Tình hình phát triển kinh tế các nước Đông Nam a như thế nào

VIỆT TÙNG

Trong năm 2020, ngoại trừ Việt Nam, phần lớn các nền kinh tế lớn của khu vực Đông - Nam Á như Thái-lan, Indonesia, Philippines, Singapore, đều suy giảm tăng trưởng mạnh vì đại dịch Covid-19. Triển vọng kinh tế khu vực hiện được giới phân tích dự báo tươi sáng hơn, nhưng 2021 sẽ vẫn là một năm khó khăn với đa số các nền kinh tế Đông - Nam Á.

Thái-lan có nền kinh tế phụ thuộc lớn du lịch, do vậy đại dịch Covid-19 đã khiến kinh tế nước này thiệt hại nặng nề. Ngân hàng Thế giới [WB] dự báo tăng trưởng GDP ròng của Thái-lan sẽ ở mức âm trong năm 2021. Krungthai Compass, cơ quan nghiên cứu của Ngân hàng Krungthai, vừa dự báo lạc quan hơn khi cho rằng GDP của Thái-lan trong năm 2021 sẽ tăng trưởng 2,5%, với giả định các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn những ca nhiễm Covid-19 mới sẽ được chính phủ duy trì cho đến tháng 2. Tuy nhiên, chặng đường phía trước của kinh tế Thái-lan còn nhiều khó khăn và phụ thuộc lớn vào tình hình ngăn chặn dịch bệnh.

Nhà kinh tế trưởng của Krungthai, ông Phacharaphot Nuntramas nhận định, các biện pháp hỗ trợ mới nhất của Chính phủ Thái-lan vừa được thông qua sẽ giúp thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế cả năm lên 2,5% trong năm 2021. Nếu gói hỗ trợ mới nhất không được thực hiện, tăng trưởng GDP của Thái-lan trong năm nay sẽ giảm xuống còn 1,5%. Đại dịch Covid-19 cũng đã tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông - Nam Á là Indonesia. Theo dự báo kinh tế mới nhất từ giới chuyên gia, GDP của Indonesia giảm 2,2% vào năm 2020 và phục hồi lên mức tăng trưởng 6% vào năm 2021 nhờ sự gia tăng chi tiêu của người tiêu dùng và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tăng trưởng kinh tế của Indonesia dự kiến sẽ phục hồi trong năm 2021, nhưng đại dịch sẽ tiếp tục làm suy giảm các hoạt động kinh tế.

Trong khi đó, các nền kinh tế lớn khác như Singapore hay Philippines cũng tiếp tục lâm vào tình cảnh khó khăn trong năm nay, sau khi đã suy giảm mạnh năm 2020. Số liệu ước tính ban đầu mà Bộ Công thương Singapore [MTI] vừa công bố cho thấy, GDP của nước này năm 2020 suy giảm 5,8%. Đây là mức suy giảm mạnh nhất từ trước tới nay, song vẫn ít hơn so mức suy giảm 6,5% được dự báo trước đó. Các số liệu ước tính của MTI cho thấy, trong quý IV-2020, nền kinh tế của “đảo quốc sư tử” suy giảm 3,8% so cùng kỳ năm 2019. Lĩnh vực xây dựng giảm 28,5%, trở thành lực cản cho tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Các ngành dịch vụ, phân phối, vận tải và kho bãi cũng trong tình trạng ảm đạm, với mức tăng trưởng cả năm là âm 11,2%. MTI dự báo nền kinh tế Singapore sẽ đạt tăng trưởng tích cực trong năm 2021, từ 4 đến 6%, nhưng những rủi ro phía trước vẫn rất lớn.

Tại Philippines, giới phân tích nhận định kinh tế nước này suy giảm từ 8,5 đến 9,5% trong năm 2020, song sẽ phục hồi trong năm 2021 với đà tăng trưởng từ 6,5 đến 7,5% và tiếp tục tăng trưởng từ 8 đến 10% trong năm 2022. Tuy nhiên, triển vọng kinh tế Philippines trong năm nay không chắc chắn khi dịch bệnh vẫn nghiêm trọng và số ca tử vong vì Covid-19 hiện đứng thứ hai ở khu vực Đông - Nam Á, chỉ sau Indonesia. Trước tình hình kinh tế khó khăn, Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte mới đây đã ký thông qua kế hoạch ngân sách trị giá 93,7 tỷ USD cho năm 2021. Đây là khoản ngân sách lớn nhất từng được thông qua tại quốc gia này, gấp 10 lần ngân sách năm 2020, với trọng tâm là hỗ trợ phục hồi một trong những nền kinh tế từng tăng trưởng nhanh nhất châu Á và kiềm chế đại dịch.

