Ăn cơm nhà lo chuyện bao đồng là gì

  • 21-03-2022 11:38

    Một số doanh nghiệp ngành may mặc đang cần tuyển dụng lao động ngay tại thời điểm này.

  • 21-03-2022 06:33

    Các cơ sở Hội và hội viên phụ nữ tại TP.HCM đã có nhiều công trình thiết thực hưởng ứng phong trào trồng cây, tạo khoảng xanh.

  • 20-03-2022 17:30

    Chương trình thu hút 14 đội tham gia với khoảng 300 thí sinh là hội viên phụ nữ, nữ công nhân viên chức lao động trên địa bàn quận tham gia.

  • 20-03-2022 12:56

    Ngày quốc tế hạnh phúc 20/3, Hội LHPN các quận Tân Phú, Gò Vấp chọn hưởng ứng bằng hành động với các nhiều hoạt động sẻ chia, yêu thương.

  • 20-03-2022 11:17

    Ngày 19/3, Hội LHPN Q.4 tổ chức Lễ ra mắt “Điểm giới thiệu sản phẩm của phụ nữ khởi nghiệp” và nhóm sinh kế Hướng Dương.

  • 20-03-2022 07:59

    Gần 500 vận động viên không chuyên tham gia hội thi đồng diễn thể dục dưỡng sinh, chủ đề “Phụ nữ Thủ Đức khỏe – đẹp – tự tin” vào sáng 19/3.

  • 19-03-2022 11:32

    Giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn nét đẹp truyền thống gia đình vừa dễ vừa khó, phải kiên trì, và vai trò của người phụ nữ rất quan trọng

  • 19-03-2022 09:12

    404 phần quà do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tặng đã đến tay chị em trên địa bàn TP.Thủ Đức, TP.HCM.

  • 18-03-2022 18:00

    Góc bếp sạch là món quà mà Hội LHPN Q.5 dành tặng cho hội viên, phụ nữ khó khăn, gia đình chính sách trong ngày Quốc tế Hạnh phúc.

  • 18-03-2022 10:05

    Hưởng ứng Lễ hội Áo dài TP.HCM lần thứ 8 - năm 2022, nhiều nhà may đã giảm đến 50% chi phí may áo dài cho chị em.

  • 18-03-2022 06:50

    TS Lê Thị Hoàng Liễu đã có buổi nói chuyện về vun vén hạnh phúc gia đình với 200 cán bộ, hội viên phụ nữ quận Bình Tân vào sáng 17/3.

  • 16-03-2022 18:00

    Đi dọc những miền rừng, tôi gặp nhiều nhóm đồng bào người Hrê đang cần mẫn với công việc khai thác gỗ, trồng rừng trên các triền núi, triền đồi.

  • 16-03-2022 06:25

    Sáng 15/3, Hội LHPN TP.HCM tổ chức hội nghị báo cáo kết quả Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 - 2027.

  • 14-03-2022 11:02

    Nhiều phụ nữ nước ngoài thể hiện niềm yêu thích và trân trọng nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt qua tà áo dài.

  • 14-03-2022 06:29

    Đêm 11/3, 27 thí sinh và bốn tập thể ở Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ Bình Điền cùng tham gia hội thi Duyên dáng áo dài.

  • 12-03-2022 11:09

    Phụ nữ thành phố hưởng ứng "Tết trồng cây", hướng đến mục tiêu 1 tỷ cây xanh trong 5 năm theo sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ

  • 12-03-2022 10:19

    Hội thi nhận được sự hưởng ứng 27 thí sinh và 4 tập thể là thương nhân, cán bộ, nhân viên công ty tham gia.

  • 11-03-2022 18:00

    Áo dài cần mở rộng không gian hơn nữa trong đời sống thường ngày...

STO - “Nhìn thấy hàng xóm láng giềng vui vẻ, tay bắt mặt mừng, bỏ qua những hiềm khích, mâu thuẫn, tôi thấy mình hạnh phúc khó tả!” - Tổ trưởng Tổ hòa giải cơ sở ấp Trung Thành, xã Tuân Tức [Thạnh Trị] Trần Văn Giỏi phấn khởi chia sẻ sự đam mê với công việc.

Ông là người hay cười và biết sống vì mọi người. Chỉ cần gặp một lần, người ta sẽ nhớ ngay về hình ảnh người hòa giải viên có gương mặt hiền lành, phúc hậu và giọng nói chân chất, thật thà mang đậm chất miền Tây. Lúc nào, quần cũng ống thấp, ống cao, ông Giỏi tất tả đi vận động, khuyên nhủ mọi người trong xóm ấp nên “chín bỏ làm mười”. “Ruột thịt, sống trong một gia đình còn giận hờn, cự cãi, huống chi xóm giềng làm sao tránh được những mâu thuẫn, tranh chấp. Khi đã mâu thuẫn thì khó lòng chịu nghe nhau nên cần phải có người đứng ra hòa giải. Tôi được cái may mắn là bà con trong xóm tin tưởng, yêu mến và chịu nghe” - ông Giỏi chia sẻ.

