Tại sao phương tây ghét nga

Trong cuốn sách được viết dưới dạng các câu hỏi và câu trả lời, các chuyên gia cho biết, mục tiêu thực sự trong chính sách của Mỹ đối với Nga là duy trì quyền bá chủ kinh tế của Mỹ. Điều này đi kèm với việc áp đặt một nền văn hóa "thị trường tự do", mà trên thực tế là văn hóa bảo hộ.

Sách viết rằng, sau khi Tổng thống Boris Yeltsin từ chức, Nga theo đuổi "chủ nghĩa kinh tế dân tộc", và Hoa Kỳ không thích điều này, thị trường không còn tự do, và thuế đối với các công ty phương Tây tăng lên.

"Nhưng không thể nói với công chúng: chúng tôi ghét nước Nga vì họ không làm những gì mà chúng tôi nói với họ", ông Coles nhấn mạnh trong câu trả lời của mình.

  • 8 năm, 62 đòn trừng phạt: Nga tuyên bố đã "trơ lì", Mỹ đừng mong hù dọa bằng tối hậu thư!

Các nhà khoa học chính trị cũng lưu ý rằng, ở Anh, từ đầu thế kỷ 20 Nga đã bị coi là kẻ thù. Các nhà sử học người Anh gọi thời kỳ đó là "cuộc chiến tranh lạnh đầu tiên".

Vào thời điểm đó, các nước cũng cạnh tranh vì kinh tế và chiến đấu với nhau để giành giật cho mình những tuyến đường thương mại. Sau khi những người Bolshevik lên nắm quyền, Nga còn là mối đe dọa về ý thức hệ.

Ngoài ra, Coles chỉ trích các hành động quân sự của phương Tây. Theo ông, các chuyên gia quân sự Mỹ cho biết nhiều năm trước rằng bất kỳ nỗ lực nào của NATO ảnh hưởng đến Ukraine sẽ dẫn đến việc "sát nhập" của Crimea.

Và bây giờ Moscow không đột nhiên "tấn công" Kiev, nhưng thể hiện phản ứng của mình đối với hành động của NATO.

"Dù cho phương tiện truyền thông phương Tây có tuyên bố Nga hay Trung Quốc không phải là mối đe dọa quân sự, phương Tây chỉ đơn giản là không thích" chủ nghĩa dân tộc kinh tế "và sự phát triển của các nước này", ông Coles nhấn mạnh.

Trump đang 'đùa với lửa' khi cố gắng 'đánh lừa' Putin?

Vì sao phương Tây luôn “thù ghét” Nga?

Ông Jiří Kobza lưu ý rằng trên truyền hình châu Âu và các phương tiện truyền thông liên tục có những tuyên bố về "mối đe dọa Nga", rằng Nga ảnh hưởng đến dư luận xã hội. Tuy nhiên, theo ông Jiří Kobza, các nước phương Tây đang làm những điều tồi tệ hơn, nhưng không ai chú ý đến điều này.

Kobza nhấn mạnh Moscow “đe dọa” phương Tây bằng cách bảo vệ một ý thức hệ không thể chấp nhận được đối với Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ, đó là duy trì lòng yêu nước và lưu giữ ký ức lịch sử. Ông nhận định Nga tôn trọng và giữ gìn truyền thống dân tộc, cũng như thấm nhuần điều này cho thế hệ trẻ.

"Tổ quốc, như một liên bang của các dân tộc sống trong hòa bình và hợp tác có ý nghĩa rất lớn đối với những người dân Nga", nhà báo viết.

Ngoài ra, ông Kobza nhấn mạnh thực tế rằng ở Nga, phụ nữ và đàn ông có quyền bình đẳng, nhưng không ai coi họ là bình đẳng. Ông khẳng định trong nước Nga không có những tổ chức phi lợi nhuận được tài trợ từ nước ngoài để "phá hỏng xã hội" bằng các chương trình chính trị.

