Tại sao thực phẩm chức năng phải sử dụng lâu dài mới có hiệu quả

Hiểu đúng, sử dụng đúng thực phẩm chức năng

11-09-2017

Trước nay, đã có nhiều thực phẩm chức năng được nhiều công ty giới thiệu và tiếp thị là thực phẩm có tác dụng chữa bệnh như một dược phẩm. Những thực phẩm chức năng này được đẩy giá lên cao, người bệnh đâm ra nghi ngờ, thậm chí hiểu lầm không tốt. Vậy thức phẩm chức năng là gì? Khác biệt với thuốc ra sao? Và có cần thiết để nâng cao sức khỏe?
Trước nay, đã có nhiều thực phẩm chức năng được nhiều công ty giới thiệu và tiếp thị là thực phẩm có tác dụng chữa bệnh như một dược phẩm. Những thực phẩm chức năng này được đẩy giá lên cao, người bệnh đâm ra nghi ngờ, thậm chí hiểu lầm không tốt.
Vậy thực phẩm chức năng là gì? Khác biệt với thuốc ra sao? Và có cần thiết để nâng cao sức khỏe?
Khác biệt giữa thuốc và thực phẩm
Theo từ điển mở Wikipedia thì “thuốc là hóa chất dùng để điều trị, chữa lành, ngăn ngừa hoặc để chẩn đoán bệnh, hoặc dùng để nâng cao thể lực và trí lực”. Các sinh chất vốn có trong cơ thể nhưng được đưa thêm từ ngoài vào cũng được gọi là thuốc, ví dụ: các hóc-môn insulin, steroid.., các chiết xuất chất đạm, chiết xuất nhau thai, tổ chức gan…..
Còn theo Foods&Nutrition Encyclopedia thì “ thực phẩm là vật chất cơ thể thu nhận để phát triển, bù đắp [tissue repair], sinh sản, hoạt động và thỏa mãn: đói, hài lòng…” . Như vậy thực phẩm đầu tiên là cung cấp chất dinh dưỡng và sau đó có thêm các chức năng khác như phòng chống bệnh tật, tăng cường sức khỏe nhờ có các vitamin, các chất chống ôxy hóa, các chất xơ.v.v…
Thực phẩm chức năng là gì?
Thực phẩm chức năng [functional foods] còn gọi là dinh dưỡng bổ sung [dietary supplement] là thực phẩm có chức năng liên quan, hổ trợ cho công việc chữa bệnh, hổ trợ cho thuốc hay dinh dưỡng, nâng cao thể trạng trong khi chữa bệnh, còn bản thân lại không phải là thuốc.
Rối rắm xảy ra khi trong thiên nhiên có khá nhiều chất mà ranh giới giữa thực phẩm và dược phẩm không rõ ràng, ví dụ: bia, rượu vang, một số loại nấm, vitamin, khoáng chất…và cả một số thực phẩm chức năng.

Ranh giới giữa thuốc và thực phẩm chức năng

Nguồn gốc của thực phẩm chức năng có thể là:

[1] Các thực phẩm có chứa những yếu tố có lợi với hàm lượng lớn, ví dụ: Dầu gan cá có chứa nhiều axít béo omega 3; cà rốt, gấc, cà chua có nhiều vitamin A; Rau quả, bí bầu..có có hàm lượng chất xơ cao giúp chống béo phì, chống tăng cholesterol máu; Hải sản như rong biển có hàm lượng iode rất cao.v.v….

[2] Những thực phẩm tuy có ít hoạt chất, nhưng nhờ công nghệ sinh học người ta “chế biến” thành những thực phẩm chức năng đặc biệt được gọi là thực phẩm thuốc [alicaments, medical foods ] hay dược phẩm dinh dưỡng [nutraceutics], các loại thực phẩm chức năng có bổ sung này đúng là nằm giữa ranh giới thức ăn và thuốc chữa bệnh.

Thực phẩm chức năng rất cần thiết

Theo đúng định nghĩa, thực phẩm chức năng là rất cần thiết, không thể thiếu để hỗ trợ điều trị bệnh. Chúng ta đã dùng dầu cá, quả gấc để bổ sung vitamin A, dùng men rượu để trợ tiêu hóa, dùng rong biển để phòng bướu giáp địa phương… Tại Việt Nam theo ông Cao Minh Quang, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, đã có hơn 3.000 loại thực phẩm chức năng được cấp phép đăng ký và Cục Quản lý dược có các nhóm chuyên gia để đánh giá, giám định trước khi cấp phép, nhiều hãng thực phẩm chức năng trong và ngoài nước hoạt động sôi động nhiều năm nay.

