Tại sao có bầu không được ăn mực

Nên ăn gì và tránh ăn gì để tốt cho cả mẹ và thai nhi là băn khoăn của tất cả những người phụ nữ có thai. Vậy có bầu ăn mực được không? Mực có an toàn cho mẹ và bé không? Cùng tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Mực và các món ăn từ mực được rất nhiều người yêu thích vì sự thơm ngon, hấp dẫn cũng như những lợi ích sức khỏe tuyệt với mà thực phẩm này mang lại. Tuy nhiên, không ít người thắc mắc có bầu ăn mực được không bởi vì trong mực có hàm lượng thủy ngân nhất định.

1. Mực là gì?

Mực là một loại động vật thân mềm ở biển, có chân là các tua ở đầu, có túi chứa chất lỏng đen như mực, thịt ăn được. Thịt của mực có màu trắng, vị ngọt.

Mực có 2 loại phổ biển là mực ống và mực trứng. Trong đó, mực ống là Mực ống là một loại hải sản thân mềm, có họ với mực nang và bạch tuộc. Thịt của mực ống chắc, có màu trắng, vị thịt ngọt nhẹ và mang lại mùi thơm rất hấp dẫn.

Theo các nghiên cứu và các thống kê, mực là hải sản có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Cụ thể, trong 100g mực có các thành phần sau: Đồng [1,8mg]; Selen [44mcg]; Protein [15g]; Phốt pho [213mg]; Vitamin B2 [0,389mg]; Vitamin B12 [1,05mcg]; Kẽm [1.48mg]; Vitamin C [3,6mg]; Sắt [0,86 mg]. Những thành phần dinh dưỡng này rất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa thiếu sắt, có ích trong quá trình trao đổi chất...

Không những vậy, mực là một nguồn cung cấp omega-3 dồi dào, rất có lợi cho sự phát triển hệ thần kinh và não bộ.

Mực là loại hải sản có nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe - Ảnh Internet.

Đọc thêm:

Ăn mực có tốt không? Cần làm gì khi bị dị ứng hải sản?

Thực hư chuyện bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bà bầu có được ăn cay không?

2. Có bầu ăn mực được không?

Có thể thấy, với thành phần dinh dưỡng cũng như vị ngọt thơm hấp dẫn, mực là hải sản được nhiều gia đình lựa chọn trong bữa ăn hàng ngày của mình. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ bầu ăn khoăn không biết bà bầu có được ăn mực không vì trong mực có tồn tại hàm lượng thủy ngân nhất định. Mà thủy ngân lại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh của thai nhi.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù có chứa thủy ngân nhưng mực được xem là một trong những loại hải sản an toàn và bổ dưỡng mà bà bầu có thể ăn trong thời gian thai kỳ. Nguyên nhân là vì hàm lượng thủy ngân trong mực thấp, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Vì thế, không nên e ngại hàm lượng thủy ngân mà bỏ qua thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao như mực.

Cụ thể, theo các nghiên cứu quốc tế, lượng thủy ngân có trong mực là 0,024PPM [một phần triệu] thủy ngân, theo FDA đây là hàm lượng thủy ngân ít và an toàn cho sức khỏe nếu như không quá lạm dụng, không ăn quá nhiều.

Vậy câu trả lời cho câu hỏi bà bầu có ăn mực được không là bà bầu hoàn toàn có thể ăn loại hải sản này nếu ăn mực khoa học và đủ lượng.

Dưới đây là những lợi ích cho sức khỏe của bà bầu khi ăn mực:

- Tốt cho sự hình thành tế bào thai nhi: Mực là loại hải sản ít chất béo, là nguồn cung cấp vitamin B12 và protein dồi dào [cụ thể,trong 100g mực cung cấp khoảng 15,25 protein]. Lượng protein và vitamin B12 này không những tốt cho sức khỏe của mẹ trong thời gian thai kì mà còn cần thiết cho sự hình thành tế bào thai nhi. Không những vậy, lượng sắt và kẽm có trong mực giúp thai nhi hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

- Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh: Vitamin B12, vitamin A, vitamin C, folate...có trong mực có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì thế, mẹ bầu không nên bỏ qua mực trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

Bà bầu ăn mực đúng cách tốt cho cả mẹ và thai nhi - Ảnh Internet.

3. Bà bầu ăn mực cần lưu ý gì?

Mặc dù hàm lượng thủy ngân là an toàn với bà bầu, nhưng khi tiêu thụ loại hải sản này, bà bầu cần lưu ý những vấn đề sau đây:

- Tuyệt đối không ăn mực sống vì ăn mực sống có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao.

- Khi chế biến mực, nên chế biến bằng phương pháp hấp hoặc xào để giữ lại toàn bộ các chất dinh dưỡng và giúp tiêu hóa dễ dàng, không nên ăn mực chiên hoặc rán. Khi chọn mực để chế biến, cần chọn mực tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Nếu có tiền sử dị ứng với mực, bạn nên tránh xa loại hải sản này.

