Tại sao người cứ cảm thấy buồn không lia do

Cùng với những triệu chứng trên, người hay khóc một mình cũng sẽ gặp những vấn đề dưới đây:

• Rối loạn lo âu: Bạn không còn tự tin vào bản thân mình và thường xuyên thấy mình vô dụng.

• Rối loạn ăn uống: Biểu hiện này liên quan mật thiết đến những dấu hiệu trầm cảm. Bạn có thể ăn rất nhiều để quên đi nỗi buồn hoặc ăn rất ít vì không cảm thấy ngon miệng.

• Rối loạn giấc ngủ: Lo lắng và suy nghĩ nhiều sẽ khiến bạn trằn trọc khó ngủ hoặc ngủ rất nhiều. Đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đã gặp chứng trầm cảm.

• Tăng cân hoặc giảm cân đột ngột: Do thói quen ăn uống thay đổi theo cảm xúc mà bạn có thể tăng cân nhanh chóng đẫn dến béo phì hoặc sụt cân đột ngột.

• Lạm dụng ma túy hoặc rượu bia: Khi buồn phiền, bạn cũng thường có xu hướng sử dụng các chất kích thích như ma túy hoặc rượu bia để giải tỏa cảm xúc.

Liệu pháp giúp hạn chế khóc một mình

Nếu cảm thấy thất vọng và muốn khóc, bạn hãy để bản thân mình khóc. Nhưng điều quan trọng nhất là bạn phải tìm cách tiếp tục tiến về phía trước. Nếu bạn giữ một cảm xúc tiêu cực quá lâu, bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề tâm lý điển hình như bệnh trầm cảm.

Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn hạn chế khóc một mình dù có ở trong hoàn cảnh khó khăn nào:

1. Rèn luyện trí tuệ cảm xúc

Bạn có thể rèn luyện trí tuệ cảm xúc của mình bằng những cách dưới đây:

  • Định hình lại bản thân và điều chỉnh cảm xúc
  • Chấp nhận sự thật và đối mặt với cảm xúc tiêu cực
  • Tránh những tình huống gây căng thẳng

2. Chăm sóc sức khỏe thật tốt

• Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Bạn có thể tĩnh tâm và thư giãn bằng cách ngồi thiền, xây dựng thói quen đọc sách và tập yoga.

• Chăm sóc sức khỏe thể chất: Tập thể dục đều đặn, có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ngủ sớm và ăn uống điều độ…

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 9 cách để chăm sóc sức khỏe cơ thể và tinh thần của bạn

3. Chia sẻ cảm xúc

Khi gặp những chuyện buồn phiền, bạn có thể tìm đến những người thân mà mình thực sự tin tưởng để tâm sự và nhờ họ đưa ra những lời khuyên thay vì khóc một mình.

Nếu chưa tin tưởng ai, bạn có thể học cách viết nhật ký để giải tỏa stress và chăm sóc sức khỏe tâm lý.

4. Tìm kiếm đam mê riêng

Bạn có thể tìm kiếm những đam mê và trải nghiệm mới bằng cách lên kế hoạch đi du lịch, dành thời gian học một ngoại ngữ mới hoặc một bộ môn nghệ thuật mình yêu thích.

5. Tránh dùng chất kích thích

Lạm dụng rượu bia và các chất kích thích sẽ làm tăng triệu chứng trầm cảm, lo âu và hay quên. Với các triệu chứng về thể chất, bạn có thể gặp tình trạng đau dạ dày, tăng nhịp tim, vàng da và mất ý thức.

6. Điều trị bệnh trầm cảm

Nếu nhận ra bản thân thường khóc một mình kèm thêm nhiều dấu hiệu trầm cảm khác, bạn nên tìm cách điều trị sớm. Bác sĩ tâm lý có thể lắng nghe bạn tâm sự, đưa ra lời khuyên và kê toa thuốc chống trầm cảm nếu cần thiết.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những lưu ý dùng thuốc chống trầm cảm hiệu quả

Nếu bạn là một người hay nhạy cảm và dễ bị tổn thương, bạn có thể khóc một mình ở những nơi khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất. Tuy nhiên, bạn cần phải tôi luyện cho mình tinh thần lạc quan và mạnh mẽ để bứt phá bản thân mình khỏi những giới hạn. Bên cạnh đó, bạn nên tìm sự trợ giúp nếu phải chịu đựng cảm giác tổn thương, tiêu cực và cô đơn quá lâu nhé!

Nguyên nhân chính xác gây các rối loạn trầm cảm là không rõ ràng, nhưng có sự đóng góp bởi yếu tố di truyền và môi trường.

Tính di truyền chiếm khoảng một nửa bệnh nguyên [ít hơn trong trầm cảm khởi phát muộn]. Do đó, trầm cảm phổ biến hơn trong số các thân nhân bậc 1 của bệnh nhân trầm cảm, và phù hợp với các cặp song sinh cùng trứng. Cùng với đó, các yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phản ứng trầm cảm đối với các sự kiện bất lợi.