Ở trên bình diện toàn khu vực, ICAEW nhận định GDP của Đông - Nam Á giảm 4,1% vào năm 2020 trước khi tăng 6,2% vào năm 2021 nhờ chính sách hỗ trợ tài chính và tiền tệ. Tuy nhiên, ICAEW cảnh báo tăng trưởng có thể bị hạn chế bởi các biện pháp giãn cách xã hội hơn nữa, nếu dịch Covid-19 không được kiểm soát tốt. Bên cạnh đó, hầu hết các nền kinh tế trong khu vực Đông - Nam Á sẽ mất khá nhiều thời gian để phục hồi sản lượng bị mất trong năm 2020.

Cũng giống như nhiều khu vực trên thế giới, Đông Nam Á đã phải trải qua những thời khắc vô cùng khó khăn trong năm 2021 khi “cơn cuồng phong” Covid-19càn quét khắp nơi với các biến thể mới của kẻ thù vô hình mang tên virus SARS-CoV-2 liên tiếp xuất hiện. Những làn sóng lây nhiễm nghiêm trọng, gây nhiều tổn thất hơn so với năm 2020 buộc các quốc gia Đông Nam Á phải áp đặt hàng loạt biện pháp hạn chế nghiêm ngặt. Sinh mạng người dân bị đe dọa, đời sống kinh tế-xã hội bị đảo lộn còn chất chồng thêm bởi thiên tai.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân tại Makassar, Nam Sulawesi, Indonesia. Ảnh: TTXVN.

Mặc dù xóa sổ hoàn toàn dịch Covid-19 là mong muốn chung của toàn thế giới, song các quốc gia Đông Nam Á cũng ý thức được rằng, cần phải thích ứng an toàn, ứng phó linh hoạt một khi virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi. Với việc tăng độ bao phủ của vaccine như một vũ khí hữu hiệu, các quốc gia trong khu vực đã bắt đầu xác định dần “sống chung” với dịch Covid-19 để mở cửa trở lại, đẩy mạnh khôi phục các hoạt động kinh tế-xã hội trong trạng thái bình thường mới.

Trên bình diện khu vực, ASEAN đã bước sang tuổi 54 với vai trò và bản lĩnh không ngừng được củng cố và tôi luyện. Lịch sử hơn 5 thập niên tồn tại chứng kiến không ít lần "bó lúa vàng ASEAN" phải gồng mình để vượt qua giông bão.

Song, càng qua khó khăn và sóng gió, ASEAN lại càng trưởng thành hơn trước. Nền tảng cho sức mạnh của ASEAN chính là sự đoàn kết và thống nhất nội khối. Chính tinh thần được thể hiện xuyên suốt hơn nửa thế kỷ qua ấy giúp ASEAN cùng các nước thành viên vững bước tiến lên, dù cho “con tàu” ASEAN 2021 phải đi qua “vùng biển” dông bão dữ dội.

Tuy rằng, nguồn lực còn hạn chế nhưng các nước thành viên đã không ngừng chung tay giúp đỡ nhau trước những tác động nặng nề do đại dịch gây ra, trở thành biểu tượng sáng ngời cho tinh thần đoàn kết và thống nhất của ASEAN.

Không chỉ trong cuộc chiến chống Covid-19, sự đoàn kết và thống nhất nội khối còn tiếp tục được bồi đắp và phát huy khi ASEAN giữ vững lập trường nguyên tắc về đề cao thượng tôn pháp luật, tăng cường đối thoại, xây dựng lòng tin, kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình, giải quyết hòa bình các khác biệt trên cơ sở luật pháp quốc tếđối với những vấn đề tác động tới hòa bình, ổn định, an ninh khu vực.

Đặc biệt, trước những diễn biến phức tạp tại Myanmar-một thành viên dưới “mái nhà chung” ASEAN-hiệp hội đã nhanh chóng đạt được và đang nỗ lực triển khai Đồng thuận 5 điểm nhằm hướng tới một giải pháp hòa bình không chỉ vì lợi ích và sinh kế của người dân Myanmar mà còn vì hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng của khu vực nói chung.

Trải qua những thăng trầm với biết bao biến chuyển của tình hình thế giới trong hơn nửa thế kỷ qua, ASEAN-với vị trí địa chiến lược quan trọng, là trung tâm của khu vực rộng lớn kết nối hai vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương-đã định vị được chỗ đứng của mình với vai trò hạt nhân trong các tiến trình đối thoại, hợp tác đa phương, đa tầng nấc ở khu vực.

Trong triển khai chính sách đối ngoại của mình, các đối tác bên ngoài liên tục nhấn mạnh sự coi trọng và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình. Điều đó tiếp tục được thể hiện trong năm 2021 khi lần đầu tiên một tổng thống Mỹ tham dự hội nghị của ASEAN sau 4 năm vắng bóng, giới chức cấp cao trong chính quyền mới của Mỹ thực hiện những chuyến công du đầu tiên tới khu vực ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ hay lần đầu tiên một Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới [G7] được tổ chức. Đó còn là việc ASEANthiết lập quan hệ đối tác đối thoại với Anh hay chấp thuận đề nghị của Hà Lan, Hy Lạp, Qatar, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất [UAE], Oman và Đan Mạch tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á [TAC]...