Ông Trần Văn Giỏi - Tổ trưởng Tổ hòa giải cơ sở ấp Trung Thành được UBND tỉnh tặng bằng khen với những đóng góp cho công tác hòa giải cơ sở. Ảnh: S.M

Mỗi năm, Tổ hòa giải cơ sở ấp Trung Thành nhận được khoảng 8 đơn khiếu nại và phần lớn là tranh chấp ranh đất. Hầu như, qua 5 năm ông Giỏi tham gia công tác này thì tỷ lệ hòa giải thành đều đạt 100% và không có đơn nào khiếu nại vượt cấp. Bởi khi nhận được đơn, với vai trò là người tổ trưởng, ông nhanh chóng tìm hiểu, xác minh để nắm rõ vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp xuất phát từ đâu và luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng từ hai phía. Những vụ việc đơn giản, ông họp ngay thành viên tổ hòa giải và thông báo về quá trình xác minh, đề ra phương hướng, thống nhất trước khi mời hai bên đến hòa giải nhằm tránh tình trạng “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Những trường hợp phức tạp, ông kịp thời báo cáo, nhờ sự hỗ trợ từ trên, không để người dân chờ đợi lâu. Đối với những vụ việc tranh chấp thân tộc, ông thường nhờ người có uy tín để cùng tham gia… Nhìn chung, các mâu thuẫn phát sinh trong thực tế khá phức tạp nên đòi hỏi người làm công tác hòa giải phải biết khéo léo vận dụng các phương thức hòa giải hợp lý.

Theo ông Giỏi, làm công việc này cần phải mềm mỏng, kiên trì, nhẫn nại và không được nghiêng ngả. Hòa giải phải biết phân hai, cố dung hòa lợi ích của đôi bên và phải biết vận dụng những phong tục tập quán của địa phương, những kiến thức pháp luật có liên quan để vận động, thuyết phục. Ở ấp Trung Thành có khoảng 70% là đồng bào Khmer và họ sống rất chân chất, thật thà, xem trọng chữ tín nên chỉ cần nói phải là họ nghe. Trong cuộc sống sao tránh được những mâu thuẫn và thường người trong cuộc hơi cố chấp. Lúc mâu thuẫn, các bên thường nóng tính và có những câu hơi khó nghe. Người làm hòa giải không nên tự ái mà phải biết cảm thông và thấu hiểu.

Để thực hiện tâm huyết của mình, ông Giỏi luôn không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm hòa giải và không bỏ qua bất cứ lớp tập huấn nào khi nhận được thông báo từ cấp trên để trau dồi kiến thức cho bản thân. Một lợi thế nữa là ông Giỏi đã lớn lên và gắn bó với vùng quê này nên từng tấc đất, ngọn rau, cọng cỏ đã trở nên quá quen thuộc, nên hoàn cảnh từng người ở địa phương, ông nắm rõ như “lòng bàn tay”. Đó chính là yếu tố quan trọng đã giúp ông Giỏi xóa tan mọi mâu thuẫn, tranh chấp, giữ được sự yên vui của xóm làng.

Nhưng phải thừa nhận, công tác hòa giải mất khá nhiều thời gian, bởi có những vụ việc phải vận động, hòa giải cả chục lần mới có thể thành thì làm sao lo được việc nhà? Được hỏi, ông cười tươi: “Làm nông không phải lúc nào cũng bận đồng áng, bởi lúa có mùa, bón phân cũng cần tới đợt. Trong cuộc sống, chỉ cần mình biết sắp xếp, tranh thủ và quan trọng là mình muốn thì sẽ làm được. Hiện con cái đã lớn và đã yên bề gia thất, vợ chồng già không phải lo nhiều. Vả lại, gần hết cuộc đời tôi đã lo cho gia đình nhỏ của mình, giờ tôi muốn làm chuyện có ích cho xã hội, cho xóm giềng. Tôi thấy công tác hòa giải thật ý nghĩa. Tôi sẽ gắn bó với nó trong quãng đời còn lại cho đến khi không còn khả năng và tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa để thực hiện tốt vai trò người hòa giải viên cơ sở”.

Chính từ lòng quyết tâm của ông Giỏi đã âm thầm vun đắp đong đầy tình làng nghĩa xóm, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội của địa phương.

S.M

Video liên quan

Chủ Đề