Tại sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc

Lịch sử văn minh Trung quốc đã trải qua mấy nghìn năm phát triển và có dấu ấn đậm nét trong lòng dân tộc Trung Hoa nói riêng và toàn nhân loại nói chung. Nó giống như một cuốn sách lịch sử văn minh trải dài vô tận trong dòng chảy Hoa Hạ cho đến tận ngày hôm nay. Xếp trong kho tàng văn minh của Trung Quốc, chúng ta thấy nổi bật lên là tư tưởng chính trị và triết học. Song song với những công trình kiến trúc và những phát minh khoa học kĩ thuật đã đưa tên tuổi Trung Quốc ra tòan thế giới, nhưng ẩn sâu trong lớp đất lịch sử người ta bới qua lớp tro tàn và tìm thấy một thành tựu rực rỡ có sức ảnh hưởng sâu sắc tới lịch sử Phong kiến Trung Hoa và một số nước trong khu vực, đó là Nho giáo. Để tìm hiểu về sự ảnh hưởng của Nho giáo đến văn minh Trung Quốc như thế nào em xin chọn đề tài: Ảnh hưởng của Nho giáo đến các lĩnh vực chính trị, nghệ thuật ở Trung Quốc thời cổ trung đại .

Do trình độ am hiểu cũng như lượng kiến thức có hạn của bản thân cho nên trong bài làm sẽ còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Em kính mong sẽ nhận được những ý kiến phê bình và nhận xét của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn đã ân cần giảng dạy trong các tiết học, cũng như giờ tư vấn để giúp em hoàn thành bài tập này.

Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam-2015.
  • Khổng Tử, Lý Tường Hải, NXB Văn Hóa Thông Tin năm 2009.
  • Kho tàng văn minh Trung Hoa: Nho gia và Nho học, NXB Văn Hóa Thông Tin năm 2003.
  • Lịch sử Trung Quốc, Nguyễn Gia Phu, NXB ĐH Quốc Gia.

Ảnh hưởng của Nho giáo đến chính trị ở Trung Quốc thời cổ trung đại

Về phương diện chính trị, lí tưởng lớn nhất của Khổng Tử là phục hưng lễ nhà Chu, hy vọng quay trở về với thời đại sinh hoạt Tây Chu: lễ nhạc chinh phạt đều do mệnh lệnh thiên tử ban bố ra. Tuy nhiên, ông không tán thánh với một số cải cách trái với lễ nhà Chu. Như vậy, rõ ràng ông có tính bảo thủ ở một mức độ nhất định. Song, ông thực không ngoan cố thủ cựu mà đối với lễ ông chủ trương nên có những thêm bớt cần thiết. Và điều sáng tạo mới mẻ nhất về tư tưởng chính trị là ông đã nhập Nhân và với Lễ. Ông nói: lễ lấy nhân là cơ sở tư tưởng và nhân lấy lễ làm nguyên tắc chính trị. Quan niệm về nhân là khái quát tập trung các tư trào xã hội thời xuân thu, Khổng tử xem nhân là phạm trù cao nhất của luân lý đạo đức, đem hàm nghĩa cơ bản của nó mà lí giải thành Nhân là yêu người, thể hiện một sự tôn trọng nhất định đối với nhân cách, trong khi đương thời hạng quý tộc chủ nô không coi nô lệ là người.

Ảnh hưởng của Nho giáo đến các lĩnh vực chính trị, nghệ thuật ở Trung Quốc thời cổ trung đại