Mẫu số lợi ích chung gắn kết các quốc gia Đông Nam Á hơn 5 thập niên qua càng được nhân lên trong bối cảnh khó khăn, thử thách. Cho dù chặng đường phía trước có thể có những gập ghềnh, song sự tỉnh táo trước thách thức, sự chủ động, linh hoạt trong ứng phó và sự gắn kết trong hành động sẽ tiếp tục là kim chỉ nam để các quốc gia Đông Nam Á tự tin trên bước đường tiếp theo, xây dựng một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh, tự cường, đóng góp quan trọng vào hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng chung của khu vực.

HOÀNG VŨ

[TBTCO] - Các nền kinh tế Đông Nam Á nhiều khả năng sẽ tiếp tục đà hồi phục trước dịch bệnh trong năm 2022, với mức tăng 5,1%. Trong đó xuất khẩu là động lực then chốt - Ngân hàng Phát triển châu Á cho biết.

Xuất khẩu của Singapore tăng 24% trong tháng 11/2021 so với cùng kỳ năm 2020.

Cũng theo Ngân hàng phát triển châu Á [ADB] mức tăng 5,1% trong năm 2022 được cho là ấn tượng so với mức tăng 3% ước đoán của năm 2021- một năm mà nền kinh tế khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của COVID-19, với việc nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất phải đóng cửa trong mùa hè vừa qua, làm căng thẳng chuỗi cung toàn cầu vốn đã bị đứt gãy trước đó.

Đà phục hồi kinh tế nhiều khả năng sẽ đẩy ngân hàng trung ước các nước, vốn duy trì lãi suất không đổi trong cả năm qua, chuyển hướng sang siết chặt chính sách tiền tệ. Việc Mỹ có kế hoạch tăng lãi suất ba lần trong năm 2022 cũng tạo ra sức ép mất giá đối với các đồng nội tệ khu vực, làm gia tăng sức ép về tăng lãi suất đối với các nước Đông Nam Á.

Các nền kinh tế lớn nhất khu vực hiện duy trì được mức tăng xuất khẩu ấn tượng. Xuất khẩu tháng 11 của Malaysia tăng 32%, đạt 26,9 tỉ USD. Số liệu thương mại cho thấy đà tăng trưởng mạnh mẽ với nhóm mặt hàng điện và điện tử vốn chiếm 40% giá trị xuất khẩu, cũng như các mặt hàng xăng dầu, hóa chất. Ông Wong Siew Hai, Chủ tịch Hiệp hội ngành công nghiệp bán dẫn Malaysia, dự báo mức tăng sẽ còn mạnh hơn trong năm 2022. Xuất khẩu của Singapore trong tháng 11 cũng tăng 24,2% và là mức tăng mạnh nhất trong một thập kỉ trở lại đây.

Việc tăng tỉ lệ che phủ vaccine cùng với số ca nhiễm mới có xu hướng giảm dần đã tạo điều kiện cho nhiều nước trong khu vực đưa hoạt động kinh tế trở lại bình thường. Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng cho rằng nguy cơ đóng cửa, phong tỏa tại Đông Nam Á gần như không còn và năm 2022 có thể sẽ là năm bản lề để khu vực chuyển hướng sang giai đoạn sống chung với COVID-19.

Với triển vọng kinh tế sáng sủa, ngân hàng trung ương các nước từng cắt giảm lãi suất trong năm 2020 và duy trì mức lãi suất thấp trong cả năm 2021 đang xem xét thay đổi chinh sách điều hành. Giới kinh tế cho rằng lựa chọn tăng lãi suất trong nửa cuối năm 2022 đã được nhiều nước tính đến. Ngân hàng United Overseas Bank [Singapore] dự đoán các nước tăng lãi suất trong năm nay gồm có Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan.

Riêng tại Indonesia, lãi suất sẽ đứng ở mức 4,5% vào cuối năm 2022 so với mức 3,5% ở thời điểm hiện tại. Singapore thậm chí còn hành động sớm hơn, khi bắt tay thắt chặt chính sách tiền tệ vào tháng 10 vừa qua, thông qua việc nới biên độ giao dịch của tỷ giá đồng đôla Singapore. Ngân hàng Trung ương Singapore [MAS] có thể sẽ một lần nữa nới biên độ này trong tháng 4 tới.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh lãi suất tại các nền kinh tế phát triển được dự báo sẽ tăng trong năm tới. Tăng lãi suất khiến các dòng vốn đầu tư có xu hướng chảy về các nước phát triển. Dòng vốn tại các khu vực khác, trong đó có Đông Nam Á, bị rút đi, gây sức ép với đồng nội tệ tại các nền kinh tế khu vực. Hệ quả đi kèm sẽ là giá hàng hóa nhập khẩu tăng, kéo theo lạm phát, làm giảm sức mua của người tiêu dùng. Đó là một lý do khiến giới điều hành chính sách tiền tệ tại các nước Đông Nam Á tính đến giải pháp tăng lãi suất.

Video liên quan

Chủ Đề