Nhà báo lưu ý, Nga đang cho thấy tất cả những giá trị đạo đức truyền thống mà những người tự do ở phương Tây đã tìm cách đàn áp và gần như hủy hoại chúng.

Hội nghị thượng đỉnh NATO

Trên thực tế, Moscow không "đe dọa" các nước phương Tây bằng lực lượng quân sự như các chính trị gia thường tuyên bố, mà bằng sức mạnh của ý chí, của lẽ phải, sự tôn trọng lịch sử và tổ tiên, và đó là lý do tại sao phương Tây thực hiện chính sách chống Nga điên cuồng đến vậy, cũng như áp đặt các lệnh trừng phạt vô thời hạn.

Ngoài ra, nếu ai đó ở các nước phương Tây dám phản đối chính sách này và bày tỏ ý kiến khác, thì ngay lập tức trở thành "đặc vụ của Điện Kremlin", ông Kobza kết luận.

Trí Đức [Lược dịch]

Từ khóa: Vì sao phương Tây luôn thù ghét Nga nhà báo Séc Jiří Kobza Vì sao phương Tây luôn thù ghét Nga châu Âu Hoa Kỳ quan hệ Nga phương tây quan hệ phương tây Nga Hội nghị thượng đỉnh NATO Điện Kremlin trí đức infonet

Tại sao Ukraine ghét Nga? Nguồn cơn một phần từ xưa Ukraine đã không ưa Nga, phần lớn muốn thân phương Tây để nhận viện trợ.

Đọc thêm:

Bất hòa giữa Nga và Ukraine xuất hiện sau khi Kiev bắt đầu tiếp cận với Liên minh châu Âu [EU]. Năm 2013, cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych tuyên bố đình chỉ Hiệp định Liên minh với EU, để ngăn nước này đến gần hơn với phương Tây. Động thái này đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc khủng hoảng sâu sắc trong lịch sử Ukraine.

Hàng nghìn người đã tập trung tại Quảng trường Độc lập tại thủ đô trong nhiều tháng để phản đối quyết định của ông Yanukovic. Các cuộc biểu tình đôi lúc trở thành đụng độ giữa những người đối lập quan điểm về việc ủng hộ Nga.

Ông Yanukovich đã phải chạy sang Nga khi các cuộc biểu tình vượt quá tầm kiểm soát. Ukraine bị chia cắt về mặt địa lý giữa châu Âu và Nga, nên người dân Ukraine cũng bị chia thành hai cực, thân Nga và thân phương Tây.

Tại sao Ukraine ghét Nga? Căng thẳng sau đó lan sang Crimea và Donbass. Năm 2014, Quốc hội Cộng hòa tự trị Crimea đã quyết định tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý và cho phép sáp nhập Crimea với Nga, bất chấp sự phản đối của Ukraine. Sau đó, lực lượng ly khai thân Nga cũng tuyên bố quyền kiểm soát miền đông Ukraine, bao gồm cả khu vực Donbass.

Các nhóm ly khai thân Nga đã tấn công quân đội ủng hộ chính phủ ở các khu vực Donetsk và Luhansk vào tháng 2/2014. Phe ly khai đã tuyên bố chủ quyền với hai quốc gia được gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk, thông qua một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 11/5/2014.

Tiếp đó, xung đột đã nổ ra tại Donbass và vẫn tiếp tục cho đến nay. Chính quyền Ukraine và các nước phương Tây cho rằng Nga hỗ trợ quân nổi dậy ở đây và có trách nhiệm trong các cuộc giao tranh làm chết khoảng 13.000 người tính từ năm 2014.

Từ năm 2015, Ukraine phát động một chiến dịch xóa sổ lịch sử gắn liền với Liên Xô. 

Cụ thể, ngày 15/5/2015, Tổng thống Poroshenko ký phê chuẩn các dự luật “phi Xô viết hóa” và “phi cộng sản hóa” Ukraine. 

