đầu và phải lý giải được chúng.

Việc xác định vấn đề nghiên cưú có thể bắt nguồn từ những điểm chưa hoàn chỉnh, chưa giải quyết được trong lý thuyết và/hoặc những điểm nhức nhối trong thực tiễn áp dụng hiện nay nói chung, tại công ty/đơn vị học viên đang làm việc nói riêng. Ví dụ, trong đề tài, phải chỉ ra được những yếu kém gì biểu hiện rõ rệt trong QTNNL của đơn vị [ví dụ giảđịnh] như cán bộ nhân viên thờơ không quan tâm đối với chất lượng sản phẩm; đến hoạt động, uy tín của công ty, chất lượng tuyển dụng thấp, tỷ lệnghỉ việc trong số cán bộ có năng lực cao, bất bình về phân phối tiền lương, thu nhập, năng suất lao động giảm sút,v.v...[nếu có số liệu minh hoạ cụ thể càng tốt]. Phần này cần lý giải rõ ràng cho câu hỏi:

Vì sao bạn chọn đề tài này, bạn đã nhận thấy những gì bất ổn, bạn có những trăn trở, bức xúc gì và thực sự muốn quan tâm đến việc cần giải quyết được cái gì nhất? Tại sao những bất ổn đó còn tồn tại? Nguyên nhân? Nếu giải quyết được các vấn đềđó thì sẽ có ích lợi gì cho công ty và có thểđóng góp gì thêm cho lý luận?

Khi thực hiện những đề tài có nhiều người thực hiện như nghiên cứu thoả mãn của CBNV đối với công việc, sự gắn kết đôi với tổ chức,v.v....học viên cần lý giải vì sao lại chọn đề tài này? liệu có đóng góp gì, có khác biệt gì trong nghiên cứu so các nghiên cứu đã làm?

Để thực hiện được vấn đề nghiên cứu này, cần trả lời những câu hỏi gì [research questions]?

Ví dụ, câu hỏi nghiên cứu cho đề tài ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ THỎA MÃN VỚI CÔNG VIỆC ĐẾN MỨC ĐỘ GẮN KẾT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC là “Mức độ thỏa mãn với các yếu tố thành phần của công việc có ảnh hưởng như thế nào đến mức độ gắn kết đối với tổ chức của CBNV”?

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, cần có những câu hỏi hướng dẫn. Ví dụ, với đề tài trên, có thể tham khảo những câu hỏi hướng dẫn sau:

  • Nhân viên có thỏa mãn khi đi làm không? Nguyên nhân? Có hay không sự khác biệt về mức độthỏa mãn theo đặc điểm của nhân viên? So sánh với kết quả nghiên cứu trước đó?
  • Mức độ gắn kết đối với tổ chức của nhân viên có cao không? Nguyên nhân? Có hay không sựkhác biệt về ý thức gắn kết đối với tổ chức theo đặc điểm của nhân viên? So sánh với kết quảnghiên cứu trước đó?
  • Những giải pháp nào cần tập trung thực hiện để có thể nâng cao mức độ gắn kết tổ chức của nhân viên?
  • Những giải pháp nào cần tập trung thực hiện để có thể nâng cao mức độ thỏa mãn trong công việc cho nhân viên trong điều kiện các nguồn lực có giới hạn?

Người đọc có thể đánh giá được mức độ hiểu biết và kiến thức cơ sở của học viên thông qua phần xác định vấn đề.

2.3. Mục đích

Cần đạt được mục đích gì trong nghiên cứu? Những nhiệm vụ chính nào nghiên cứu cần thực hiện đểđạt được mục đích này?

