Vì sao trời lạnh huyết áp tăng

>> Tăng Huyết Áp [Cao Huyết Áp] – Kẻ Thù Âm Thầm Của Sức Khỏe

>> Vận Động Thể Lực Cho Người Tăng Huyết Áp

Khi thời tiết tiết thay đổi, đặc biệt khí hậu chuyển lạnh có thể ảnh hưởng không tốt lên huyết áp.

Ở những người có bệnh tăng huyết áp, ảnh hưởng tiêu cực này càng nhiều hơn, như gia tăng khả năng bị đột quỵ, nhồi máu,… . Vì thế, việc dự phòng vào mùa lạnh cần được chú ý.

VÌ SAO TRỜI LẠNH LẠI NGUY HIỂM VỚI NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP ?

Khi nhiệt độ bên ngoài giảm thấp cơ thể sẽ phản ứng lại để giữ ấm bằng nhiều cách. Trong đó, các mạch máu nhỏ trên da, tay chân,… sẽ co lại, đảm bảo lượng máu cần thiết dồn về cho các cơ quan nội tạng quan trọng như não, phổi, tim,… .

Chính điều này, khiến huyết áp cơ thể lên cao khi trời lạnh, trung bình tăng từ 5-10 mmHg ở người bình thường. Còn ở người tăng huyết áp sự thay đổi huyết áp này càng đáng kể, làm huyết áp khó kiểm soát hơn vào thời điểm mùa lạnh trong năm.

Việc tăng huyết áp khó kiểm soát kéo theo những biến chứng trên các cơ quan não, tim, mắt, thận,… . Một số trường hợp có các dấu hiệu cảnh báo khi tăng huyết áp vào mùa lạnh: cảm thấy nóng đỏ mặt, đau ở gáy, ù tai, mờ mắt hay đau tức ngực,…

Nhưng đa số trường hợp người bệnh lại không có dấu hiệu rõ ràng cho đến khi xảy ra các hậu quả nghiêm trọng.

Đáng chú ý, lúc nhiệt độ ngoài trời giảm thấp quá nhanh hoặc bất ngờ tiếp xúc với gió lạnh, nước lạnh đột ngột làm cơ thể chưa kịp thích nghi.

Dẫn đến, xuất hiện các biến chứng như đột quỵ, liệt nửa người, hôn mê, nhồi máu cơ tim,… nhiều hơn trên người có nguy cơ tim mạch cao.

Theo thống kê bộ y tế từ các bệnh viện trong năm 2015 tỷ lệ đột quỵ vào mùa lạnh tăng 15%, trong đó người cao tuổi hay có xơ vửa động mạch là đối tượng nguy cơ cao.

CHÚNG TA CẦN CHÚ Ý NHỮNG GÌ TRONG MÙA LẠNH?

Chúng ta đã biết nguy hiểm mà thời tiết lạnh mang lại, nên chúng ta cần phải lưu ý các chú ý dưới đây để đảm bảo sức khỏe của bản thân.

Đảm bảo cơ thể đủ ấm

Các biện pháp đơn giản như mặc thêm áo ấm, nhất là giữ ấm phần đầu, cổ, bàn chân khi trời lạnh rất hữu ít để đảm bảo đủ ấm lúc phải ra ngoài trời. Cùng với việc dùng khẩu trang che mũi miệng để tránh tiếp xúc với gió lạnh.

Ngoài ra, cũng cần hạn chế đi ra ngoài vào mùa lạnh, đặc biệt vào ban đêm, vì đó là thời điểm nhiệt độ hạ xuống thấp nhất trong ngày.

Lưu ý, ở người lớn tuổi có thói quen tập thể dục vào lúc sáng sớm nhiệt độ còn thấp có thể gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… .

Để cơ thể làm quen với nhiệt độ, khi thức dậy cần khởi động nhẹ làm ấm các chi trước khi rời khỏi giường, mở các cửa để từ từ thích nghi với khí hậu bên ngoài trước khi rời khỏi phòng, cũng như tránh tắm nước lạnh vào ban đêm.

Khi ở nhà, chúng ta cũng cần đảm bảo nhiệt độ cơ thể ấm áp không thay đổi quá nhiều, dùng các thiết bị sưởi, máy điều hòa, đảm bảo phòng thông thoáng, ấm, tránh gió lùa.

Việc dùng than củi, than tổ ong trong phòng kín nên tránh vì phóng thích khí CO gây độc, nguy hiểm cho cơ thể.

Kiểm soát huyết áp

Việc khống chế huyết áp ổn định là yếu tố quyết định bên cạnh các phương pháp giữ ấm.