Theo GS.TSKH Nguyễn Tài Lương các nhà khoa học trên thế giới dự báo rằng: Thức ăn cho con người trong thế kỷ XXI sẽ là những thực phẩm chức năng. Thế giới hiện đại đang có xu hướng quay về với các hợp chất thiên nhiên có trong động vật, cây cỏ…và sử dụng những phương cách kinh nghiệm của phương Đông để hạn chế việc sử dụng các hóa chất tổng hợp. Bên cạnh đó nhờ áp dụng những thành tựu to lớn trong công nghệ sinh học: sinh tổng hợp, công nghệ enzym, công nghệ gien.v.v…con người sẽ sản xuất được những thực phẩm chức năng cụ thể cho từng cá nhân, từng căn bệnh, có thể nói thức ăn bây giờ cũng chính là vị thuốc để bảo vệ sức khỏe.

Người ta dự kiến đến năm 2010 thị trường thực phẩm chức năng trên thế giới đạt khoảng 800 tỷ đô-la gấp 14 lần năm 2007; riêng thị trường châu Á chiếm khoảng 120 tỷ đô-la. Ở Việt Nam hiện nay cũng đã có những nghiên cứu và sản xuất bước đầu, ví dụ các sản phẩm từ cây lô hội, trái nhàu, trà gừng, rong biển, quả gấc, củ nghệ .v.v… đã cho những kết quả khích lệ.

Những điều lưu ý khi dùng thực phẩm chức năng

Cần lưu ý là một thực phẩm chức năng tốt cần được xác tín khoa học đầy đủ, đặc biệt với nhóm các thực phẩm chức năng có bổ sung và biến đổi nhờ công nghệ sinh học. Hội đồng Khoa học và Sức khỏe Hoa Kỳ đã chia thực phẩm chức năng ra 3 mức: đáng tin cậy nhất, đủ độ tin cậy và chưa đủ tin cậy cần nghiên cứu thêm.

Hai vấn đề “nổi cộm” người tiêu dùng cần tỉnh táo nhận định: một là độ tin cậy của thực phẩm chức năng mình chọn và hai là giá cả thị trường và giá trị thật sự của thực phẩm có hợp lý và tương xứng hay không. Dù là triệu phú chắc cũng chẳng có ai vô cớ bỏ số tiền vượt trần “vô lý” để mua những giá trị “ảo tưởng” quá mức cho những sản phẩm từ nha đam [lô hội, long tu], nhàu [noni]…. vốn là những cây lá quen thuộc với người Việt Nam chúng ta.

Thực phẩm chức năng rất cần để phòng ngừa và chữa bệnh, nhưng nó không thể thay thế thuốc .

TS.BS Trần Bá Thoại

Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Nguồn: www.dantri.com.vn

Thực phẩm chức năng - Dùng sao cho đúng?

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM PHỔ BIẾN VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

Thực phẩm bổ sung [thực phẩm chức năng] bao gồm các vitamin, khoáng chất, thảo dược, hoặc các sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Chúng cũng có thể là các bộ phận động vật, tảo biển, hải sản, các loại men, nấm, và các thành phần thức ăn hoặc tinh chất khác. Chúng bao gồm dạng bột amino acid, enzyme, thanh năng lượng, thức ăn bổ sung dạng lỏng.

Nhiều thực phẩm bổ sung được tổng hợp dưới điều kiện vệ sinh sạch sẽ, trong các phòng thí nghiệm được kiểm soát nghiêm ngặt và có nhãn mác chính xác. Số khác lại được tạo ra trong các điều kiện không đầy đủ bằng, không chứa các thành phần dinh dưỡng như được quảng cáo. Nhiều sản phẩm còn chứa các thành phần không có trong danh mục: các chất độn, các loại thảo dược khác, thậm chí là các loại thuốc có thể hoặc đã được chứng minh là có hại.

Nếu bạn cân nhắc sử dụng thực phẩm bổ sung như một phương pháp điều trị ung thư, bạn cần được trang bị thêm nhiều kiến thức trước khi quyết định. Những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về thực phẩm bổ sung, từ đó giúp bạn đưa ra những lựa chọn sáng suốt về việc sử dụng sao cho an toàn. Hãy nói chuyện với bác sỹ điều trị ung thư của bạn trước khi bắt đầu sử dụng bất cứ loại thực phẩm bổ sung nào.

