Nêu các phương pháp tưới nước lấy ví dụ cho từng phương pháp tưới

Sách giải bài tập công nghệ 7 – Bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Công Nghệ Lớp 7

  • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 7

  • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 7

[trang 44 sgk Công nghệ 7]: Mục đích của việc làm cỏ vun xới là gì? Em hãy chọn những nội dung sau và ghi vào vở bài tập?

– Diệt cỏ dại.

– Làm cho đất tới xốp.

– Diệt sâu bệnh hạt.

– Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn.

– Chống đổ.

Trả lời:

Mục đích của làm cỏ, vun xới là:

– Diệt cỏ dại.

– Làm cho đất tới xốp.

– Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn.

– Chống đổ.

[trang 46 sgk Công nghệ 7]: Quan sát hình 30, em hãy ghi vào vở bài tập tên các phương pháp tưới nước dưới các hình.

Trả lời:

– Tưới ngập.

– Tưới theo hàng, vào gốc cây.
– Tưới thấm.
– Tưới phun mưa.

[trang 46 sgk Công nghệ 7]: Em hãy kể tên các cách bón thúc phân cho cây.

Trả lời:

Có 2 cách bón thúc phân cho cây:

       + Bón bằng phân hữu cơ hoại mục.

       + Bón bằng phân hóa học.

Lời giải:

– Mục đích của làm cỏ: Diệt hết cỏ dại mọc xen với cây trồng để cây trồng không bị cạnh tranh chất dinh dưỡng và ánh sáng.

– Mục đích của vun xới: Thêm đất màu vào gốc cây, làm đất tăng thêm độ thoáng để giữ cây đứng vững, cung cấp chất dinh dưỡng, oxi cho cây đồng thời hạn chế bốc hơi nước.

Lời giải:

1. Phương pháp tưới mặt đất :

– Ưu điểm: Điều hòa nhiệt độ của cây trồng, kìm hãm sự phát triển của cỏ dại, giảm bớt nồng độ các chất có hại.

– Nhược điểm: Giảm độ thoáng khí, giảm hoạt động của các vi sinh vật trong đất, tốn nhiều nước, gây khó khăn cho việc cơ giới hóa đồng ruộng, gây hiện tượng lầy hóa.

2. Tưới theo luống:

– Ưu điểm: Nước từ rãnh thấm từ từ vào đất nên lớp đất mặt vẫn tơi xốp, kết cấu đất ít bị phá vỡ, đất ít bị bào mòn, chất dinh dưỡng không bị rửa trôi, ít hao tổn nước, không làm ngập mặt ruộng nên công tác canh tác, cơ giới hóa dễ dàng.

– Nhược điểm: Lãng phí lượng nước ở cuối rãnh, tốn công cho việc tạo rãnh.

3. Tưới phun mưa:

– Ưu điểm:

       + Tiết kiệm nước ít tổn thất, thích hợp với mọi loại địa hình, không gây xói mòn, trôi màu, không phá vỡ kết cấu đất, giảm diện tích chiếm đất của kênh mương và công trình tưới.

– Nhược điểm: Tốn nhiều tiền để xây dựng hệ thống, kỹ thuật tưới phức tạp, đòi hỏi trình độ cao, chất lượng tưới bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết [trời quá nắng thì nước gần như sẽ bốc hơi hết].

4. Phương pháp tưới vào gốc cây:

– Ưu điểm: Tương đối đơn giản, nhanh.

– Nhược điểm: Chỉ áp dụng được cho một loại cây nhất định, số lượng cây tưới phải ít.

Lời giải:

Ta bón thúc bằng phân hữu cơ và phân hóa học theo cách sau: Đầu tiên bón phân, sau đó làm cỏ, vun xới vùi phân vào đất để cây dễ dàng hấp thụ được.

Nước là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong 04 tiêu chí “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” để có được một mùa màng bội thu. Do đó, ngoài việc chọn giống, chọn phân và bỏ công chăm sóc, bà con nên chú ý đến việc tưới nước cho cây.

Bởi vai trò của tưới nước cho cây đúng kỹ thuật, đúng phương pháp sẽ giúp vận chuyển được chất dinh dưỡng để nuôi cây, cung cấp đủ nước cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. GFC tổng hợp các biện pháp tưới nước dưới đây để bà con đánh giá và lựa chọn hình thức tưới cho phù hợp với cây trồng sao cho mang lại năng suất cao, tiết kiệm chi phí kinh tế.

#1/ Tưới ngập:

Cho 1 lượng nước nhất định vào ruộng vườn, trong một thời gian xác định để cung cấp cho cây. Nhằm duy trì một lượng nước trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng

+ Vừa tưới nước vừa tiêu diệt được một số loài sâu hại cư trú trong lòng đất [như: dế cắn rễ, nhộng, các loài ruồi, sâu đục hạt…]

+ Điều hòa nhiệt độ của cây trồng

+ Giảm bớt nồng độ của các chất có hại

+ Tốn nhiều nước, gây khó khăn để cơ giới hóa đồng ruộng

+ Giảm thoáng khí và hoạt động của các vi sinh vật trong đất

+ Đất bị dính chặt, kết cấu đất bị phá vỡ

+ Dinh dưỡng bị rửa trôi theo dòng nước

+ Chỉ áp dụng được nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, thoát nước tốt

+ Cho cây ưa nhiều nước: lúa, rau muống…

#2/ Tưới rãnh/ theo luống: 

Để nước chảy theo các rãnh giữa các hàng cây. Nước sẽ thấm dần vào đất và cung cấp cho cây trồng.

+ Tiết kiệm nước

+ Chủ động nước tưới cho vườn cây,

+ Lớp đất mặt vẫn tơi xốp, kết cấu đấu không bị phá vỡ, không bị dính chặt, đất không bị bào mòn

+ Chất dinh dưỡng không bị rửa trôi.

+ Chỉ áp dụng được cho những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng [độ dốc

Chủ Đề