Vì sao bitcoin ngày 18 5 giảm giá

Biểu đồ giao dịch Bitcoin. Nguồn: Bloomberg.com
Hãng tin Bloomberg Technology của Đức ngày 2/2 trích dẫn số liệu thống kê tại một số sàn giao dịch tiền ảo chính cho biết giá đồng Bitcoin vào thời điểm 5 giờ 21 phút sáng cùng ngày là 8.449 USD/đồng, giảm đến 15,7% chỉ sau 1 ngày.

Đây cũng là mức thấp nhất mà giá Bitcoin từng rơi xuống từ sau tháng 11/2017 và chênh lệch mạnh so với mức cao kỷ lục từng ghi nhận vào ngày 18/12/2017 là 19.511 USD/đồng.  

Còn tại Hàn Quốc, theo đài KBS, tính đến 3 giờ chiều ngày 2/2, giá đồng Bitcoin là 8,9 triệu won [khoảng 8.243 USD]/đồng, không chạm tới ngưỡng 9.000 USD.

Tại Nga, theo số liệu của CoinDesk lúc 16:02 giờ Moscow ngày 2/2, tỷ giá hối đoái của Bitcoin tuy hồi phục và đạt 8.401 USD/đồng nhưng vẫn thấp hơn 8% so với phiên trước đó, hãng Sputnik đưa tin.

Các nhà phân tích cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến đồng Bitcoin giảm giá. 

Cypher Capital, công ty chuyên phân tích tiền ảo, nhận định thị trường đang trong tình trạng hỗn loạn do ngày càng có nhiều tin tức về việc các nước ra quy chế quản lý tiền ảo.

Ngày 1/2, Chính phủ nhiều nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ đã đưa ra những phương án xây dựng quy chế mới thắt chặt quản lý thị trường tiền ảo, khiến tâm lý nhà đầu tư có phần đi xuống.

Tại Ấn Độ, Bộ trưởng Tài chính Arun Jaitley cho biết nước này không công nhận tiền ảo là đồng tiền hợp pháp và không cho phép sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán.

Còn tại Mỹ, đài NHK cho hay hồi cuối tháng 1/2018, tại cuộc họp với Ủy ban Ngân hàng Thượng viện, Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin  nói rằng ông quan ngại về khả năng tiền ảo được dùng cho rửa tiền và các tội phạm khác. Vì vậy, vấn đề này sẽ được thảo luận với quan chức các nước khác về quy định đối với tiền ảo tại cuộc họp vào tháng 3 tới ở Argentina của nhóm G20.

Tại Hàn Quốc, kể từ ngày 30/1/2018, những người đầu tư giao dịch tiền ảo có nghĩa vụ xác minh tên thật khi thực hiện các giao dịch liên quan. Đây là biện pháp nhằm nâng cao tính minh bạch của giao dịch, đồng thời ngăn chặn hành vi đầu cơ trong thị trường tiền ảo.

Theo đó, chỉ những người sở hữu tài khoản ngân hàng giống với ngân hàng giao dịch của cơ sở kinh doanh tiền ảo mới có thể rút hoặc chuyển tiền thông qua tài khoản tương ứng. Những người không có tài khoản như vậy chỉ có thể rút tiền và không thể chuyển thêm tiền. Người nước ngoài và trẻ vị thành niên không được thực hiện các giao dịch tiền ảo.

Ngân hàng chỉ cho phép đăng ký tài khoản trong trường hợp thông tin chủ tài khoản trùng khớp với thông tin mà sàn giao dịch tiền ảo cung cấp.

Nhà chức trách Nhật Bản điều tra hiện trường tại sàn giao dịch tiền ảo Coincheck. Ảnh: NHK

Cũng liên quan đến tiến ảo, ngày 2/2, nhà chức trách Nhật Bản tiến hành điều tra hiện trường tại sàn giao dịch tiền ảo Coincheck sau khi một lượng lớn tiền ảo của sàn này bị đánh cắp, đài NHK đưa tin.

Theo các nguồn tin về vụ việc, Cơ quan Dịch vụ tài chính Nhật Bản muốn xác nhận liệu sàn giao dịch có đủ tiền trả lại cho các khách hàng bị ảnh hưởng hay không. Ước tính, Coincheck phải trả lại cho khách hàng khoảng 420 triệu USD.

Trước đó, ngày 26/1, sàn giao dịch trên mạng của Coincheck cũng bị tin tặc tấn công, lấy mất số tiền ảo NEM trị giá hơn 500 triệu USD.

Sàn giao dịch có trụ sở tại Tokyo này đã dừng các giao dịch và rút tiền ảo NEM và các loại tiền ảo khác.