Như vậy, tư tưởng chính trị của Không Tử có một sự tiến bộ rõ rệt, sự tiến bộ đó thể hiện xuyên suốt trong học thuyết là sợi chỉ đỏ về nhân lễ. Ông là người đã đề ra đường lối chính trị đức trị cho người quân tử. Điều đặc biệt trong tư tưởng của phái nho gia là hướng đến gia tầng thống trị, hay nói một cách khác, tư tưởng của Khổng Tử nhắm đến giai cấp vua chúa, bởi ông tin rằng: Người quân tử cai trị đất nước thì phải lấy nhân lễ thì mới thu phục được lòng dân hướng về thiên tử, đất nước mới thái bình. Hơn nữa khẳng định thêm cho tư tưởng chính trị của ông, Khổng tử nói: quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử Nghĩa là vua phải ra vua, tôi phải ra tôi, cha phải ra cha, con phải ra con. Nhấn mạnh về ba mối quan hệ quân thần, cha con và vợ chồng để làm nổi bật tư tưởng của ông. Một là mối quan hệ Quân thần, Khổng Tử nói: Quân sử thần dĩ lễ, thận sự quân dĩ trung Nghĩa là, vua bảo thần chết mà thần không chết là tội bất trung. Hai là, mối quan hệ cha con, Khổng tử nói: Phụ tại, quan kì chí: phụ một, quan kì hành, tam niên vô cải vu phụ chi đạo, khả vị hiếu hĩ. Ông nhấn mạnh địa vị chủ gia đình của người cha. Ba là, mối quan hệ vợ chồng, Khổng Tử nói: Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi, nan dưỡng dã, cận chi tắc bất tôn, viễn chi tắc oán. Không tử coi đàn bà và tiểu nhân là một loại, là đối tượng cần gião dưỡng. Có thể xem đây là nội dung hạn chế trong học thuyết của Khổng Tử, xem trên khía cạnh xã hội thì chính ông đã tạo ra một sự bất bình đẳng đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Tiếp theo sau Khổng Tử là Mạnh Tử, về tư tưởng chính trị chủ yếu và nổi bật của Mạnh Tử là tư tưởng dân bản, được xem là tinh hoa trong quan điểm chính trị của ông. Theo ông, đối với một quốc gia phải lấy dân là quý, xã tắc là hàng thứ sau dân, vua là nhẹ, vua có lỗi lớn phải khuyên can, vua cứ làm trái không nghe lời can ngăn thì thay ngôi vua khác. Chư hầu làm nguy xã tắc, thì phải loại bỏ, thay đổi vị trí. Điều gọi là thay ngôi, đổi vị trí đều có nghĩa là tiêu diệt và thay thế. Mạnh Tử còn nói: Vua xem bề tôi như tay chân, thì bề tôi xem vua như tâm phúc, vua xem bề tôi như chó ngựa, thì bề tôi xem vua như thương dân, vua xem bề tôi như bùn đất rau cỏ, thì bề tôi xem vua như thù địch. Như vậy, Mạnh Tử đã định ra mối quan hệ vua tôi phải có sự đỗi đãi qua lại ở một chừng mực nhất định, không có sự phục tùng và nghĩa vụ lệ thuộc trời sinh. Qua đây, chúng ta nhận thấy giữa Mạnh Tử và Khổng Tử có sự khác nhau. Khổng Tử thì kiên trì đạo vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, thì Mạnh Tử trái ngược lại. Bởi Mạnh Tử không nhấn mạnh vào vị trí của vua và bề tôi trong mối quan hệ quân thần mà ông lại nhấn sâu vào mối tương giao giữa vua và bề tôi trong mối quan hệ quân thần.

Ảnh hưởng của Nho giáo đến nghệ thuật ở Trung Quốc thời cổ trung đại

Hội hoạ Trung Quốc không chỉ lấy cảm hứng từ thế giới tự nhiên xung quanh mà còn phản ánh thế giới nội tâm của người nghệ sỹ. Trong hội hoạ truyền thống sử dụng các kỹ thuật dùng bút tương tự như nghệ thuật viết chữ của Trung Quốc và vẽ bằng bút lông đã được nhúng vào mực đen hoặc màu. Giống với thư pháp, bút lông, giấy và mực là những nguyên liệu cơ bản để tạo nên bức vẽ.

Một đặc điểm của hội hoạ Trung Quốc là sự nhân cách hoá bối cảnh hay vật thể để thông qua đó thể hiện đạo đức và giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống. Chẳng hạn, sơn và thuỷ không chỉ là những yếu tố chính trong bức tranh phong cảnh mà còn là biểu tượng tự nhiên của nguyên tắc cơ bản về Âm và Dương. Những sự liên tưởng như vậy thường xuất hiện một cách nổi bật trong những bài thơ mà các hoạ sĩ sáng tác và đề lên bức tranh. Theo cách này, các hoạ sĩ có thể thể hiện rõ nét hơnsự sâu sắc, đạo đức và các nguyên tắc cơ bản vốn có trong tác phẩm của mình, và tác động đến khán giả từ bên trong tâm hồn và lâu bền.