- Mỗi tuần, bà bầu chỉ nên ăn khoảng 150g mực để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

- Không nên ăn nhiều mực với bia: Rất nhiều người, kể cả mẹ bầu có thói quen uống chút bia với mực. Tuy nhiên đây lại là thói quen không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là không tốt cho những người phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do mực có chứa một lượng lớn chất bismuth và glucosinolates, trong khi đó bia rất giàu vitamin B1. Vì vậy, nếu kết hợp mực với bia, vitamin B1 có trong bia sẽ thúc đẩy sự phân hủy và chuyển hóa chất purine nucleotide và các chất khác trong mực, không chỉ dễ dẫn đến bệnh sỏi, bệnh gout mà còn có thể gây ra mẩn đỏ toàn thân, sưng, đau và ngứa.

4. Những bà bầu nào không nên ăn mực?

Tuy mực tốt cho bà bầu và thai nhi nếu ăn với lượng vừa phải nhưng không phải mẹ bầu nào cũng ăn được món hải sản này. Sau đây là những trường hợp không được ăn mực:

- Phụ nữ có thai có bệnh về gan và các bệnh về tim mạch không nên ăn mực. Nguyên nhân là vì mực là loại hải sản có hàm lượng cholesterol rất cao, sau khi ăn vào cơ thể, nó sẽ làm tăng cholesterol trong mạch máu. Vì thế, những người bị gan hay các căn bệnh liên quan đến tim mạch ăn mực có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

- Mẹ bầu mắc các bệnh về da không nên ăn mực: Mực là động vật di chuyển tự do dưới nước. Sau khi ăn, nó có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh ngoài da. Vì vậy, những người mắc các bệnh về da như chàm, phát ban, viêm da thì không nên ăn mực, để không gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các rối loạn ngoài da.

- Những người bị bệnh dạ dày và lá lách không nên ăn mực: Mực là thực phẩm có tính lạnh. Nếu ăn mực sẽ khiến tình trạng bệnh dạ dày hay lá lách trở nên trầm trọng hơn.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi có bầu ăn mực được không cũng như những lưu ý khi ăn mực. Ngoài ra, khi mang thai, các mẹ bầu cần bổ sung đủ nhóm chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển tốt nhất. Với hải sản, bên cạnh mực, mẹ bầu cũng có thể thêm vào thực đơn hàng ngày các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp khác như cá mèo, cá tuyết, cá trắng, cá hồi, cá bơn.... Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần tránh các hải sản có hàm lượng thủy ngân cao để không ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.

Bầu 3 tháng đầu ăn mực được không? Mẹ bầu có thể ăn mực trong suốt thai kỳ vì đây là thực phẩm chứa các dưỡng chất có ích cho mẹ và thai nhi như: Kali, Omega-3, Magie và vitamin B6…

Nội dung bài viết:

  • Mẹ mang thai 3 tháng đầu ăn mực được không?
  • Ăn mực đúng cách để không gây hại cho thai nhi
  • Bầu 3 tháng đầu ăn mực khô được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn mực được không?

Mực không những là loại thực phẩm ngon miệng, hấp dẫn với nhiều chị em mà còn được biết đến như nguồn dinh dưỡng tốt đối với phụ nữ mang thai, bao gồm:

Thịt mực chứa nhiều Kali

Nguồn Kali cao trong mực giúp mẹ bầu ổn định huyết áp, phòng chống và cải thiện chứng huyết áp cao trong thai kỳ, giảm nguy cơ tiền sản giật.

Chứa nhiều Omega-3

Omega-3 được xem là chất có lợi trong việc phát triển trí, đặc biệt là trí não thai nhi trong 3 tháng đầu đang trong giai đoạn hình thành, làm giảm thiểu các nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi.

Magie và vitamin B6

Bầu 3 tháng đầu có nên ăn mực không? Hai chất này sẽ giúp mẹ bầu thư giãn thần kinh và cơ bắp, nhờ đó mẹ sẽ cảm thấy thoải mái, thư thái và hạnh phúc hơn, làm giảm bớt những lo lắng thường xuất hiện trong quá trình mang thai.

Bầu 3 tháng đầu ăn mực được không? [Nguồn ảnh: unsplash]

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc – Bác sĩ Nội tổng quát – Nội tiết – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park cho biết “Dưỡng chất Vitamin B6 có vai trò thiết yếu trong nhiều chức năng sinh học của thần kinh, tuần hoàn, thể chất. Vì thế, ngoài việc hỗ trợ giảm áp lực tâm lý, căng thẳng của mẹ bầu, giúp mẹ thoải mái hơn. Vitamin B6 còn cải thiện được tình trạng ốm nghén nghiêm trọng trong thai kỳ. Bên cạnh đó, chúng còn tốt cho da, tóc của mẹ bầu, giúp mẹ tự tin trong quá trình mang thai”.