Nội dung các luật trên đặt chủ nghĩa cộng sản ngang hàng với chủ nghĩa phát xít, lên án đồng thời hai chủ thuyết này và cấm tuyên truyền về chúng. Các đạo luật cấm sản xuất, phân phối và sử dụng ở nơi công cộng các biểu tượng [kể cả vật lưu niệm] gắn với thời Xô viết [như cờ, hình ảnh, huy hiệu búa liềm, sao 5 cánh…], cấm sử dụng quốc ca Liên Xô, quốc ca Cộng hòa XHCN Ukraine, quốc ca các nước Cộng hòa XHCN khác trong Liên Xô. Ukraine thậm chí còn hình sự hóa việc sử dụng các biểu tượng gắn với Liên Xô.

Luật pháp mới của Ukraine đồng thời tôn vinh các phần tử dân tộc cực đoan đã hợp tác với Đức Quốc xã để chiến đấu chống lại Liên Xô, coi các phần tử này là “anh hùng giải phóng dân tộc” của Ukraine. Luật mới thông qua cũng cho phép công chúng tiếp cận kho hồ sơ mật của lực lượng an ninh Liên Xô.

Cùng với đó chính phủ Ukraine sẽ đổi lại tên của các thành phố mang tên các nhà lãnh đạo Xô viết trước đây.

Như vậy, ở một chừng mực nào đó Ukraine đã đồng nhất Liên Xô [và chủ nghĩa xã hội] với nước Nga và tìm mọi cách để tẩy sạch các dấu vết và ảnh hưởng của Liên Xô. Thông qua công cụ pháp lý, Ukraine nỗ lực tuyệt giao với Nga và một phần đáng kể quá khứ của chính mình, thực hiện chính sách ngả theo phương Tây.

Chỉ 2 ngày sau khi Quốc hội Ukraine thông qua các dự luật nói trên [9/4/2015], các phần tử quá khích đã kéo sập nhiều tượng lãnh tụ Liên Xô, trong đó có tượng Lenin. Các hành động phản cảm này – diễn ra trước thái độ thờ ơ của cảnh sát – nối tiếp các vụ đập phá tượng lãnh tụ Liên Xô một cách tự phát vào cuối năm 2013, khi chính phủ của cựu Tổng thống Yanukovych đang lung lay vì biểu tình của phe đối lập thân EU.

Ngoài ra, Ukraine cũng đã tuyên bố xúc tiến xây bức tường dài 2.000km ở biên giới để tạo sự ngăn cách với Nga. Tổng thống Ukraine Poroshenko thì thẳng thừng so sánh đương kim Tổng thống Nga Putin với… trùm phát xít Hitler.

Luật pháp của Ukraine đồng thời tôn vinh các phần tử dân tộc cực đoan đã hợp tác với Đức Quốc xã để chiến đấu chống lại Liên Xô, coi các phần tử này là “anh hùng giải phóng dân tộc” của Ukraine. Luật mới thông qua cũng cho phép công chúng tiếp cận kho hồ sơ mật của lực lượng an ninh Liên Xô.

Những diễn biến nói trên có thể hiểu được phần nào trong bối cảnh xung đột hiện nay ở miền đông Ukraine và mối căng thẳng thường trực giữa Nga và Ukraine.

Tại sao Ukraine ghét Nga? Thời Sa hoàng, dân tộc Ukraine bị đè nén không ít sau khi bị sáp nhập vào Đế chế Nga. Thời Liên Xô, dân tộc này vẫn chịu những thiệt thòi nhất định dù người ta về lý thuyết đề cao bình đẳng ngôn ngữ và văn hóa giữa các nước cộng hòa trực thuộc Liên Xô [trên thực tế, bất chấp các giáo huấn của Lenin, vẫn có sự áp đặt ngôn ngữ và văn hóa Nga lên các dân tộc khác trong Liên Xô].