Nghệ thuật kiến trúc, do chịu ảnh hưởng của Nho giáo nên kiến trúc Trung Quốc thời cổ trung đại rất phong phú và đặc sắc bao gồm các thể loại như: kiến trúc nhà ở, thành quách, cung điện, lăng mộ, đàn miếu. Những kiến trúc này tạo thành mộ hệ thống khép kín độc lập, có giá trị thẩm mỹ và hàm chứa ý nhân văn sâu sắc. Nghệ thuật kiến trúc thời cổ trung đại là một hệ thống độc đáo có lịch sử lâu dài nhất, phân bố địa vực rộng nhất. Về mặt kiến trúc thì nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc đặt nền tảng bởi triết lý về vũ trụ, phong thủy và nhân sinh, trong mỗi công trình phải hài hòa với thiên nhiên. Người xây dựng luôn phải nắm lấy cái hình thể toàn cảnh của vùng đất, Sự hiện diện của ao hồ, khe suối,. Rồi sau đố mới bố trí việc xây dựng cho thật hòa hợp với thiên nhiên. Một số công trình kiến trúc của Trung Quốc nổi bật như: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Thiên đàn,.

Nghệ thuật điêu khắc, Nghệ thuật điêu khắc của Trung Quốc xuất hiện đầu tiên vào thời kỳ đồ đá mới. những tác phẩm điêu khắc chứa đựng sự chất phác và giản dị, phần nhiều có liên quan mật thiết với thuật đồng cốt thời nguyên thủy. chẳng hạn như nghệ thuật trưng bày và xếp đá thành đống trong huyệt mộ của người nguyên thủy, cũng như một số tượng hình cơ thể phụ nữ bằng đất nặn hoặc gốm nung. Sự xuất hiện của chúng đều có những mối liên quan nào đó với tín ngưỡng tâm linh của con người thời nguyên thủy, và xét trên phương diện ý nghĩa cũng có giá trị sử dụng nhất định. Những tác phẩm xuất sắc của nghệ thuật điêu khắc thời nguyên thủy chủ yếu tập trung trên những tác phẩm đồ gốm nung và điêu khắc cẩm thạch, thường là sự kết hợp giữa hình người và vật dụng. Nếu nhìn những tác phẩm này từ góc độ là một vật dụng từ một số tác phẩm có kích thước khá lớn; nhìn từ góc độ là vật điêu khắc, lại thuộc những sản phẩm có kích thước nhỏ bé. Mặc dù vậy, những tác phẩm điêu khắc mang tính nghệ thuật này, đã thể hiện được nét đặc trưng trừu tượng trong thời kỳ ban đầu của nghệ thuật điêu khắc Trung Quốc.

Sau khi bước vào thời kỳ chế độ xã hội nô lệ, nghệ thuật chế tác gốm dần dần được thay thế bằng công nghệ đúc đồng thau, các tác phẩm điêu khắc chủ yếu là các chế phẩm đồng thau. Nét tương đồng với thời kỳ nguyên thủy là nghệ thuật điêu khắc đời nhà Thương và nhà Chu cũng không xuất hiện đơn độc, chúng vẫn chỉ là một bộ phận trong khâu tạo hình của vật dụng, rất hiếm thấy những tác phẩm điêu khắc thật sự. Ý nghĩa văn hóa của nghệ thuật điêu khắc đồng thau trong thời kỳ này chính là sự nhấn mạnh về tín ngưỡng tâm linh. Việc tuân thủ tín ngưỡng và lễ chế đối với quỷ thần, khiến cho các tác phẩm điêu khắc đồng thau của đời nhà Thương, nhà Chu tràn đầy những Bộ mặt dữ tợn, nhìn vào là có cảm giác tạo áp lực và sợ hãi. Tại thời điểm này, xét về mặt nghệ thuật, thành tựu nghệ thuật quan trọng nhất chính là những hoa văn trang trí tính xảo, chúng phản ánh sự điêu luyện và tinh xảo trong công nghệ đúc đồng thau của Trung Quốc và ngôn ngữ tạo hình độc đáo, đặc sắc của người Trung Quốc.

Nho giáo là một trong những trường phái triết học chính của Trung Quốc từ thời cổ đại, tư tưởng triết học Nho giáo của Khổng Mạnh chiếm địa vị đặc biệt quan trọng trong lịch sử tư tưởng, nó ảnh hưởng sâu sắc trong mọi mặt của đời sống xã hội Trung Quốc suốt hơn hai ngàn năm lịch sử. Đặc biệt là ảnh hưởng trên hai lĩnh vực là chính trị và nghệ thuật ở Trung Quốc thời cổ trung đại. Từ đó Nho giáo ảnh hưởng đến các tư tưởng trị quốc, các công trình kiến trúc đặc sắc, ảnh hưởng đến các nước lân cận và đưa tên tuổi Trung Quốc ra ngoài thế giới.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Ảnh hưởng của Nho giáo đến các lĩnh vực chính trị, nghệ thuật ở Trung Quốc thời cổ trung đại. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

Trân trọng ./.

Video liên quan

Chủ Đề