Tại sao ở đa số các loài mà một giới là giới dị giao tử thì tỉ lệ đực và cái xấp xỉ 1 1

Bài 12: Cơ chế xác định giới tính – Bài 5, trang 41, SGK Sinh học lớp 9. Ở những loài mà đực là giới dị giao tử thì trường hợp nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xi 1:1?

Ở những loài mà đực là giới dị giao tử thì trường hợp nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xi 1:1?

a]    Số giao tử đực bằng số giao từ cái.

b]    Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương.

c]    Số cá thể đực và số cá thể cái tròng loài vốn đã bằng nhau.

Quảng cáo

d]    Sự thụ tinh của hai loại giao tử đực mang NST X và NST Y với trứng có số lượng tương đương.

Đáp án: b và d

Công ty cổ phần BINGGROUP © 2014 - 2022
Liên hệ: Hà Đức Thọ - Hotline: 0986 557 525 - Email: hoặc

Câu hỏi: Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam nữ xấp xỉ 1:1

Lời giải:

Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam, nữ xấp xỉ bằng nhau do sự phân li của cặp NST XY trong phát sinh giao tử ra hai loại tinh trùng mang NST X và Y với tỉ lệ bằng nhau và bằng 1 : 1. Qua thụ tinh của hai loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra hai loại tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau có sức sống ngang nhau do đó tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1.

Di truyền liên kết giới tính và di truyền ngoài nhân là một phần kiến thức quan trọng trong các quy luật di truyền. Toploigiai xin mời các bạn cùng tìm hiểu về hai loại di truyền này nhé.

1. Di truyền liên kết giới tính

1.1. Nhiễm sắc thểkhácgiới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng nhiễm sắc thể

NST giới tính là loại NST có chứa các gen quy định giới tính. Ngoài các gen quy định tính đực, cái thì trên NST giới tính còn có các gen quy định tính trạng khác.

Cặp nhiễm sắc thể XY ở người.

- Trong cặp NST giới tính, ví dụ cặp XY ở người ,có những vùng được gọi là vùng tương đồng và vùng không tương đồng:

-Vùng tương đồng :chứa các lôcut gen giống nhau nên các gen ở đoạn này tồn tại thành cặp alen.

-Vùng không tương đồng :chứa các gen đặc trưng cho từng NST, nên gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X thì không có alen tương ứng trên NST Y và ngược lại .

-Trong kỳ đầu của giảm phân I, cặp NST XY tiếp hợp với nhau tại các vùng tương đồng.

Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST:

-Trong các tế bào lưỡng bội [2n] ở các loài phân tính, bên cạnh các NST thường còn có một cặp NST giới tính. Ví dụ trong tế bào lưỡng bội ở người có 22 cặp NST thường và một cặp NST giới tính :XX ở nữ hoặc XY ở nam.

-Giới tính của một cá thể tuỳ thuộc vào sự có mặt của cặp NST giới tính trong tế bào. Xét về cặp NST giới tính, nếu giới nào chỉ cho 1 loại giao tử thì được gọi là giới đồng giao tử, còn cho 2 loại giao tử được gọi là giới dị giao tử.

Một số ví dụ kiểu NST giới tính:

Ở ong, kiến thì sự xác định giới tính phụ thuộc vào bộ NST. Ví dụ:Ong đực mang bộ đơn bội [n] còn ong cái mang bộ lưỡng bội [2n].

1.2. Di truyền liên kết với giới tính

Di truyền liên kết với giới tính là sự di truyền các tính trạng do gen trên NST giới tính quy định.

Gen trên NST X

Thí nghiệm:Trong khi làm thí nghiệm ở ruồi giấm, Morgan tình cờ phát hiện thấy một số ruồi đực mắt trắng. Để tìm hiểu quy luật di truyền của tính trạng này, ông đã làm thí nghiệm như sau:

Nhận xét:

-Tính trạng mắt đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng mắt trắng.

-Kết quả lai thuận khác lai nghịch và khác kết quả phép lai của Menđen.