Xét lại quá khứ thì thấy “hoàn cảnh” Ukraine rất éo le. Với vị trí địa chính trị đặc biệt của mình, không chỉ đến cuối năm 2013 và đầu năm 2014 Ukraine mới rơi vào thế giằng xé giữa Đông và Tây. Trong suốt lịch sử quốc gia-dân tộc này, đã nhiều lần, tại các mốc quan trọng, Ukraine bị căng ra giữa các cường quốc trong khu vực cũng như giữa các xu hướng chính trị. Ukraine đã nhiều lần trở thành chiến trường của các phe quốc tế, trước thế kỷ 20, trong Thế chiến 1, sau Thế chiến 1 và trong Thế chiến 2. Lãnh thổ Ukraine theo đó mà bị chia cắt, sáp nhập nhiều lần.

Nhưng ngay cả khi đó, cách thức phản ứng như vừa rồi của Quốc hội và Tổng thống Ukraine vẫn có phần thái quá. Ukraine không nên “viết lại lịch sử” và đánh đồng chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa phát xít – điều mà một số thế lực ở phương Tây đã làm trước đây.

Tại sao Ukraine ghét Nga? Nhìn lại lịch sử, Nga và Ukraine ít nhiều có chung nguồn gốc dân tộc và tôn giáo. Xưa vốn có một quốc gia chung bao trùm, sau tách ra thành một số quốc gia, gồm Nga và Ukraine.

Sau đó duyên nợ giữa 2 nước lại tiếp tục khi Ukraine bị sáp nhập vào Đế chế Sa hoàng xưa. Sau năm 1917, nhờ có Cách mạng tháng Mười, Ukraine lần lượt giành được độc lập ở các mức độ khác nhau. Đến năm 1922, Ukraine tình nguyện gia nhập Liên Xô [khi ấy, Ukraine là 1 trong 4 thành viên đồng sáng lập Liên Xô].

Tư cách thành viên trong Liên Xô giúp Ukraine hùng cường cả về mặt kinh tế và quân sự [Ukraine từng sở hữu kho vũ khí hạt nhân đáng gờm ngay sau khi Liên Xô tan rã].

Liên Xô vừa phát triển tư tưởng dân tộc Xô viết toàn Liên bang, vừa bảo tồn và tôn trọng bản sắc các dân tộc thành viên [thể hiện ở việc duy trì các nước cộng hòa thành viên]. Tên chung của cả khối là Liên Xô [Liên minh các nước Cộng hòa XHCN Xô viết]* chứ không phải là tên của một nước Nga mở rộng. Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang Nga cũng chỉ là một thành viên trong Liên minh Xô viết đó, dù Nga là thành viên lớn nhất và áp đảo nhất trên nhiều phương diện.

[[*] Tên đầy đủ của Liên Xô từ tiếng Nga hoặc tiếng Anh bấy lâu nay thường được dịch sang tiếng Việt là Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết. Cách dịch này ngắn gọn và xuôi nhưng không nhấn mạnh được tính chất “liên minh anh em” và dễ gây nhầm lẫn với trường hợp nước Nga Xô viết cũng là một Liên bang Xô viết nằm bên trong Liên Xô.]

Nói cách khác, Nga không sáp nhập các quốc gia Xô viết khác vào lãnh thổ của mình, mà là cùng với các nước khác gia nhập mái nhà chung mang tên Liên Xô. Thậm chí sau khi Liên Xô ra đời, một số nước cộng hòa còn tách ra khỏi Liên bang Nga Xô viết và trở thành các nước cộng hòa trực thuộc Liên Xô. Sau này đến thập niên 1990, chính các phần tử dân tộc chủ nghĩa cực đoan ở Nga đã phản đối gay gắt chủ nghĩa dân tộc Liên Xô và đòi tách Nga ra khỏi Liên Xô, kéo theo sự tan rã chính thức của Liên Xô.