Dưới đây là những quan niệm sai lầm nhưng khá phổ biến về thực phẩm bổ sung:

Liều lượng lớn: Quan niệm “Càng nhiều càng tốt”

Nhiều người thắc mắc tại sao những thực phẩm dinh dưỡng bổ sung như vitamin hay các loại thảo dược có thể được mua mà không cần phải đơn của bác sỹ, trong khi các loại thuốc lại có quyđịnh và được kiểm soát nghiêm ngặt. Người ta thường có ngộ nhận rằng, các loại thực phẩm bổ sung có thể mua dễ dàng không cần đơn thuốc, nên sử dụng chúng là hoàn toàn an toàn kể cả ở liều cao.

Trong thập niên 1990, người ta có xu hướng sử dụng liều cao các chất chống oxy hóa như vitamin C, beta carotene, hay vitamin E. Nhiều người tin rằng vitamin C liều cao có tác dụng phòng và điều trị cảm cúm, dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh. Ngay cả ở thời điểm hiện tại, bạn vẫn có thể nghe được ở đâu đó những khẳng định về lợi ích của việc sử dụng các loại vitamin với liều cao. Tuy nhiên, hiện nay chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh được điều này.Trên thực tế, liều cao vitamin và khoáng chất có thể nguy hiểm, thậm chí gây ngộ độc.

Ví dụ, quá liều vitamin C có thể gây ảnh hưởng tới khả năng hấp thu đồng - một vi khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Quá nhiều phospho có thể gây cản trở việc hấp thu calci. Cơ thể không thể đào thải một lượng lớn vitamin A, D, và K. Nếu bạn hấp thu với số lượng quá lớn, các loại vitamin trên sẽ bị tích tụ trong cơ thể tới ngưỡng gây độc tính.

Sử dụng liều lớn vitamin C liệu có hiệu quả như những lời quảng cáo? Nguồn: pinterest.com

Hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng lượng lớn bất kỳ loại vitamin, khoáng chất hay các loại thực phẩm bổ sung nào khác. Điều dưỡng hoặc dược sỹ cũng có thể đưa ra cho bạn những thông tin về liều dùng an toàn. Liều cao vitamin, dù chưa gây độc, cũng đã có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe chung của bạn. Đã có nhiều nghiên cứu lớn chỉ ra rằng, tuổi thọ trung bình của người sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin E không cao hơn người bình thường. Một số thậm chí còn tử vong sớm hơn, đặc biệt là do suy tim.

Quan niệm “Tự nhiên là an toàn hơn, là tốt hơn”

Hiện nay, bạn khó có thể tìm được sự ủng hộ cho những ý kiến như “các sản phẩm nhân tạo hoặc tinh chế là tốt hơn các sản phẩm thô, nguyên dạng”. Tuy nhiên, những thực phẩm bổ sung được quảng cáo là “hoàn toàn tự nhiên chưa chắc đã tốt hơn các sản phẩm được tinh chế hoặc tổng hợp.

Hãy lưu ý rằng một số chất độc mạnh nhất trên thế giới được hình thành trong tự nhiên. Ví dụ: nấm độc là hoàn toàn tự nhiên nhưng không hề an toàn hay có lợi cho sức khỏe con người. Có nhiều loại thực vật khác trong tự nhiên có thể gây độc, thậm chí tử vong nếu ăn phải.

Các thực phẩm bổ sung có nguồn gốc thực vật [như tỏi, gừng, bạch quả, hoa nón, và những loại khác] có thể được bán dưới mác sản phẩm “tự nhiên”. Tuy nhiên, trong thực vật có chứa rất nhiều chất hóa học. Một số có thể có lợi, trong khi số khác có thể gây ngộ độc hoặc dị ứng. Những thực phẩm bổ sung được quảng cáo “hoàn toàn tự nhiên” chưa chắc đã là những sản phẩm có lợi, do chúng chưa được tinh chế để loại bỏ các chất độc tiềm tàng.