-Tính trạng màu mắt có ở cả 2 giới nhưng biểu hiện không đồng đều [trong phép lai thuận, F2 chỉ có con đực mắt trắng hay trong phép lai nghịch, F1 mắt đỏ toàn con cái và mắt trắng toàn con đực].

Giải thích:Gen quy định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có trên NST Y. Vì vậy, cá thể đực [XY] chỉ cần 1 gen lặn nằm trên NST X đã biểu hiện ra kiểu hình.

Quy ước gen: A – : mắt đỏ [red eye]; a : mắt trắng [white eye]

Sơ đồ lai:

Đặc điểm di truyền của gen trên vùng không tương đồng của NST X:

-Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau.

-Tính trạng được biểu hiện không đồng đều ở hai giới: giới dị giao tử [XY] chỉ cần 1 alen lặn đã biểu hiện thành kiểu hình nên dễ biểu hiện kiểu hình lặn hơn so với giới đồng giao tử [XX].

-Tính trạng do gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X tuân theo quy luật di truyền chéo [bố truyền gen lặn cho con gái và biểu hiện ở cháu trai]: gen trên X của bố truyền cho con gái, con trai nhận gen trên X từ mẹ.

-Một số bệnh ở người di truyền liên kết với NST X: mù màu đỏ - lục, máu khó đông…

Gen trên NST Y:

Thường NST Y ở các loài chứa ít gen. Ví dụ ở người, NST Y có 78 gen trong đó có các gen quy định giới tính nam và các gen quy định tính trạng thường.

Gen trên vùng không tương đồng của NST Y [không có gen tương ứng trên NST X] chỉ truyền trực tiếp cho giới dị giao tử [XY] [di truyền thẳng]. Vì vậy nếu những loài cặp XY là giống đực thì di truyền theo dòng bố, còn cặp XY là giống cái thì di truyền theo dòng mẹ.

Ví dụ: Ở người, gen quy định tật dính ngón tay số 2 và 3, gen quy định túm lông trên vành tai nằm trên vùng không tương đồng của NST Y nên chỉ biểu hiện ở nam giới.

Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính:

Dựa vào một số tính trạng thường di truyền liên kết với giới tính có thể giúp nhà chọn giống sớm phân biệt đực, cái và điều chỉnh tỉ lệ đực cái tuỳ thuộc mục tiêu sản xuất.

Ví dụ : nuôi tằm cần tằm đực vì cho nhiều tơ hơn tằm cái, nuôi gà đẻ trứng cần gà mái…

2. Di truyền ngoài nhân

2.1. Thí nghiệm

Thí nghiệm của Correns [năm 1909] với 2 phép lai thuận nghịch trên đối tượng cây hoa phấn [Mirabilis jalapa ] cho kết quả như sau:

2.2. Nhận xét

-Kết quả phép lai thuận khác phép lai nghịch và khác kết quả các phép lai của Menđen.

-F1 luôn có kiểu hình giống mẹ.

2.3. Giải thích

Gen không chỉ tồn tại trong nhân [hay vùng nhân] của tế bào mà còn nằm trong các bào quan ở tế bào chất [lục lạp, ti thể ở tế bào nhân thực và plasmit ở tế bào nhân sơ].

Sự đóng góp vật chất di truyền của giao tử trong thụ tinh.

Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân, hầu như không truyền tế bào chất cho hợp tử. Tế bào chất của hợp tử có nguồn gốc từ trứng. Do đó, gen nằm trong tế bào chất chỉ được mẹ truyền và biểu hiện tính trạng theo dòng mẹ.

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 12: Cơ chế xác định giới tính giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

a] Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân?

b] Sự thụ tinh giữa các loại tinh trùng và trứng như thế nào để tạo hợp tử phát triển thành con trai hay con gái?

Trả lời:

a] Có 1 loại trứng và 2 loại tinh trùng được tạo ra qua giảm phân

b] Trứng có NST X khi kết hợp với tinh trùng chứa NST X sẽ tạo thành hợp tử phát triển thành con gái còn khi kết hợp với tinh trùng chứa NST Y sẽ tạo thành hợp tử phát triển thành con trai.