Các yếu tố tâm lý xã hội dường như cũng có liên quan. Những căng thẳng lớn trong cuộc sống, đặc biệt là sự chia rẽ và mất chủ yếu, thường đi trước những giai đoạn trầm cảm lớn; tuy nhiên, các sự kiện như vậy thường không gây trầm cảm kéo dài, trầm trọng trừ những người có xu hướng rối loạn khí sắc.

Những người có một giai đoạn trầm cảm lớn có nguy cơ cao hơn của các giai đoạn tiếp theo. Những người ít hồi phục và/hoặc những người có khuynh hướng lo lắng có thể sẽ có nguy cơ phát triển chứng rối loạn trầm cảm. Những người như vậy thường không phát triển các kỹ năng xã hội để thích nghi với áp lực cuộc sống. Trầm cảm cũng có thể phát triển ở những người có rối loạn tâm thần khác.

Phụ nữ có nguy cơ cao hơn, nhưng không có lý thuyết giải thích tại sao. Các yếu tố có thể bao gồm:

  • Phơi nhiễm nhiều hơn hoặc đáp ứng mạnh với căng thẳng hàng ngày

  • Nồng độ monoamine oxidase cao hơn [enzym có vai trò làm giảm các chất dẫn truyền thần kinh được coi là quan trọng đối với khí sắc]

  • Tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp cao hơn

  • Sự thay đổi nội tiết xảy ra với kinh nguyệt và mãn kinh

Trong rối loạn cảm xúc theo mùa, các triệu chứng phát triển theo mùa, điển hình là vào mùa thu hoặc mùa đông; rối loạn có xu hướng xảy ra trong khí hậu với mùa đông dài hoặc khắc nghiệt.

Triệu chứng hoặc rối loạn trầm cảm có thể đi kèm với các rối loạn cơ thể khác, bao gồm rối loạn về tuyến giáp Tổng quan về chức năng tuyến giáp Tuyến giáp, nằm ở vùng cổ trước, ngay dưới sụn nhẫn, gồm 2 thùy được nối bởi một eo tuyến giáp. Các tế bào nang trong tuyến sinh ra 2 hoóc môn tuyến giáp chính: Tetraiodothyronine [thyroxine... đọc thêm , rối loạn về tuyến thượng thận Tổng quan về chức năng tuyến thượng thận Tuyến thượng thận nằm ở cực trên của mỗi thận [xem hình: ], bao gồm phần vỏ phần tủy Vỏ thượng thận và tủy thượng thận có chức năng nội tiết riêng biệt. Vỏ thượng thận sản xuất đọc thêm , u não Tổng quan về các khối u trong sọ Các khối u nội sọ có thể tại não hoặc các cấu trúc khác [ví dụ, dây thần kinh sọ, màng não]. Các khối u thường phát triển ở tuổi thanh niên hoặc trung niên nhưng có thể phát triển ở mọi lứa... đọc thêm lành tính hay ác tính, đột quỵ Tổng quan về Đột quỵ Đột quỵ là một nhóm bệnh không đồng nhất liên quan đến sự gián đoạn đột ngột và cục bộ của dòng máu não gây ra tổn thương thần kinh. Đột quỵ có thể là Thiếu máu cục bộ [80%], điển hình... đọc thêm , AIDS Nhiễm trùng HIV/AIDS ở người Nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người [HIV] là hậu quả của nhiễm 1 trong số 2 retrovirus tương tự nhau [HIV-1 và HIV-2] chúng phá hủy tế bào lympho CD4... đọc thêm , bệnh Parkinson Bệnh Parkinson Bệnh Parkinson là một rối loạn thoái hóa chậm tiến triển, được đặc trưng bởi run tĩnh trạng, tăng trương lực cơ, giảm vận động và vận động chậm, và sau cùng ổn... đọc thêm , và xơ cứng rải rác Xơ cứng rải rác [MS] Xơ cứng rải rác [MS] được đặc trưng bởi mất các mảng myelin ở não và tủy sống. Các triệu chứng thường gặp gồm những bất thường về vận nhãn, dị cảm, yếu cơ, co cứng... đọc thêm [xem bảng Một số nguyên nhân gây ra các triệu chứng trầm cảm và hưng cảm Một số nguyên nhân của triệu chứng trầm cảm và hưng cảm

].

  • 1. Ghasemi M, Phillips C, Fahimi A, et al: Cơ chế hoạt động và hiệu quả lâm sàng của các chất điều biến thụ thể NMDA trong các rối loạn cảm xúc. Neurosci Biobehav Rev 80:555-572, 2017. doi: 10.1016/j.neubiorev.2017.07.002.

Video liên quan

Chủ Đề