Cho tập hợp A 2 5 tập hợp có tất cả bao nhiêu phần tử

Phương pháp tập hợp và cách xác định tập hợp

Trang trước Trang sau

Với Phương pháp tập hợp và cách xác định tập hợp sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách và phương pháp giải các dạng bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Toán 10.

1. Lý thuyết:

a. Tập hợp

- Tập hợp là một khái niệm cơ bản của toán học, không định nghĩa.

- Giả sử đã cho tập hợp A. Để chỉ a là một phần tử của tập hợp A, ta viết a ∈ A [đọc là a thuộc A]. Để chỉ a không phải là một phần tử của tập hợp A, ta viết a ∉ A [đọc là a không thuộc A].

- Tập rỗng: là tập hợp không chứa phần tử nào, kí hiệu ∅.

b. Cách xác định tập hợp

- Có 2 cách xác định tập hợp:

Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp.

Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

- Người ta thường minh họa tập hợp bằng một hình phẳng được bao quanh bởi một đường kín, gọi là biểu đồ Ven.

c. Tập hợp con

- Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều là phần tử của tập hợp B thì ta nói A là một tập hợp con của B và viết A ⊂ B [đọc là A chứa trong B].

- Nếu A không phải là một tập con của B ta viết A ⊄ B .

- Tính chất:

+] A ⊂ A, ∀A

+] ∅ ⊂ A, ∀A .

+] A ⊂ B, B ⊂ A ⇒ A ⊂ C

d. Tập hợp bằng nhau

- Khi A ⊂ Bvà B ⊂ A ta nói tập hợp A bằng tập hợp B và viết là A = B.

2. Phương pháp giải:

- Tâp hợp con: A ⊂ B ⇔ [∀x : x ∈ A ⇒ x ∈ B]

- Tập hợp bằng nhau:A = B ⇔ [∀x : x ∈ A ⇔ x ∈ B]

- Nếu tập hợp có n phần tử thì nó có 2n tập hợp con.

3. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1:Liệt kê các phần tử của tập hợp:

a. A = { x ∈ N | x < 20 và x chia hết cho 3}.

b. B = { x ∈ N | 2x2 - 3x + 1} .

Hướng dẫn:

a. Tập hợp A gồm các phần tử là số tự nhiên nhỏ hơn 20 và chia hết cho 3.

Vậy A = {0; 3; 6; 9; 12; 15; 18}.

b. Tập hợp B gồm các phần tử là các số thực thỏa mãn phương trình 2x2 - 3x + 1 = 0 .

Ta có: phương trình 2x2 - 3x + 1 có nghiệm x = 1 hoặc x =

Mà x ∈ Z nên x = 1.

Vậy B = {1}.

Ví dụ 2:Tìm một tích chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp sau: A =

Hướng dẫn:

Ta có: 2 = 1.2; 6 = 2.3; 12 = 3.4; 20 = 4.5; 30 = 5.6

Suy ra dạng tổng quát của dãy trên là:

với n là số tự nhiên và 1 ≤ n ≤ 5 .

Vậy A =

.

Ví dụ 3:Cho tập hợp X = {a; b; c}. Tìm tất cả các tập hợp con của X.

Hướng dẫn:

- Số tập con không có phần tử nào là: ∅

- Số tập con có 1 phần tử là: {a}; {b}; {c} .

- Số tập con có 2 phần tử là: {a; b}; {a; c}; {b; c}.

- Số tập con có ba phần tử là: {a; b; c}.

Vậy các tập con của X là: ∅ ; {a}; {b}; {c}; {a; b}; {a; c}; {b; c}; {a; b; c}.

Ví dụ 4:Cho tập hợp A = {1; 3}; B = {3; x}; C = {x; y; 3}. Xác định x, y để A = B = C

Hướng dẫn:

Để A = B thì x = 1. Khi đó B = {3; 1}..

Để B = C thì x = 1; y = 3 hoặc y = 1. Khi đó C = {1; 3; 3} hoặc C = {1; 1; 3} .

Vậy để A = B = C thì x = 1; y = 3 hoặc y = 1.

4. Bài tập tự luyện:

Câu 1:Cho tập hợp A = {x + 1 | x ∈ N, x ≤ 5}. Liệt kê các phần tử của tập hợp A :

A. A = {1; 2; 3; 4; 5}.

B. A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}.

C. A = {0; 1; 2; 3; 4; 5}.

D. A = {1; 2; 3; 4; 5; 6}.

Hướng dẫn:

Chọn D.

Vì x ∈ N, x ≤ 5 nên x ∈ {0; 1; 2; 3; 4; 5} ⇒ [x + 1] ∈ {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}.