Ví dụ đề tài: “Ảnh hưởng của phẩm chất lãnh đạo đến ý thức gắn kết đối với tổ chức”

Thông qua 1 cuộc khảo sát với khoảng 300 nhân viên đang làm việc toàn thời gian trong các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM, đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm:

  • Xác định những phẩm chất lãnh đạo được ghi nhận trong các giám đốc điều hành của người Việt Nam.
  • Đo lường ảnh hưởng của phẩm chất lãnh đạo đến uy tín lãnh đạo.
  • Đo lường ảnh hưởng của uy tín lãnh đạo đến mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên.
  • Đo lường ảnh hưởng của uy tín lãnh đạo đến ý thức gắn kết đối với tổ chức của nhân viên.

2.4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi và giới hạn nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: Những nội dung cần được xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.

VD: khi nghiên cứu về sự xung đột có thể phân theo nội dung nghiên cứu: hình thức xung đột; đối tượng tham gia xung đột.

Xác định rõ lĩnh vực nghiên cứu trong đề tài, những gì sẽ được thể hiện trong nghiên cứu và những gì sẽ không đưa vào trong nghiên cứu.

VD với đề tài: xác định nhu cầu đào tạo CBQL du lịch trên địa bàn TP HCM

Giới hạn về đối tượng doanh nghiệp khảo sát trong nghiên cứu:

Du lịch trên địa bàn TP Hồ Chí Minh là hệ thống mở thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp thuộc Trung ương hoặc các tỉnh khác quản lý. Hoạt động du lịch rất đa dạng trong các lĩnh vực lưu trú, lữ hành, vận chuyển, vui chơi giải trí, nghiên cứu, v.v... Căn cứ vào giới hạn về thời gian và kinh phí thực hiện đề tài, nghiên cứu này sẽ tập trung nghiên cứu, khảo sát các doanh nghiệp Du lịch trong hai lĩnh vực được Sở Du lịch ưu tiên nghiên cứu trước trong giai đoạn hiện nay là lữ hành [bao gồm cả nội địa và quốc tế]; lưu trú [bao gồm các khách sạn đã được xếp hạng “sao”].

Giới hạn về đối tượng nhân sự khảo sát trong nghiên cứu:

Các cán bộ quản lý trong du lịch bao gồm nhiều đối tượng từ cấp giám đốc điều hành, cán bộ quản lý cấp phòng ban, các tổ trưởng [sup]. Trong đó, trình độ năng lực của cán bộ quản lý cấp phòng ban/ bộphận trở lên ảnh hưởng có tính chất quyết định đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, do giới hạn về thời gian và kinh phí thực hiện, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, khảo sát các cán bộ quản lý doanh nghiệp từ cấp phòng ban trở lên.

2.5 Phương pháp nghiên cứu: chỉ rõ các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để giải quyết vấn đềđã được đề cập trong phần “vấn đề nghiên cứu”. Điều này tuyệt đối cần thiết cho nghiên cứu vì nó cho phép xác định là phương pháp nghiên cứu nào sẽđược sử dụng đểđạt được mục tiêu nghiên cứu. PPNC cần được xác định ngay trong giai đoạn bắt đầu nghiên cứu của nghiên cứu, cùng với sự lưạchọn các câu hỏi chính cần được trả lời trong nghiên cứu thể hiện bằng các nhiệm vụ cụ thể [ví dụ: xem xét sự phát triển lý thuyết cơ sở; thu thập thông tin; tổ chức và xử lý số liệu,v.v..]. Nghiên cứu ởbậc cao học cần trình bày và phát triển các thông tin hợp lý nhưng không được là tập hợp các ý tưởng có sẵn. Tất cả các thông tin, dữ liệu [sơ cấp hay thứ cấp] được trình bày trong nghiên cứu chỉ có ích khi được đi kèm theo với lời nhận xét đánh giá của học viên. Học viên nên nêu rõ trong phạm vi nào thì các thông tin, dữ liệu này được sử dụng để giải quyết vấn đề của nghiên cứu.

Lưu ý chỉ rõ: nguồn thông tin, số liệu được sử dụng trong nghiên cứu [cụ thể cho thông tin thứcấp và thông tin sơ cấp].

Riêng đối với các nghiên cứu có sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát:

Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính. Kỹ thuật thảo luận nhóm được sửdụng trong nghiên cứu này và nó được dùng để khám phá bổ sung mô hình....

Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn khách hàng. Mục đích của nghiên cứu này là vừa đểsàng lọc các biến quan sát, vừa để xác định các thành phần cũng như giá trị và độ tin cậy của thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết.

Việc kiểm định thang đo cùng với các giả thuyết đề ra bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, hồi quy, v.v... dựa trên kết quả xử lý số liệu thống kê SPSS.

Nếu mẫu chọn tại 1 công ty thì khi kiểm định thang đo, nên chú ý đọc phần hướng dẫn trong sách của thầy Thọ về PPNC khoa học trong kinh doanh [2011, tr. 167] có ghi rõ là dùng trong 1 công ty cũng được nhưng tính đại diện không cao và R square trong hồi quy có thể không cao] nhưng cần trích phần giải thích trong sách của thầy Thọ trong luận văn để bảo vệđược khi ra Hội đồng.

2.6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu: [phần này đòi hỏi học viên phải hình dung rõ ràng những kết quả cụ thể mà nghiên cứu sẽ mang lại].

  • Đóng góp về lý thuyết
  • Đóng góp về mặt thực tiễn

2.7 Cấu trúc nghiên cứu: [chỉ ghi tên chương]

3.Cơ sở lý thuyết: Học viên cần chỉ rõ

◊ Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây như thếnào. Trong nghiên cứu này, khái niệm/ định nghĩa của tác giả nào được sử dụng. Vì sao chọn khái niệm/định nghĩa này.

◊ Các thành phần trong khái niệm. Ghi rõ số lượng và tên của các thành phần của khái niệm nghiên cứu. VD:

Số lượng, tên gọi các thành phần quản trị nguồn nhân lực khác biệt trong các nghiên cứu trước đây:

- Theo mô hình nghiên cứu của Singh [2004], thực tiễn quản trị nguồn nhân lực gồm có 7 thành phần: Đào tạo; Đánh giá nhân viên; Hoạch định nghề nghiệp; Thu hút nhân viên vào cáo hoạt động; Xác định công việc; Trả công lao động; Tuyển dụng.

-Theo mô hình nghiên cứu của Pathak, Budhwar, Singh và Hannas [2005], thực tiễn quản trịnguồn nhân lực gồm có 11 thành phần: Tuyển dụng; Tính linh hoạt/ làm việc nhóm; Xã hội hoá; Thăng tiến nội bộ; Sự an toàn trong công việc; Sự tham gia của nhân viên; Vai trò của nhân viên; Cam kết học tập; Trả công lao động; Quyền sở hữu của nhân viên; Sự hoà hợp.

-Theo mô hình nghiên cứu trong ngành hàng không của Zerbe, Dobni, Harel [1998], thực tiễn quản trị nguồn nhân lực có 6 thành phần: lãnh đạo và chỉ huy, khen thưởng và phúc lợi; yêu cầu công việc; cơ hội nghề nghiệp, đánh giá kết quả thực hiện công việc, và đào tạo.

-Theo nghiên cứu của Trần Kim Dung và các đồng nghiệp [2010], thực tiễn quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam có 9 thành phần: xác định nhiệm vụ, công việc; thu hút, tuyển chọn; đào tạo; đánh giá kết quả làm việc của nhân viên; quản lý lương thưởng; phát triển quan hệ lao động; thống kê nhân sự; thực hiện quy định của Luật pháp; và khuyến khích thay đổi.

Dựa trên kết quả trao đổi trong Phòng Nhân sự, quản trị nguồn nhân lực trong công ty XYZ có .... thành phần, gồm: ......

◊ cách thức đo lường các khái niệm.