Trả lời:

Trong giảm phân sự phân li của cặp NST giới tính XY tạo ra hai loại giao tử X và Y với tỉ lệ ngang nhau, khi thụ tinh với trứng [X] sẽ tạo nên 2 loại tổ hợp XX [con gái] và XY [con trai] với tỉ lệ xấp xỉ 1:1.

Tính đực, cái được quy định bởi cặp NST giới tính. Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là ……………….. của sự xác định giới tính. Sự phân li của cặp NST XY trong quá trình phát sinh giao tử tạo ra 2 loại tinh trùng mang ………………. với số lượng ngang nhau. Qua thụ tinh, hai loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra 2 loại tổ hợp ………….. với số lượng ngang nhau, do đó tạo nên tỉ lệ đực : cái xấp xỉ ……. ở đa số loài.

Trả lời:

Tính đực, cái được quy định bởi cặp NST giới tính. Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính. Sự phân li của cặp NST XY trong quá trình phát sinh giao tử tạo ra 2 loại tinh trùng mang NST X và Y với số lượng ngang nhau. Qua thụ tinh, hai loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra 2 loại tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau, do đó tạo nên tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1:1 ở đa số loài.

Quá trình phân hóa …………….. còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài. Người ta đã ứng dụng di truyền giới tính vào các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt việc điều khiển …………………. trong lĩnh vực chăn nuôi.

Trả lời:

Quá trình phân hóa giới tính còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài. Người ta đã ứng dụng di truyền giới tính vào các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt việc điều khiển tỉ lệ đực:cái trong lĩnh vực chăn nuôi.

Trả lời:

Sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính:

    + NST thường: tồn tại thành từng cặp tương đồng, chứa các gen quy định tính trạng thường

    + NST giới tính: tồn tại thành cặp tương đồng [XX] hoặc không tương đồng [XY], chứa các gen quy định tính trạng liên quan đến giới tính và gen quy định tính trạng thường.

Trả lời:

Cơ chế sinh con trai, con gái ở người: cơ thể mẹ có cặp NST giới tính XX khi phát sinh giao tử cho 1 loại trứng mang NST X; cơ thể bố có cặp NST XY, khi phát sinh giao tử cho hai loại tinh trùng hoặc chứa NST X hoặc chứa NST Y với tỉ lệ ngang nhau. Trong thụ tinh, trứng X khi kết hợp với tinh trùng X sẽ tạo hợp tử XX phát triển thành con gái, khi kết hợp với tinh trùng Y sẽ tạo hợp tử XY phát triển thành con trai.

Như vậy, quan niệm cho rằng người mẹ quyết định sinh con trai hay con gái là sai.

Trả lời:

Trong quá trình phát sinh giao tử ở người, cơ thể bố [XY] cho ra hai loại tinh trùng X và Y với tỉ lệ ngang nhau. Khi thụ tinh, hai loại tinh trùng này kết hợp với trứng X cho hai loại hợp tử XX và XY với tỉ lệ ngang nhau, vì thế trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam:nữ xấp xỉ bằng nhau.

Trả lời:

Người ta có thể điều chỉnh được tỉ lệ đực cái ở vật nuôi vì quá trình phân hóa giới tính còn chịu tác động của các yếu tố bên ngoài [hoocmon, nhiệt độ, điều kiện ngoại cảnh,…]

Việc điều chỉnh tỉ lệ đực:cái ở vật nuôi giúp tạo ra giới tính vật nuôi mong muốn, phục vụ sản xuất, tăng lợi ích kinh tế.

A. Số giao tử đực bằng số giao tử cái

B. Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương

C. Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau

D. Xác suất thụ tinh của hai loại giao tử đực [mang NST X và NST Y] với giao tử cái là tương đương

Trả lời:

Chọn đáp án:

B. Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương

D. Xác suất thụ tinh của hai loại giao tử đực [mang NST X và NST Y] với giao tử cái là tương đương

Giải thích: dựa theo nội dung SGK mục II trang 38+39

Video liên quan

Chủ Đề