Vậy A = {1; 2; 3; 4; 5; 6}.

Câu 2:Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp X = {x ∈ R | x2 + x + 1 = 0}:

A. X = 0.

B. X = {0}.

C. X = ∅ .

D. X = {∅} .

Hướng dẫn:

Chọn C.

Phương trình x2 + x + 1 = 0 vô nghiệm nên X ∈ ∅ .

Câu 3:Trong các tập hợp sau, tập hợp nào là tập rỗng?

A. A = {x ∈ Z: |x| < 1}.

B. B = {x ∈ Z: 6x2 - 7x + 1 = 0} .

C. C = {x ∈ Q: x2 - 4x + 2 = 0}.

D. D ={x ∈ R: x2 - 4x + 3 = 0}

Hướng dẫn:

Chọn C.

Ta có: x2 - 4x + 2 = 0 ⇔ x = 2 ± √2 [ không thỏa mãn x ∈ Q]. Vậy tập hợp C là tập rỗng.

- Đáp án A: x ∈ Z, |x| < 1 ⇔ -1 < x < 1 ⇒ x = 0. Vậy tập hợp A không là tập rỗng.

- Đáp án B: Giải phương trình: 6x2 - 7x + 1 = 0 ⇔

. Do x ∈ Z nên x = 1. Vậy tập hợp B không là tập rỗng.

- Đáp án D: Giải phương trình: x2 - 4x + 3 = 0 ⇔

[thỏa mãn x ∈ R]. Vậy tập hợp D không là tập rỗng.

Câu 4:Cho tập hợp M = {[x; y]} | x, y ∈ R, x2 + y2 ≤ 0. Khi đó tập hợp M có bao nhiêu phần tử?

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. Vô số.

Hướng dẫn

Chọn B.

nên x2 + y2 ≤ 0 ⇔ X = y = 0 .

Khi đó tập hợp M có 1 phần tử duy nhất là {[0;0]} .

Câu 5:Cho các mệnh đề sau:

[I]: {2; 1; 3} = {1; 2;3}

[II]: ∅ ⊂ ∅

[III]: ∅ ∈ {∅}

Mệnh đề nào đúng trong các mệnh đề trên:

A. Chỉ [I] đúng.

B. Chỉ [I] và [II] đúng.

C. Chỉ [I] và [III] đúng.

D. Cả [I], [II]; [III] đều đúng.

Hướng dẫn:

Chọn D.

[I] đúng do hai tập hợp đã cho có tất cả các phần tử giống nhau.

[II] đúng do mọi tập hợp đều là tập con của chính nó.

[III] đúng vì phần tử ∅ thuộc tập hợp {∅}.

Câu 6:Cho các tập hợp E, F, G, K thỏa mãn: E ⊂ F, F ⊂ G và G ⊂ K . Khẳng định nào sau đây đúng?

A. G ⊂ F .

B. K ⊂ G .

C. E = F = G.

D. E ⊂ K .

Hướng dẫn:

Chọn D.

Theo tính chất của tập hợp con, ta thấy:

Do E ⊂ F và F ⊂ G nên E ⊂ G .

Do E ⊂ G và G ⊂ K [theo đề bài] nên E ⊂ K .

Câu 7:Cho tập hợpA = {a; b; c; d}. Tập A có mấy tập con?

A. 16.

B. 15.

C. 12.

D.10.

Hướng dẫn:

Chọn A.

Nếu tập hợp có n phần tử thì nó có 2n tập hợp con.

Vậy số tập con của tập A là: 24 = 16 .

Câu 8:Trong các tập sau đây, tập hợp nào có đúng hai tập hợp con?

A. {x; y} .

B. {x}.

C. {∅; x} .

D. {∅; x; y} .

Hướng dẫn:

Chọn B.

Xét đáp án B: {x} có 21= 2 tập con là và ∅ .

Xét đáp án A: {x; y} có 22 = 4 tập con.

Xét đáp án C: {∅; x} có 22 = 4 tập con.

Xét đáp án D: {∅; x; y} có 23 = 8 tập con.

Câu 9:Số phần tử của tập hợp A = {k2 + 1| k ∈ Z, |k| ≤ 2} là:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Hướng dẫn:

Chọn C.

A = {k2 + 1| k ∈ Z, |k| ≤ 2} .

Ta có |k| ≤ 2 ⇔ -2 ≤ k ≤ 2. Mà k ∈ Z nên k ∈ {-2; -1; 0; 1; 2}

Suy ra [k2 + 1] ∈ {5; 2; 1; 2; 5} . Vậy A = {1; 2; 5}. Số phần tử của tập A là 3.

