Phương thức tái bảo hiểm là gì

Tái bảo hiểm tạm thời hay còn gọi là tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn, là hình thức tái bảo hiểm mà công ty bảo hiểm gốc chuyển nhượng cho công ty tái bảo hiểm từng dịch vụ hay từng đơn bảo hiểm một cách riêng lẻ.

Công ty tái bảo hiểm có quyền nhận hay từ chối dịch vụ và đơn bảo hiểm đó. Công ty bảo hiểm gốc có toàn quyền quyết định tái bảo hiểm cho dịch vụ nào, với tỷ lệ bao nhiêu, cho công ty tái bảo hiểm nào là tuỳ họ.

Mặt khác công ty tái bảo hiểm có quyền nhận hay từ chối hoặc chỉ nhận tái bảo hiểm với một tỷ lệ mà họ cho là thích hợp. Công ty bảo hiểm gốc có nghĩa vụ phải cung cấp cho công ty tái bảo hiểm mọi thông tin có liên quan đến dịch vụ được bảo hiểm. Trên thực tế nhà tái bảo hiểm cũng tiến hành đánh giá mức độ rủi ro của dịch vụ rồi quyết định có nhận tái bảo hiểm hay không mà không cần đầy đủ các chi tiết.

 

Tái bảo hiểm tạm thời hay còn gọi là tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn

Ưu điểm:

Phương pháp này cho phép các công ty bảo hiểm nhỏ, với kinh nghiệm tương đối hạn chế có thể cạnh tranh để nhận những dịch vụ lớn nằm ngoài khả năng của mình, bởi vì họ có thể sử dụng được chuyên môn nghiệp vụ và khả năng vốn của các thị trường tái bảo hiểm quốc tế.

Cho phép công ty bảo hiểm gốc nhận những dịch vụ nằm ngoại phạm vi khai thác thông thường của mình. Những dịch vụ như vậy chủ yếu là theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng mà công ty bảo hiểm gốc phải chấp nhận để giữ uy tín cho mình.

Một nhóm các công ty bảo hiểm gốc có quan hệ thân thiết có khả năng trao đổi các rủi ro được đánh giá là tốt trên cơ sở tạm thời để tiến hành phân tán rủi ro và đảm bảo doanh thu ổn định.

Tái bảo hiểm cố định

Tái bảo hiểm cố định hay còn gọi là tái bảo hiểm bắt buộc, là hình thức tái bảo hiểm mà theo đó công ty nhượng phải nhượng cho nhà tái bảo hiểm tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc mà hai bên đã thoả thuận và quy định trong hợp đồng. Ngược lại, nhà tái bảo hiểm cũng buộc phải chấp nhận bảo hiểm toàn bộ các rủi ro đó.

Tái bảo hiểm cố định hay còn gọi là tái bảo hiểm bắt buộc

Ưu điểm:

Giúp công ty nhượng chủ động chấp nhận, định phí bảo hiểm cho rủi ro bảo hiểm gốc mà không phải mất thời gian tham khảo ý kiến của của nhà tái bảo hiểm, do đó hợp đồng bảo hiểm sẽ nhanh chóng được ký kết .

Công ty nhượng được nhà tái bảo hiểm bảo vệ cho mọi rủi ro thuộc phạm vi hợp đồng, do đó khả năng an toàn của công ty bảo hiểm được đảm bảo.

Việc nhận tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định cho phép công ty tái bảo hiểm nhận được nhiều dịch vụ hơn so với việc nhận từng hợp đồng tạm thời đơn lẻ. Nhà tái bảo hiểm có điều kiện thu được phí lớn, phù hợp với nguyên tắc "quy luật số đông" giúp nhà tái bảo hiểm có điều kiện đẩy mạnh tiến bộ kỹ thuật của ngành bảo hiểm bằng việc chấp nhận rủi ro mới.

Tái bảo hiểm lựa chọn - bắt buộc

Là một hình thức bảo hiểm mà công ty nhượng không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm, nhưng ngược lại nhà tái bảo hiểm bắt buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng đã đưa vào thoả thuận này với điều kiện là những dịch vụ đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã qui ước của hợp đồng tái bảo hiểm thoả thuận. 

Các bên tham gia hợp đồng tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn- bắt buộc cần phải có sự trung thực tuyệt đối để đảm bảo lợi ích cho các nhà nhận tái bảo hiểm.