Chất lượng dịch vụ có thể đo lường theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và cũng có thể đo lường theo đánh giá cảm nhận từ phía khách hàng, từ các CBQL hoặc từ CBNV trực tiếp thực hiện. Trong nghiên cứu này, chất lượng phục vụ được đo lường trên cơ sởđánh giá, nhận xét từ phía CBNV thực hiện. Cách đo lường này đã được áp dụng trong nghiên cứu của Zerbe, Dobni và Harel,[1998] đối với 452 tiếp viên và nhân viên phục vụ khách hàng trong hãng hàng không, nghiên cứu của Little và Dean [2006] đối với nhân viên du lịch, nghiên cứu của Tzafrir và Gur [2007] đối với 411 nhân viên trong các trung tâm y tế.

◊ Mối quan hệ giữa các khái niệm đã được thực hiện trong các nghiên cưu trong lĩnh vực này đã được thực hiện trước đây.

◊ Từ đó thiết lập mô hình nghiên cứu và các giả thuyết.

◊ Lưu ý: Nếu nghiên cứu thực hiện đo lường ảnh hưởng của tất cả các thành phần của một khái niệm đến 1 khaí niệm khác, thì nên xác định các thành phần của khái niệm Æ thiết lập mô hình nghiên cứu Æ giả thuyết. Nếu chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của 1 vài thành phần của khái niệm đến 1 khái niệm khác thì nên nêu rõ lý do vì sao chọn các thành phần đó, nêu giả thuyết và mô hình nghiên cứu.

Lưu ý nêu rõ vị trí của nghiên cứu so với các kiến thức sẵn có và các nghiên cứu đã được thực hiện.

VD: Mối quan hệ giữa mức độ thỏa mãn với công việc, sự trung thành của nhân viên và kết quả làm việc: Các nghiên cứu của Mowday và các cộng sự [1979]; Benkhoff [1997], Trần Hoài Nam [2005] cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa sự thoả mãn trong công việc và gắn kết tổ chức. Phần lớn nhân viên của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam thường là những người có quan hệ thân tình với chủ doanh nghiệp; một số ít là những người làm việc tạm thời nhằm tích luỹ kinh nghiệm trong lúc tìm công việc ở các công ty có tiềm năng hơn. Cũng do quy mô công ty nhỏ, lãnh đạo có điều kiện giao tiếp, quan tâm nhiều hơn đến nhân viên. Giữa lòng trung thành của nhân viên và sự thỏa mãn với lãnh đạo có quan hệ chặt chẽ. Giả thuyết:

4. Tiến độ thực hiện:

  • Hoàn thành đề cương [tối đa sau 3 tuần]
  • Nghiên cứu cơ sở lý luận, lập phiếu điều tra: 3 tuần.
  • Điều tra thu thập và xử lý số liệu: 3 tuần.
  • Viết bản thảo: 3 tuần.
  • Hoàn chỉnh luận án: 2 tuần.
  • Viết tóm tắt, chuẩn bị bảo vệ: 2 tuần.

5. Sơ đồ quy trình nghiên cứu dự kiến [hình1, ví dụ tham khảo cho đề tài ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ THỎA MÃN VỚI CÔNG VIỆC ĐẾN MỨC ĐỘ GẮN KẾT TỔ CHỨC ]

6. Mục lục

7. Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đình Thọ [2011], Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Thiết kế và thực hành. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Đình Thọ and Nguyễn Thi Mai Trang [2007]. Nghiên cứu khoa học marketing. Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

Lưu ý về thiết kế quy trình thực hiện phương pháp nghiên cứu điều tra

Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính, [1] nghiên cứu sơ bộ và [2] nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi và phương pháp đóng vai.

Nghiên cứu sơ bộ định tính dùng đểđo lường các khái niệm nghiên cứu.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng này được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp với số mẫu điều tra là ... được sử dụng để kiểm định lại mô hình lý thuyết và các giả thuyết trong mô hình. Nêu rõ nguyên tắc chọn mẫu: quy mô và cơ cấu.

Quy trình đo lường bao gồm 3 thành phần chính [1] chọn và điều chỉnh thang đo, [2] đánh giá thang đo [3] đo lường [4] thảo luận kết quả.

Video liên quan

Chủ Đề