Như vậy, với những lợi ích như trên, câu trả lời dành cho thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn mực được không là Có. Tuy nhiên, cũng như các loại hải sản khác, mực có chứa một hàm lượng thủy ngân nhất định. Do đó mẹ bầu cần lưu ý về cách ăn mực như thế nào là an toàn cho thai nhi.

Bạn có thể chưa biết:

Cảnh báo: Bà bầu có thể bị dị ứng hải sản trong thai kỳ trước đó không hề bị!

Lưu ý về cách ăn mực trong tam cá nguyệt đầu tiên 

Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn mực trong suốt cả thai kỳ nhưng tốt nhất là nên ăn mực tươi và nên ăn như sau:

  • Chọn mực tươi sống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc rõ ràng
  • Không ăn sống, không ăn gỏi, tái, đảm bảo ăn mực khi đã được nấu chín kỹ
  • Mẹ bầu có tiền sử dị ứng với mực thì không nên ăn mực hoặc các loại hải sản
  • Nên ăn hấp, nấu canh, luộc, hạn chế nướng, chiên, rán hoặc dùng quá nhiều dầu mỡ
  • Không nên ăn mực khô vì dễ nhiễm khuẩn

Có bầu ăn mực được không? Mẹ cũng chỉ nên ăn từ 1-2 tuần và không quá 200gr là đủ, dù nghén thèm ăn đến mấy thì cũng tuyệt đối không được ăn quá nhiều vì có thể gây ra một số tác hại.

Mẹ bầu ăn nhiều mực sẽ gây hại cho thai nhi?

Mực là hải sản dễ gây dị ứng, đồng thời có thể gây đầy bụng, khó tiêu nếu mẹ bầu ăn quá nhiều. 3 tháng đầu là thời gian các mẹ thường ốm nghén, khó chịu và nôn ọe. Ăn nhiều mực có thể khiến các triệu chứng này trở nên trầm trọng hơn.

Mẹ bầu ăn nhiều mực sẽ gây hại cho thai nhi? [Nguồn ảnh: unsplash]

Còn việc ăn mực 3 tháng đầu gây sảy thai thì hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh được điều này. Thêm vào đó, với những mẹ bầu lo sợ ăn mực sẽ dung nạp hàm lượng thủy ngân độc hại, các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho rằng: Đa số các loại hải sản đều chứa lượng thủy ngân đáng kể, nhất là trong cá ngừ, cá thu, các mập hay cá kiếm.  Mặc dù mực là loài động vật được đánh bắt xa bờ nhưng lượng thủy ngân không đáng kể và càng được đảm bảo hơn qua chế biến, hơn nữa giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm này cũng rất có ích cho mẹ bầu.

Do đó, mẹ bầu có thể yên tâm ăn mực và chỉ cần ăn theo các quy tắc đã hướng dẫn như ở trên là được.

Bạn có thể chưa biết:

Có thai ăn cua được không? Thắc mắc hàng đầu của mẹ bầu mê hải sản!

Bà bầu 3 tháng đầu ăn mực khô được không?

Trong mực khô chứa hàm lượng cadmium khá cao, đây là chất được sử dụng trong công nghệ mạ tráng pin, sản xuất hợp kim, nhuộm màu chất dẻo… Chất độc này sinh ra do việc sử dụng chất tẩm ướp, bảo quản mực, gây ra tác động xấu đối với bệnh ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

Chính vì vậy mà lời khuyên dành cho mẹ mới mang thai là nên tránh ăn mực khô, đặc biệt là các loại mực khô nướng không rõ nguồn gốc ngoài đường phố. Thay vào đó bạn hãy chọn các loại mực tươi sống, chế biến kèm với nhiều rau củ quả để đem lại giá trị dinh dưỡng tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Mực nói riêng và các loại hải sản nói chung đều mang lại những giá trị dinh dưỡng [Nguồn ảnh: unsplash]

Mực nói riêng và các loại hải sản nói chung đều mang lại những giá trị dinh dưỡng nhất định cho cơ thể nên mẹ nên bổ sung vào thực đơn khi mang thai của mình. Tuy nhiên cái gì quá cũng đều không tốt, đây chỉ nên được xem là 1 trong số các loại thực phẩm trong bữa ăn, mẹ không nên ăn quá thường xuyên và ăn với lượng quá nhiều để tránh phản tác dụng.

1 chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng, đầy đủ các nhóm chất thiết yếu kết hợp với lịch sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý là chìa khóa để mẹ luôn duy trì được cơ thể khỏe khoắn trong suốt thời gian mang thai. Trước khi ăn bất kỳ món ăn nào, mẹ nhớ tìm hiểu xem liệu mình có ăn được món này trong giai đoạn bầu bí và có lưu ý gì khi ăn không để đảm bảo an toàn nhé.

Nguồn tham khảo: Vitamin B6 [pyridoxine]: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ – Vinmec

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Video liên quan

Chủ Đề