Các thực phẩm bổ sung có nguồn gốc thực vật có thể chứa bất kỳ bộ phận nào của cây, từ rễ, thân, hoa, cho tới lá, phấn hoa và nước ép. Các bộ phận khác nhau có tác động khác nhau lên cơ thể người. Ví dụ, rễ bồ công anh có tác dụng nhuận tràng, trong khi lá bồ công anh có tác dụng lợi tiểu. Nếu bạn quyết định sử dụng những loại thực phẩm bổ sung này, hãy đảm bảo rằng bạn biết rõ bộ phận nào của cây có trong thành phần của chúng. Nếu bạn không chắc chắn, hay liên hệ với nhà sản xuất để biết thêm thông tin về sản phẩm.

Hãy nhớ rằng, liều lượng và sự an toàn khi sử dụng liên quan với nhau chặt chẽ. Các loại lá hay rễ của nhiều loại thực vật có thể được sử dụng một cách an toàn với liều lượng thấp dưới dạng thảo dược. Tuy nhiên, tinh chất được chiết xuất dưới dạng lỏng hoặc viên uống có thể chứa nồng độ các chất hóa học cao hơn nhiều và có thể không an toàn.

Quan niệm “Nó đã được sử dụng hàng ngn năm rồi nên chắc chắn có tác dụng”

Dù các loại thảo dược đã được sử dụng từ hàng nghìn năm trong các bài thuốc dân gian hay y học cổ truyền vì được cho là hữu dụng, nhưng có rất ít bằng chứng về tính an toàn và hiệu quả của chúng. Nếu liều thấp thảo dược có thể gây ra đau đớn hoặc nguy hiểm tới tính mạng ngay lập tức sẽ không có ai sử dụng chúng trong các bài thuốc. Tuy nhiên, hệ thống y học cổ truyền được hình thành từ hàng trăm, hàng ngàn năm trước thiếu đi các phương pháp khoa học để nghiên cứu tác dụng phụ về lâu dài. Do đó, nhiều loại thảo dược có thể có tác dụng ngắn hạn, nhưng lại làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính [như ung thư, suy tim, hay suy thận] sau nhiều năm sử dụng mà các tác dụng phụ này lại không được để ý tới.

Thêm vào đó, việc bệnh nhân tiến triển nặng hơn sau khi dùng các loại thảo dược ít khi được nghĩ tới là do thuốc. Thời xa xưa, tử vong không phải là hiếm gặp; ở mọi lứa tuổi đều có người chết vì các bệnh mà hiện nay có thể được phòng ngừa và chữa trị. Cuối cùng, ở một số nền y học cổ truyền, một số thảo dược được dùng để gây nôn hoặc tiêu chảy. Những tác dụng này khi đó đã được cho là có lợi, dù kết quả cuối cùng hay lâu dài không hề tốt.

Việc tìm hiểu xem cách thức hiện nay sử dụng một loại thảo dược nào đó có giống với cách sử dụng truyền thống hay không cũng rất quan trọng. Ví dụ, trong y học cổ truyền Trung Quốc, trà thảo dược làm từ một loại thực vật có thể được sử dụng an toàn để điều trị cơn hen kịch phát khi được một thày thuốc đông y có kinh nghiệm kê đơn. Mặt khác, việc sử dụng liều cao loại thực vật này dưới dạng viên uống mà không có sự giám sát của chuyên gia có thể sẽ không an toàn.

Hãy lưu ý rằng hầu hết các loại thảo dược, thực vật và các phương pháp khác được sử dụng trong y học cổ truyền là để giảm nhẹ triệu chứng, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Điều này là có ích đối với người bệnh có khả năng phục hồi cao. Tuy nhiên, cần hiểu rằng, trong quá khứ, tử vong là hậu quả hoàn toàn có thể xảy ra đối với hầu hết các bệnh nặng. Khoa học và kỹ thuật đã giúp các y bác sỹ ngày nay hiểu rõ hơn rất nhiều về nguyên nhân bệnh tật so với kiến thức của các thầy thuốc cách nay mấy trăm năm. Hiện nay, hầu hết các gia đình từng sử dụng cách điều trị cổ truyền đã chuyển sang dùng điều trị Tây y hiện đại, nếu có phương pháp điều trị đã được kiểm chứng.

Quan niệm: “Sẽ chẳng có hại gì nếu dùng thực phẩm bổ sung cùng với thuốc hàng ngày”

Hầu hết mọi người cho rằng, có thể sử dụng thực phẩm bổ sung một cách an toàn cùng với thuốc kê đơn. Điều này là không đúng. Ví dụ, một số loại thảo dược có thể làm hạn chế khả năng hấp thu của cơ thể đối với một số loại thuốc kê đơn. Điều này có thể gây giảm nồng độ thuốc kê đơn trong máu. Hầu hết các công ty dược và các nhà sản xuất thảo dược không nghiên cứu tương tác thuốc có thể xảy ra. Do đó, tính an toàn của việc sử dụng thực phẩm bổ sung cùng với thuốc kê đơn hàng ngày là không rõ ràng.