So sánh các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hiện nay tại đây

Hiện nay, do nhận thức và nhu cầu nâng cao đời sống của người dân ngày càng cao nên việc đóng bảo hiểm diễn ra rất phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp bảo hiểm nào cũng đủ khả năng chi trả cho những rủi ro phát sinh trong đời sống.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm trở nên cần thiết hơn. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này. Vì vậy, chúng tôi xin cung cấp những thông tin cơ bản bao gồm tái bảo hiểm là gì?, các hình thức tái bảo hiểm phổ biến  hiện nay,…để Quý vị có thể hình dung rõ hơn về hoạt động này.

Tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm Theo khoản 2 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2019.

Các hình thức tái bảo hiểm phổ biến hiện nay gồm những hình thức nào?

Để giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về tái bảo hiểm là gì? Chúng tôi xin đưa ra các hình thức tái bảo hiểm hiện nay:

– Tái bảo hiểm tạm thời:

Là hình thức tái bảo hiểm trong đó công ty bảo hiểm gốc chuyển nhượng cho công ty tái bảo hiểm từng dịch vụ hay từng đơn bảo hiểm một cách riêng lẻ.

– Tái bảo hiểm lựa chọn:

Là hình thức tái bảo hiểm mà công ty bảo hiểm gốc không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm. Ngược lại, công ty tái bảo hiểm bắt buộc chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng đã đưa vào thoả thuận này với điều kiện là những dịch vụ đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã qui ước của hợp đồng tái bảo hiểm thoả thuận. nếu muốn ký hợp đồng tái bảo hiểm.

– Tái bảo hiểm cố định [tái bảo hiểm bắt buộc]:

Là hình thức tái bảo hiểm mà theo đó công ty nhượng phải nhượng cho nhà tái bảo hiểm tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc mà hai bên đã thoả thuận và quy định trong hợp đồng. Ngược lại, nhà tái bảo hiểm cũng buộc phải chấp nhận bảo hiểm toàn bộ các rủi ro đó.

Chủ thể nào được phép tham gia hoạt động tái bảo hiểm?

Theo quy định tại Điều 9 Luật này thì các doanh nghiệp bảo hiểm có thể thực hiện hoạt động tái bảo hiểm cho nhau, kể cả là doanh nghiệp bảo hiểm trong nước hay doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tái bảo hiểm nước ngoài. Bên cạnh đó, bên mua bảo hiểm có thể tham gia hoạt động tái bảo hiểm nếu có sự thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Tuy nhiên, pháp luật cũng đặt ra một số yêu cầu với doanh nghiệp bảo hiểm như sau:

– Đối với doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, doanh nghiệp đó phải được thành lập và hoạt động dưới loại hình công ty cổ phần bảo hiểm hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm, được cấp phép thành lập và hoạt động bởi Bộ Tài chính.

– Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải đạt hệ số tín nhiệm theo xếp hạng của công ty đánh giá tín nhiệm quốc tế do Bộ Tài chính quy định. Theo đó, doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm giao kết hợp đồng tái bảo hiểm.

Ngoài ra, Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp pháp và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về khả năng thanh toán theo quy định pháp luật của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

Doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm được thực hiện những hoạt động gì?

Điều 61 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định khi kinh doanh tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được tiến hành các hoạt động sau:

– Chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác;

– Nhận bảo hiểm lại một phần hay toàn bộ trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm.

Lưu ý:

– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể chuyển một phần nhưng không được nhượng toàn bộ trách nhiệm đã nhận bảo hiểm trong một hợp đồng bảo hiểm cho một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước, chi nhánh nước ngoài khác theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 73/2016/NĐ-CP.

– Khi nhận tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đánh giá rủi ro để bảo đảm phù hợp với khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và không được nhận tái bảo hiểm đối với chính những rủi ro đã nhượng tái bảo hiểm.

– Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định của người được bảo hiểm, tỷ lệ tái bảo hiểm chỉ định tối đa là 90% mức trách nhiệm bảo hiểm.

– Mức trách nhiệm giữ lại tối đa trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ không quá 10% vốn chủ sở hữu.

Trách nhiệm của từng chủ thể tham gia hoạt động tái bảo hiểm được quy định như thế nào?

Pháp luật quy định rõ trách nhiệm cho từng chủ thể tham gia hoạt động tái bảo hiểm như sau:

– Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm duy nhất đối với bên mua bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm, kể cả trong trường hợp tái bảo hiểm những trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.

– Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm không được yêu cầu bên mua bảo hiểm trực tiếp đóng phí bảo hiểm cho mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

– Bên mua bảo hiểm không được yêu cầu doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường cho mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

Mọi thắc mắc về bài viết Tái bảo hiểm là gì? Quý vị có thể liên hệ Tổng đài tư vấn 1900 6557, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề