Tại sao sinh viên thất nghiệp

Nạn thất nghiệp luôn ám ảnh của rất nhiều người, nhất là đối với sinh viên mới ra trường. Vậy đâu là nguyên nhân thất nghiệp của sinh viên mới ra trường? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

Nạn thất nghiệp luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đặc biệt là sinh viên

Điều gì khiến sinh viên mới ra trường thất nghiệp?

Sinh viên mới ra trường hầu hết là những bạn trẻ đầy năng lượng, nhiệt huyết, và ngập tràn khát khao.

Tuy nhiên, các bạn sinh viên khi phải đối diện với sự khắc nghiệt của cuộc sống, đặc biệt là vấn nạn thất nghiệp sẽ dễ khiến các bạn trở nên chán nản, thất vọng và tự ti về chính mình.

Điều bạn cần là biết chính xác nguyên nhân thất nghiệp của sinh viên mới ra trường và khắc phục nó.

Dưới đây là 3 nguyên nhân chính của vấn đề trên.

1. Kiến thức không vững

Có rất nhiều sinh viên cho rằng, chỉ cần học để qua môn và đủ điểm tốt nghiệp là xem như trở thành người có kiến thức.

Đây là quan niệm vô cùng sai lầm bởi kiến thức là thứ cần phải được tích lũy qua một quá trình lâu dài và bền vững.

Khi bạn học tập với một tâm thế cầu thị, nghiêm túc và có trách nhiệm, thành quả mà bạn nhận được sẽ là sự hiểu biết vững vàng. Ngược lại, nếu bạn học tập hời hợt, đối phó và không nỗ lực, bạn đã vô tình lãng phí thời gian cũng như cơ hội của chính mình.

Các doanh nghiệp luôn muốn tìm kiếm những người có kiến thức chuyên môn vững vàng để có thể làm việc tốt cho công ty của họ. Nếu bạn đáp ứng được điều này, bạn chắc chắn sẽ không phải đối mặt với nạn thất nghiệp.

Kiến thức là thứ cần được tích lũy một cách bền vững và dài lâu

2. Kỹ năng yếu kém

Ngoài việc sở hữu kiến thức chuyên môn, bạn còn phải có đủ kỹ năng để giải quyết công việc. Kỹ năng chính là khả năng áp dụng những kiến thức được học nhằm tạo ra hiệu quả trong công việc.

Dù bạn có học giỏi đến đâu, ghi nhớ và thuộc lòng rất nhiều kiến thức, nhưng nếu bạn thiếu kỹ năng trong thực hành, bạn vẫn sẽ thất bại.

Đó là lý do vì sao học cần phải được đi đôi với hành. Việc thực hành và rèn luyện kỹ năng là vô cùng quan trọng vì nó có thể quyết định sự thành bại của bạn.

Ngoài kỹ năng chuyên môn cần có, sinh viên cần phải trang bị những kỹ năng mềm thiết yếu trong cuộc sống như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian…

Hầu hết sinh viên thất nghiệp là do thiếu kỹ năng và phần lớn là do thiếu kỹ năng mềm.

Kỹ năng là điều vô cùng quan trọng để xử lý tốt công việc

3. Thái độ tiêu cực

Bạn hãy thử tự đặt bản thân mình vào vị trí của doanh nghiệp và tự hỏi: “Liệu tôi có nên tuyển một người lười biếng và thụ động vào làm việc?”

Đáp án chắc chắn là không, bởi thái độ luôn quan trọng hơn trình độ. Dù bạn có tài giỏi và am hiểu đến mấy, nhưng lại là một người thiếu trách nhiệm, không trung thực, không có tinh thần cầu tiến và ích kỷ trong công việc, các doanh nghiệp sẽ thật khó để chấp nhận bạn. Thái độ chính là yếu tố mấu chốt quyết định sự thành công trên con đường sự nghiệp của bạn.