Nguồn ảnh: goodsmart.vn

Hãy nói chuyện với bác sỹ của bạn về bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào mà bạn muốn sử dụng. Bác sỹ hoặc dược sỹ sẽ cho bạn biết những thông tin về các tương tác thuốc đã biết. Hãy nhớ rằng, đối với các loại thuốc mới, tương tác thuốc có thể chưa rõ.

Quan niệm: “FDA sẽ không cho phép các công ty bán thuốc và quảng cáo như vậy nếu những điều họ nói là không đúng sự thật”

Do cách thực phẩm bổ sung được quy định và kiểm soát, FDA [Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ] không thể kiểm tra hết mọi thông tin được nhà sản xuất đưa ra về các loại thực phẩm bổ sung. Do đó, tính an toàn phụ thuộc vào nhà sản xuất. FDA chỉ được phép can thiệp nếu họ nhận ra có vấn đề nào đó phát sinh.

Nguồn: Dịch từ www.cancer.org - Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ

Đường dẫn: //www.cancer.org/treatment/treatments-and-side-effects/complementary-and-alternative-medicine/dietary-supplements/intro.html

//www.cancer.org/treatment/treatments-and-side-effects/complementary-and-alternative-medicine/dietary-supplements/misconceptions.html

Biên dịch: BS. Phạm Quang Huy - Khoa Ngoại Vú - Phụ khoa

Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Thanh Hằng – Phòng HTQT&NCKH

Nên uống thực phẩm chức năng ở thời điểm nào trong ngày?

Trước tiên, để trả lời được câu hỏi uống thực phẩm chức năng bao lâu thì nghỉ, chúng ta hãy tìm hiểu thời điểm nào uống sẽ tốt nhất và đạt hiệu quả cao. Hiện nay, hình thức của thực phẩm chức năng rất đa dạng. Nhưng chủ yếu ở dạng viên uống, nước uống vì dễ hấp thụ, bảo quản.

  • Tham khảo ngay: Top 5 loại thực phẩm chức năng Nhật Bản được tin dùng nhất
Nên uống thực phẩm chức năng trong hoặc sau khi ăn

Thông thường, các loại thực phẩm chức năng thường được khuyên dùng uống trong khi ăn hoặc sau khi ăn. Và thời điểm tốt nhất là buổi sáng và buổi trưa. Vì lúc này dạ dày co bóp tiêu hóa thức ăn, cùng lúc tiêu hóa các viên uống này. Trừ những thực phẩm kích thích ăn nhiều để tăng cân. Các loại viên uống giúp tăng cân, sữa tăng câncho người gầy thường phải uống trước bữa ăn. Sẽ giúp kích thích tiết dịch vị trong miệng, tạo cảm giác thèm ăn. Đồng thời thúc đẩy các cơ quan tiêu hóa hấp thụ hoàn toàn các chất dinh dưỡng từ món ăn.

Một số loại thực phẩm bổ sung dạng dưỡng da – làm đẹp thì nên uống buổi tối. Lúc này là thời gian cơ thể nghỉ ngơi, làn da được phục hồi. Vì vậy uống buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp phát huy tác dụng làm sáng da. Ngoài ra, đối với các loại viên uống phải uống nhiều lần trong ngày, thì phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn trên bao bì. Không nên dùng quá liều vì sẽ gây thừa thãi, ảnh hưởng đến tác dụng tăng cường sức khỏe. Nên lưu ý là chỉ nên uống thực phẩm chức năng với nước lọc. Trừ khi được khuyên có thể dùng với sữa hoặc sữa chua, nước ép.

Nên uống thực phẩm chức năng bao lâu thì dừng?

Thực phẩm chức năng đã trở thành một sản phẩm quen thuộc với hầu hết các gia đình Việt Nam hiện nay bởi công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe con người. Hầu như trong tủ thuốc của bất kỳ gia đình nào cũng đang có chứa ít nhất một loại sản phẩm TPCN, có thể là sản phẩm bổ sung vitamin, nâng cao sức đề kháng hoặc hỗ trợ xương khớp, gan mật, hô hấp,… Tuy nhiên, liệu họ có nắm được cách sử dụng thực phẩm chức năng hay không, đặc biệt nên uống TPCN trong bao lâu thì dừng? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Trang Ly để tìm câu trả lời nhé!

Thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng là các sản phẩm có nguồn gốc từ các thành phần tự nhiên nhằm hỗ trợ tối đa sức khỏe cho người dùng. Cụ thể, nó giúp tăng cường, hỗ trợ, phục hồi và điều tiết chức năng của các bộ phận bên trong cơ thể như gan, mật, tim, xương khớp, hệ tiêu hóa,…

Mặc dù không có tác dụng chữa bệnh nhưng thực phẩm chức năng được coi là sản phẩm không thể thiếu đối với sức khỏe của con người hiện nay. Nó không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng, vitamin thiết yếu cho cơ thể mà còn có khả năng phòng ngừa và đẩy lùi bệnh tật. Vì lý do này, TPCN nhận được sự ưa thích rất lớn từ người tiêu dùng, nhất là những người cao tuổi với quan niệm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chẳng hạn, hoạt huyết Traly giúp bổ huyết, tăng cường lưu thông máu não nhờ đó hỗ trợ điều trị các trường hợp thiếu máu lên não, tránh được chứng suy giảm trí nhớ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,…

Nên uống thực phẩm chức năng trong bao lâu?

Không phải ai cũng biết cách sử dụng thực phẩm chức năng một cách hiệu quả và chuẩn xác nhất. Chính vì thế, nhiều người hay than phiền rằng họ đã sử dụng rất nhiều loại thực phẩm chức năng mà không thấy bất cứ dấu hiệu tích cực nào từ sức khỏe cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do người dùng không tuân thủ đúng liệu trình, bỏ uống thực phẩm chức năng giữa chừng. Vậy nên uống thực phẩm chức năng trong bao lâu thì ngừng?

Trên thực tế, có vô số các loại thực phẩm chức năng với thành phần và chủng loại khác nhau nên điều này còn phụ thuộc vào việc sản phẩm bạn đang dùng thuộc loại nào. Song không phải ngày một ngày hai mà TPCN có thể phát huy tác dụng nên thời gian uống cũng phải khá dài. Nó có thể kéo dài đến vài tuần, thậm chí là vài tháng tùy thuộc vào từng loại thực phẩm chức năng. Thông thường, người dùng nên uống hết một liệu trình trong khoảng từ 1 – 2 tháng để đạt được hiệu quả cao nhất. Để biết chính xác nhất nên uống thực phẩm chức năng trong bao lâu, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và chuyên gia trước khi uống.

Một vài lưu ý quan trọng khi uống TPCN

Trong quá trình sử dụng thực phẩm chức năng, người dùng nên lưu ý một và điều quan trọng sau:

Trước hết, bạn nên để ý phản ứng của cơ thể khi uống để dừng uống kịp thời nếu như có vấn đề gì xảy ra. Vì cơ địa và thể trạng mỗi người không giống nhau, trong khi nhiều người dùng sản phẩm có hiệu quả thì bạn lại bị dị ứng hay ngộ độc. Nếu thấy cơ thể có các phản ứng bất thường như ngứa, nổi mẩn, khó thở, buồn nôn,… thì bạn phải ngừng ngay việc dùng TPCN.

Thứ hai, bạn nên hiểu rõ rằng thực phẩm chức năng không phải thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong quá trình sử dụng TPCN, bạn vẫn có thể kết hợp với các loại thuốc đặc trị khác nhưng nên hỏi ý kiến bác sĩ vì một số loại TPCN sẽ giảm tác dụng nếu dùng chung với thuốc.

Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ đến hotline 024.3773.3756 để được Trang Ly tư vấn miễn phí nhé!

  • Share ngay :

Cùng danh mục

  • Bệnh thủy đậu ở trẻ em: Chăm sóc đúng cách tránh biến chứng - 21-02-2022 08:02
  • Bệnh gout là gì? Điều trị dứt điểm - 19-02-2022 09:02
  • Trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì cho nhanh lành? - 18-02-2022 08:02
  • Bệnh vảy nến – nguyên nhân và triệu chứng thường gặp - 17-02-2022 10:02
  • Bệnh mạch vành: Giải pháp nào hỗ trợ cải thiện đau tức ngực, thiếu máu tim? - 16-02-2022 10:02

Video liên quan

Chủ Đề