Câu 10:Cho tập hợp A = {1; 2; 3; 4}; B = {0; 2; 4}; C = {0; 1; 2; 3; 4; 5}. Quan hệ nào sau đây là đúng?

A. B ⊂ A ⊂ C .

B. B ⊂ A = C .

C.

.

D. A ∪ B = C .

Hướng dẫn:

Chọn C. Ta thấy mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp C và mọi phần tử của tập hợp B đều thuộc tập hợp C. Vậy A và B đều là tập hợp con của tập hợp C.

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Số phần tử của một tập hợp, tập hợp con cực hay, có lời giải

Trang trước Trang sau

1. Số phần tử của một tập hợp

Quảng cáo

Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử hoặc cũng có thể không có phần tử nào.

Tập hợp không có phần tử nào được gọi là tập hợp rỗng. Kí hiệu: ∅

Công thức tính số phần tử của tập hợp

Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có : b – a + 1 phần tử

Tập hợp các số chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b có : [b – a] : 2 + 1 phần tử

Tập hợp các số lẻ từ số lẻ m đến số lẻ n có : [n – m]: 2 + 1 phần tử

Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b, hai số kế tiếp cách nhau d đơn vị, có : [b – a]: d +1 phần tử

Cách tính tổng của một dãy số

- Tính số số hạng: Áp dụng công thức tính số phần tử của tập hợp

- Tính tổng: [số hạng cuối + số hạng đầu]. số số hạng : 2

2. Tập hợp con

Cho hai tập hợp A và B. Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A được gọi là con của tập hợp B.

Kí hiệu: A ⊂ B hay B ⊃ A

Đọc là A là tập hợp con của tập hợp B hoặc A được chứa trong B hoặc B chứa A

Quảng cáo

• Chú ý:

- Mỗi tập hợp khác thì có ít nhất hai tập hợp con là tập hợp ∅ và chính nó

- Nếu A ⊂ B và B ⊂ A thì A = B

- Nếu tập hợp A có k phần tử thì tập hợp A có 2k tập con

Ví dụ 1: Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử

a. Tập hợp A gồm các số tự nhiên sao cho x+ 3 = 12

b. Tập hợp B gồm các số tự nhiên sao cho x.0 = 0

c. Tập hợp C gồm các số tự nhiên sao cho x < 4

d. Tập hợp D gồm các số tự nhiên sao cho 0.x = 4

Hướng dẫn giải:

a. Ta có

x + 3 = 12

x = 12 -3

x = 9

vậy A = {9} có 1 phần tử

b. Ta có

x.0 = 0

vì mọi số tự nhiên khi nhân với 0 đều bằng 0

nên B = {0;1;2;3;4…} = N có vô số phần tử

c. Ta có

x < 4

x {0;1;2;3}

nên C = {0;1;2;3} có 4 phần tử

Ta có

0.x = 4

vì mọi số tự nhiên khi nhân với 0 đều bằng 0,

Nên không tồn tại số tự nhiên thỏa mãn yêu cầu của đề bài

Vậy D = ∅

Quảng cáo

Ví dụ 2: Tìm số phần tử của các tập hợp sau

A = {1 ; 4 ; 7 ; 10 ; … ; 298 ; 301}

B = {8 ; 10 ; 12 ; … ; 30}

Hướng dẫn giải:

• Tập hợp A số nhỏ nhất là 1, số lớn nhất là 301 hai số kế tiếp cách nhau 3 đơn vị.

Do đó số phần tử của tập hợp A là : [301 -1] : 3 + 1 = 101 [phần tử].

• B = {8 ; 10 ; 12 ; … ; 30}

Tập hợp B có [30 – 8] : 2 + 1 = 12 [phần tử].

Ví dụ 3: Cho tập hợp A = {a, b, c}. Viết tất cả các tập hợp con của A.

Hướng dẫn giải:

Các tập hợp con của A là :

Ø , {a} , {b}, {c} , {a, b} , {a, c} , {b, c} , {a, b, c}.

[Số tập hợp con của A bằng 23 = 8 ].

Ví dụ 4: Tính các tổng sau

a. S = 1+3+5+…+2015+2017

b. S = 7+11+15+19+…+51+55

c. S = 2+4+6+…+2016 +2018

Hướng dẫn giải:

a. Số số hạng của S là: [2017 -1]: 2 + 1 = 1009

S = [2017 +1].1009: 2 =1018081

b. Số số hạng của S là: [55 – 7]:4 +1 = 13

S = [55+7].13:2 = 403

c. Số số hạng của S là: [2018 – 2]:2 + 1 =1009

S = [2018 + 2].1009:2 = 1019090

Câu 1: Cho tập hợp A = {0;2;4;6} hỏi A có bao nhiêu phần tử:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

A = {0;2;4;6} có 4 phần tử

Câu 2: Tập hợp A = {1;3;4;5;8} tập hợp con của A là:

A. {0;3;4;5;8}

B. {2;4;5;8}

C. {1;4;5;8;9}

D. ∅

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

A. {0;3;4;5;8} sai vì 0 ∉ A B. {2;4;5;8} sai vì 2 ∉ A C. {1;4;5;8;9} sai vì 9 ∉ A D. ∅ đúng vì ∅ là con của mọi tập hợp

Câu 3: Tìm số tự nhiên x sao cho x+ 6 = 4

A. x = 0

B. x = 1

C. x ∈ ∅

D. x = 4

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Ta có x+ 6 = 4

Không tìm được x thỏa mãn yêu cầu. Nên x ∈ ∅

Câu 4: Cho tập A = {1;3;5;7;9} chọn câu đúng

A. {1;2} ⊂ A

B. A ⊃ {1;2;5}

C. ∅ ⊂ A

D. 1; 3 ⊂ A

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Cho tập A = {1;3;5;7;9}

A. {1;2} ⊂ A sai vì 2 ∉ A

B. A ⊃ {1;2;5} sai vì 2 ∉ A

C. ∅ ⊂ A đúng vì ∅ là con của mọi tập hợp

D. 1; 3 ⊂ A sai vì 1;3 phải được viết trong dấu ngoặc nhọn {}

Câu 5: Cho tập hợp A = {x N|1990 x 2009}. Số phần tử của tập hợp A là

A. 20

B. 21

C. 19

D. 22

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

A = {x ≤ N|1990 ≤ x 2009}

A có [2009 – 1990] +1 = 20

Câu 6: Cho hai tập hợp B={a;b}; P={b;x;y}. Chọn nhận xét sai

A. b ∈ B

B. x ∈ B

C. a ∉ P

D. y ∈ P

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

A. b ∈ B đúng

B. x ∈ B sai

C. a ∉ P đúng

D. y ∈ P đúng

Câu 7: Tập hợp các số tự nhiên không vượt quá 5 gồm bao nhiêu phần tử?

A. 4 phần tử

B. 5 phần tử

C. 6 phần tử

D. 7 phần tử

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Tập hợp các số tự nhiên không vượt quá 5 là {0;1;2;3;4;5}

Câu 8: Chọn câu sai

A. 7 ∈ N

B. ∅ ⊂ N

C. ∅ ∈ N

D. {1;2;3;4;5} ⊂ N

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

A. 7 ∈ N Đúng

B. ∅ ⊂ N Đúng

C. ∅ ∈ N Sai vì ∅ là một tập hợp nên ta phải sử dụng kí hiệu

D. {1;2;3;4;5} ⊂ N Đúng

Câu 9: Tập hợp nào sau đây là tập hợp rỗng

A. A = {x ∈ N|10 ≤ x và x ≤ 8}

B. B = {x ∈ N|8 ≤ x ≤ 10}

C. C = {x ∈ N|5 ≤ x và x ≤ 7}

D. D = {x ∈ N|x+2 = 3}

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

A. A = {x ∈ N|10 ≤ x và x ≤ 8}

A = vì không tồn tại x thỏa mãn

B. B = {x ∈ N|8 ≤ x ≤ 10}

B = {8;9;10}

C. C = {x ∈ N|5 ≤ x và x ≤ 7}

C = {5;6;7}

D. D = {x ∈ N|x+2 = 3}

D = {1}

Câu 10: Viết tập hợp con khác tập hợp rỗng của tập hợp A = {3; 5}

A. {3}; {3;5}

B. {3}; {5}

C. {3;5}

D. {3};{5};{3;5}

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

A. {3}; {3;5} Sai vì thiếu tập hợp{5}

B. {3}; {5} Sai vì thiếu tập hợp{3;5}

C. {3;5} Sai vì thiếu tập hợp {3}; {5}

D. {3};{5};{3;5} Đúng

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 6 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:

Trang trước Trang sau

Cho tập A = [ [1;2;3;4;5;6] ]. Số các tập con khác nhau của A gồm hai phần tử là:


Câu 10431 Vận dụng

Cho tập $A = \left\{ {1;2;3;4;5;6} \right\}$. Số các tập con khác nhau của $A$ gồm hai phần tử là:


Đáp án đúng: b


Phương pháp giải

Liệt kê các tập con của \[A\] gồm \[2\] phần tử.

Tập hợp --- Xem chi tiết

...

Video liên quan

Chủ Đề