Thái độ quan trọng hơn trình độ

Nguyên nhân thất nghiệp của sinh viên mới ra trường có thể đến từ nhiều yếu tố. Nhưng tựu trung, ba khía cạnh cốt lõi là nằm ở kiến thức, kỹ năng và thái độ bạn nhé!

Hàng loạt tân cử nhân, tân kỹ sư không có việc làm hoặc làm không đúng chuyên môn khi ra trường. Cùng tìm nguyên nhân tại sao sinh viên lại dễ thất nghiệp nào.

Anh hai bạn đã tốt nghiệp và công việc hiện tại của anh ấy là tài xế Grab, chị bạn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán 3 năm nay giờ là vẫn là nhân viên phụ bán quần áo ngoài chợ, cậu kia bạn biết là kỹ sư máy tính và công việc chính của cậu ấy sau khi có tấm bằng kỹ sư là ở nhà chơi game,… Đấy chính là bức tranh chung của sinh viên ngày nay, sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường là chuyện không hề hiếm, thậm chí còn có xu hướng gia tăng một cách chóng mặt. Nhiều lí do khách quan được đưa ra như dân số trẻ hóa của Việt Nam rất cao, kinh tế hội nhập nhiều người nước ngoài vào làm giảm cơ hội việc làm của sinh viên Việt, hay bây giờ chỗ nào cũng đòi kinh nghiệm thì tân cử nhân như bạn đâu mà có,…. Đồng ý đó là những nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên, nhưng còn về lí do chủ quan thì sao?

Phải chăng sinh viên kém cỏi?

Không! Sinh viên Việt Nam rất có năng lực, khá thông minh nhưng thực sự lại rất lười biếng. Tâm lí lười biếng đó không chỉ ăn sâu vào tiềm thức mọi người mà nó còn lây lan sang người khác. Cụ thể là phần nhiều sinh viên lên giảng đường là để được điểm danh lấy điểm chuyên cần. Đấy đâu phải là con điểm quan trọng đâu sao mà mọi người phải chú trọng để lấy nó, trong khi bạn cần tập trung học tập để lấy kiến thức cho những con điểm to lớn ở giữa kì và cuối kì mới tốt chứ.

Kỹ năng mềm cần thiết khi xin việc

Một đoạn phỏng vấn nhỏ từ bạn Mỹ Dung – sinh viên ĐH Kinh Tế TP HCM cho biết: “Mình thấy giờ trường nào cũng quy định cho khoảng điểm danh của sinh viên để lấy điểm chuyên cần, làm mấy bạn vô lớp điểm danh là chính chớ không có học hành gì cả, điểm danh xong là mấy bạn vọt đi ngay”. Điều đó vô tình làm lớp lớp các em tân sinh viên ngã bước theo ngay.

Rất nhiều câu chuyện "dở khóc dở cười" của sinh viên đi phỏng vấn sau tốt nghiệp, kém về chuyên môn lẫn nghiệp vụ và không ít những bản CV của sinh viên khiến nhà tuyển dụng "ngao ngán".

Khắc phục sự kém cỏi về chuyên môn, nghiệp vụ... và tiếng Anh

Ngoài những nơi đào tạo theo chuẩn Quốc tế ép sinh viên phải có tấm bằng IELTS 6.0 trở lên hay TOEIC trên 750, thì cho dù là sinh viên chuyên ngôn ngữ Anh, Anh văn thương mại, Sư phạm Anh đi chăng nữa thì tiếng Anh của đa số các bạn cũng chưa đạt đến trình độ nghe nói tốt.

Bạn có thông thạo giao tiếp bằng tiếng Anh chưa?