Chế độ ăn uống lành mạnh như giảm lượng muối tiêu thụ trong ngày, mức khuyến cáo là 5g muối/ngày đối với người trưởng thành.

Tăng chất xơ đến từ nguồn rau, củ, quả trên bàn ăn, cùng với chất béo tốt có trong dầu thực vật, cá biển sâu.

Và giảm lượng chất béo xấu có trong mỡ, thịt, nội tạng động vật: bò, heo, …. . Các sản phẩm đồ hộp hay chế biển sẵn, khô, mắm, nước chấm hay muối chấm cũng cần hạn chế.

Không hút thuốc lá và giảm rượu bia góp phần vào việc duy trì huyết áp ổn định cho cơ thể. Ở người nam trưởng thành có thể uống 1 ngày không quá 2 lon bia còn người nữ không quá 1 lon bia.

Tập luyện hợp lý theo từng tình trạng cơ thể cùng với việc giảm cân nặng giúp ích rất nhiều trong việc kiểm soát huyết áp.

Thực hiện các bài tập thể dục hay đi bộ trong vòng 30 phút mỗi ngày, liên tiếp 5 ngày trong tuần sẽ đem lại kết quả đáng ngạc nhiên đấy.

Giử trạng thái tâm lý thoải mải, vui vẻ, lạc quan là một chìa khóa quan trọng để tránh xa cao huyết áp và nhiều bệnh lý khác.

Tình trạng căng thẳng, stress, lo lắng, buồn phiền kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến huyết áp.

Tuân thủ điều trị là điều không thể thiếu, dùng thuốc theo toa, tái khám đúng hẹn để đảm bảo huyết áp ổn định.

Đặc biệt không tự ý bỏ thuốc dù huyết áp không tăng vì huyết áp sẽ tăng lại nếu tự ngưng thuốc. Tự đổi thuốc hoặc thêm bớt thuốc cũng gây nguy hiểm đến cơ thể. Nên trao đổi với bác sĩ để có những tư vấn tốt nhất về điều trị.

Thời tiết lạnh là mối nguy cơ hàng đầu gây ra đột quỵ, nhất là đối với nhóm người cao tuổi, người có tiền sử bệnh nền như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì.[1]

60-70% ca đột quỵ xảy ra vào nửa đêm và sáng sớm

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức, Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước đã khẳng định, đột quỵ có mối liên quan mật thiết với thời tiết. Các nghiên cứu tại Pháp cho thấy đỉnh cao của đột quỵ tại nước này rơi vào các tháng Hai và tháng Tư – thời điểm trời lạnh nhất trong năm.

Ở Việt Nam, bệnh nhân đột quỵ tăng từ 15% đến 20% vào mùa đông. Cụ thể, ở Miền Bắc thường gặp các ca nhồi máu não vào tháng 11, 12, 1; Miền Trung hay gặp nhồi máu não vào tháng 10, xuất huyết não thường tháng 12. Tại Miền Nam, giai đoạn tháng 11, 12, và tháng 1 xảy ra đột quỵ não nhiều như phía bắc, trong 3 tháng này số lượng bệnh nhân đột quỵ bao gồm nhồi máu não và xuất huyết não tùy địa phương chiếm từ 30-50 % tổng số bệnh nhân đột quỵ của cả năm.

Bác sĩ Minh Đức cũng cho biết thêm, khoảng 60-70% các bệnh nhân đột quỵ xảy ra vào nửa đêm và buổi sáng sớm, thời điểm nhiệt độ thường lạnh hơn buổi trưa, chiều. Thêm nữa, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ não có tăng huyết áp vào mùa lạnh cao hơn mùa nóng, chiếm khoảng 85% .

Làm rõ cơ chế vì sao lại dễ bị đột quỵ vào mùa lạnh, TS.BS Minh Đức cho hay, khi nhiệt độ giảm xuống, cơ thể con người có phản xạ tăng tiết catecholamine nhằm co các mạch máu ngoại vi để giữ nhiệt làm ấm cơ thể. Khi co mạch sẽ làm tăng trương lực mạch máu dẫn đến huyết áp tăng cao. Điều này khiến cho người bệnh dễ bị chảy máu trong não, gây nên xuất huyết não, đặc biệt ở các bệnh nhân có kèm theo xơ vữa động mạch.

Thêm vào đó, hiện tượng co mạch giúp giữ cơ thể không mất nước cũng làm tăng độ nhớt máu. Nhiệt độ giảm cũng làm cơ thể tăng sản xuất hồng cầu và tiểu cầu nhằm tăng sự trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến máu vón cục tạo thành cục máu đông. Từ đó, tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, dễ dẫn đến nhồi máu não.