Thời kỳ ở trong Liên Xô, trên tinh thần huynh đệ và đồng chí, Ukraine được tặng một món quà bất ngờ là bán đảo Crimea được chuyển từ Nga sang cho Ukraine quản lý.

Dù gì đi chăng nữa Liên Xô vẫn là một phần trong lịch sử liên tục của Ukraine, còn Ukraine từng là bộ phận quan trọng của Liên Xô, là nước lớn thứ 2 Liên Xô sau Nga [xét về mặt dân số cũng như thực lực kinh tế, quân sự].

Chiến thắng vĩ đại trước Phát xít Đức là chiến thắng chung của toàn Liên Xô, nhưng trong đó quân dân Ukraine đóng vai trò không nhỏ. Các chiến sĩ Ukraine không chỉ chiến đấu quả cảm trên lãnh thổ Ukraine và lãnh thổ Liên Xô mà còn tham gia giải phóng các nước khác khỏi ách thống trị phát xít. Góp phần đánh bại chế độ Đức Quốc xã, nhiều chiến sĩ Hồng quân quê ở Ukraine đã anh dũng ngã xuống trước sự ngưỡng mộ và cảm phục của nhân dân thế giới.

Sau khi Liên Xô sụp đổ và nước Nga quay trở lại con đường tư bản chủ nghĩa, đã xuất hiện nhiều tiếng nói cố phủ nhận những thành tựu thời Xô viết, định chôn vùi mãi mãi Liên Xô trong quá khứ.

Nhưng thực tế đã chứng minh điều này là không thể. Sau thời gian gián đoạn đầu thập niên 1990, các lễ Kỷ niệm Chiến thắng 9/5 được tổ chức trở lại một cách rầm rộ và hoành tráng. Quân kỳ Hồng quân với biểu tượng búa liềm vẫn tung bay đầy kiêu hãnh trên Quảng trường Đỏ vào những dịp như vậy. Phần nhạc của quốc ca Liên Xô được lấy lại làm quốc thiều Liên bang Nga hiện nay.

Đương kim Tổng thống Nga Putin đã rất thẳng thắn khi khẳng định,

“Ai không nuối tiếc Liên Xô, người ấy thiếu trái tim”.

Tổng thống Nga Putin

Theo ông Putin, sự kiện Liên Xô tan rã là một bi kịch địa chính trị to lớn của thế kỷ 20.

Chính phủ Nga [từ thời Vladimir Putin] tiếp tục đề cao các giá trị truyền thống tốt đẹp thời Xô viết, coi đó là niềm tự hào chung. Ban lãnh đạo Nga của thời hiện tại đã và đang chủ động phát huy các giá trị thời Liên Xô để cố kết dân tộc Nga, tăng thêm sức mạnh nội sinh vượt qua các khó khăn thử thách.

Sau cú sốc khủng hoảng, Đảng Cộng sản Nga đã tái lập và hiện vẫn là đảng lớn trong xã hội và Quốc hội Nga. Nhiều thanh niên Nga tự hào cầm cờ Xô viết và các biểu tượng của đảng cộng sản.

Tại sao Ukraine ghét Nga? Về phần mình, Ukraine đang đối diện với một mâu thuẫn lớn: Phủ định Liên Xô, nhưng vẫn công nhận Chiến thắng Phát xít của mình [kể cả khi họ chuyển sang kỷ niệm sự kiện này theo kiểu phương Tây].

Bài học lịch sử chỉ ra rằng Ukraine sẽ không dễ xóa bỏ tất thảy di sản thời Xô viết. Tâm lý của nhiều người Ukraine vẫn gắn bó với các giá trị truyền thống. Ukraine có đảng cộng sản mạnh, dù không còn nắm chính quyền sau năm 1991. Hơn nữa, tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ của một tỷ lệ lớn người dân Ukraine. Ngay cả những người không phải là gốc Nga cũng thành thạo tiếng Nga.  

Từ khóa: Tại sao Ukraine ghét Nga?

Video liên quan

Chủ Đề