Trước nền kinh tế hội nhập và mới nhất là hiệp định TPP, Việt Nam đứng trước nhiều thách thức lớn mà trong đó, thách thức về nguồn nhân lực đáp ứng được chuyên môn là "bài toán khó" cho nền giáo dục. Ngành Công nghệ thông tin [CNTT] là ngành khát nhân lực nhất, nhưng cử nhân CNTT ở nước ta lại không thiếu. Vậy lí do tại sao? Các nhà tuyển dụng cần nhân lực có trình độ chứ không phải nhân lực "có bằng cấp". Một yêu cầu nữa là… kỹ năng. Rất nhiều cử nhân, thạc sĩ đi phỏng vấn nhưng đều khiến nhà tuyển dụng "lắc đầu", kỹ năng viết CV hầu như không có, kỹ năng giao tiếp tiếng Anh còn rụt rè và yêu cầu nghiệp vụ là điều rất hiếm thấy. Đó là những nguyên nhân dẫn đến việc thiếu nhân lực nhưng vẫn phải "lắc đầu" của các nhà tuyển dụng.

Đừng tự mình từ chối công việc

Không ít sinh viên mộng tưởng về tấm bằng cử nhân của mình, đặc biệt ở các trường đại học lớn. Tâm lí của những cử nhân là phải làm việc theo đúng trình độ của bằng cấp, tốt nghiệp đại học thì không thể đi làm nhân viên được. Tự ảo tưởng về tấm bằng của mình và từ chối những cơ hội kiếm việc làm. Bạn phải biết rằng, ta buộc phải xuất phát từ con số 0, nếu bạn có năng lực thực sự bạn sẽ có cơ hội phát triển công việc của mình. Một lí do nữa đó là tâm lí phải học đại học của không chỉ sinh viên mà còn là áp lực từ gia đình. Một sinh viên ĐH Bách khoa Đà Nẵng chia sẻ: "Thực sự mình muốn khởi nghiệp với việc kinh doanh chứ không phải là một kỹ sư như nghành nghề mà mình đang theo học. Nếu tốt nghiệp kỹ sư mà phải đi làm công nhân thì tệ quá, còn nếu mình chuyển sang kinh doanh thì khá phí 5 năm học đại học không theo chuyên ngành. Nhưng mà xu thế bây giờ phải học đại học, còn sau này thì để tính sau." Chúng ta đang đứng trước thực trạng "thừa thầy thiếu thợ" vì tâm lí "phải học đại học" và phải làm việc đúng với bằng cấp. Yêu cầu quá cao của sinh viên là lí do mà bạn vẫn mãi thất nghiệp.

Đừng luôn than trách và đổ lỗi

Đó là điều mà sinh viên vẫn thường làm để che đậy sự lười nhác của bản thân. Luôn đổ lỗi cho không có chỉ tiêu rồi đào tạo nhưng không đảm bảo đầu ra. Tốt nghiệp và ngồi chờ nhà tuyển dụng. Luôn than trách không có việc làm, đó là điều càng khiến sinh viên vùi mình sâu hơn vào nguy cơ thất nghiệp. Đỗ lỗi cho không có cơ hội việc làm, đỗ lỗi cho chất lượng đào tạo của giáo dục…mà chưa thấy ai đổ lỗi cho bản thân mình cả. Tốt nghiệp với tấm bằng trên giấy chứ không phải là tấm bằng kiến thức trong đầu. Chờ đợi các công việc theo kiểu việc nhẹ lương cao, nhưng ít ai biết rằng đó là tự mình làm hại mình. Thực trạng chung bây giờ là Thất nghiệp – Than trách, bỏ bê học hành – và tất nhiên hậu quả sau này là lại thất nghiệp, có thế con số thất nghiệp mới ngày một tăng.

Đây đúng kiểu việc nhẹ lương cao

Kết luận

Phải thừa nhận rằng, có quá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp ngày càng lớn như hiện nay. Nhưng trước khi mổ xẻ những nguyên nhân sâu xa, chúng ta cần làm rõ nguyên nhân ngay trước mắt. Đó là sự kém cỏi của sinh viên ngay trên giảng đường. Đừng chỉ tốt nghiệp với tấm bằng trên giấy mà hãy bước ra khỏi giảng đường với những kiến thức cần thiết cho tương lai của bạn.

*Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào cộng đồng đánh giá giáo dục Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng.

Mỹ Nhàn tổng hợp

Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam


Video liên quan

Chủ Đề