“Việc ăn những thức ăn chứa nhiều năng lượng giúp làm ấm cơ thể nhưng lại ít vận động khi trời lạnh cũng là yếu tố góp phần tăng nguy cơ đột quỵ”, TS. BS Minh Đức chia sẻ.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức đang thăm khám cho một người bệnh tại BVĐK Tâm Anh. Ảnh bệnh viện cung cấp

Chủ động hạn chế đột quỵ mùa lạnh

Đột quỵ được xem là bệnh lý cấp tính, hay xảy ra rất đột ngột và hậu quả thường gây tử vong hay tàn phế về sau. Tuy nhiên, đây là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được và việc điều trị sớm kịp thời sẽ hạn chế được những di chứng về sau. Do đó, ngay khi có một trong các dấu hiệu sau như tê bì một tay, một chân; nói khó, méo miệng; mờ một mắt đột ngột; đau đầu dữ dội thì nên gọi cấp cứu hay đến ngay bệnh viện gần nhất có chuyên khoa điều trị đột quỵ.[2]

Bác sĩ Minh Đức cũng chia sẻ thêm, để phòng ngừa đột quỵ ngoài việc kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết, bệnh tim mạch; sử dụng thuốc chống đông máu; có chế độ ăn lành mạnh; tránh căng thẳng, stress trong cuộc sống; thì cần một số lưu ý riêng về chăm sóc sức khỏe trong mùa lạnh.

Nên vận động nhẹ nhàng từ 3 – 5 phút trước khi xuống giường vào buổi sáng. Giữ nhiệt độ trong nhà cân bằng, không để xuống thấp dưới 25 độ và cân bằng với nhiệt độ ngoài trời. Uống nước ấm, hạn chế ăn đồ lạnh. Không tắm trễ cũng như không tắm nước lạnh, sử dụng nước ấm khoảng 37 độ C là phù hợp nhất.

Việc giữ ấm cơ thể, nhất là vùng đầu và cổ trong mùa lạnh rất quan trọng. Cần lưu ý việc thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây sốc nhiệt. Khi tham gia hoạt động thể chất, nên mặc nhiều lớp áo, khi cơ thể ấm lên sau vận động thì có thể cởi bỏ bớt và mặc vừa đủ giữ ấm cơ thể. Nếu đang hoạt động ngoài trời lạnh và thấy mình đổ mồ hôi, như vậy cơ thể đang bị quá nóng và không ổn; nhất là đối với người có bệnh tim mạch thì tốt nhất nên nghỉ ngơi, cởi bớt áo khoác và vào ngay trong nhà.

Tăng cường hoạt động thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày để hỗ trợ tim mạch cần tuân theo nguyên tắc không hoạt động quá sức. Bởi khi trời lạnh, cơ thể chúng ta phải gắng sức hơn bình thường nhằm giữ nhiệt độ cơ thể ổn định. Do vậy, việc đi bộ nhanh hơn bình thường gặp khi gió lạnh thổi vào mặt và cơ thể cũng đã là gắng sức.
Tránh uống rượu trước khi ra ngoài trời vì rượu làm giãn nở các mạch máu trên da, khiến cơ thể cảm thấy ấm hơn trong khi thực sự lấy đi nguồn nhiệt ra khỏi các cơ quan quan trọng làm cho bản thân người uống rượu không biết được cơ thể bị mất nhiệt.[3]

Bác sĩ Minh Đức cũng lưu ý thêm, khi có người bị đột quỵ, chúng ta nên đặt bệnh nhân nằm xuống vị trí cố định, hạn chế di chuyển, tránh để bệnh nhân gặp phải bất cứ chấn thương nào khác lên cơ thể. Tiếp theo là nới quần áo cho bệnh nhân dễ thở, gọi cấp cứu. Người nhà không nên cạo gió, nặn chanh vào miệng. Đây là những quan niệm sai lầm, không hỗ trợ gì cho người bị đột quỵ.

Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị thăm khám và điều trị các bệnh về thần kinh, trong đó có khám, tư vấn và tầm soát đột quỵ. Với đội ngũ chuyên gia và bác sĩ đầu ngành, giỏi nghề, giàu kinh nghiệm, lại được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại hàng đầu sẽ giúp chẩn đoán và điều trị bệnh trúng đích, đem lại hiệu quả cao, giảm chi phí cho người bệnh.

Chủ đề:

Video liên quan

Chủ Đề