Thanh Phương


"Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra, giá Bitcoin rơi thẳng đứng khiến các coin khác mà tôi đang nắm giữ cũng giảm đồng loạt. Trên các hội nhóm, mọi người cũng hỗn loạn không biết vì sao và nên làm gì", Trí nói.

Tương tự Trí, hàng loạt người chơi ở Việt Nam trải qua khoảng thời gian "nghẹn thở" khi các đồng tiền số biến động. "Không ai biết chuyện gì đang xảy ra. Bitcoin mất mốc 50.000 USD rồi xuống dưới 45.000 USD rồi tiếp tục rơi xuống ngưỡng 42.000. Nhiều người gọi điện xin lời khuyên nhưng chính tôi cũng không thể đưa ra quyết định", Trí cho hay.

The Motley Fool dẫn lời Justin d'Anethan của sàn giao dịch tiền điện tử Eqonex: "Tôi e rằng những người chơi mới, chưa từng trải qua sự sụp đổ của thị trường, đã làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Cú sốc này có thể gây hoảng loạn. Với xu hướng gần đây, tôi lo ngại vòng xoáy giảm giá dài hạn có thể chỉ mới bắt đầu".

Vấn đề được nhiều người quan tâm là tại sao giá Bitcoin đột ngột lao dốc?

Dữ liệu về giá Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác sụt giảm trong ngày 4/12. Nguồn: The Motley Fool

Có nhiều nguyên nhân nhưng theo các chuyên gia, có ba lý do chính tác động đến thị trường tiền mã hóa.

Euronews cho biết, nhiều người chơi bắt đầu bán tiền mã hóa khi có thông tin 8 giám đốc của các công ty tiền điện tử lớn nhất phải điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ vào ngày 8/12. Trong đó có Giám đốc tài chính toàn cầu Coinbase Alesia Haas và Giám đốc điều hành của FTX Trading Sam Bankman-Fried. Đây là lần đầu những công ty lớn trong thị trường tiền điện tử phải điều trần trước chính phủ Mỹ. Những thay đổi sau đó có thể phá vỡ mô hình hoạt động của họ, khiến nhiều người chơi lo ngại và tìm đến các kênh trú ẩn khác an toàn hơn. Ngoài ra, các "cá voi" đã bắt đầu chốt lời cách đây một tháng khi Bitcoin lập đỉnh.

Nguyên nhân thứ hai là tác động từ Cục dự trữ Liên bang Mỹ khi thắt chặt hoạt động kiểm soát tiền số. Yahoo News dẫn lời cảnh báo của chuyên gia Louis Navellier's: "Những động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể làm vỡ bong bóng Bitcoin và tiền điện tử nói chung". Ông cũng cảnh báo giá Bitcoin có thể giảm xuống dưới 10.000 USD.

Một lý do khác là ảnh hưởng từ biến chủng Omicron và những thông tin chưa chắc chắn về mức độ nghiêm trọng của nó khiến nhiều người tìm cách chốt lời. "Không ai biết chắc đây có phải 'mùa đông' của tiền điện tử không. Nhưng tùy theo mức độ nghiêm trọng của biến thể Omicron, những tin tức xấu có thể sẽ ập đến với thị trường tiền mã hoá", Yahoo News bình luận.

Khương Nha tổng hợp

Giá mỗi đồng tiền số phổ biến nhất thế giới hiện xoay quanh 40.700 USD, giảm 10% trong tháng qua. Ether - tiền số phổ biến thứ hai, giảm khoảng 15%.

Bitcoin đã không bùng nổ như mong đợi của nhiều nhà đầu tư. Trên thực tế, ngay cả khi các nhà phân tích Phố Wall dự tính về khả năng xảy ra vụ khủng hoảng lớn, giá tiền số vẫn giảm đều đặn.

Nhiều năm qua, những nhà đầu tư yêu thích Bitcoin luôn chịu sự hoài nghi của thị trường. Khi bị đặt câu hỏi về giá trị của tiền số này, "thời gian sẽ trả lời" dường như là câu cửa miệng của nhiều người.

Họ nói rằng hãy chờ cho đến khi lạm phát chạm đỉnh và mọi người tìm cách gửi tiền vào một tài sản kỹ thuật số ổn định. Hoặc chờ cho đến khi chiến tranh nổ ra và tài sản của người dân bị kiểm soát. Khi đó, thế giới sẽ hiểu tại sao thị trường cần một loại tiền số ẩn danh, phi tập trung và phi trạng thái.

Đây đều là những giả thuyết dễ bắt gặp về tiềm năng của Bitcoin. Vượt mặt hầu hết các loại tiền số, Bitcoin được nhiều người nhà đầu tư coi như một loại "bảo hiểm cho ngày tận thế", một dạng "vàng số". Đồng tiền này được xem là nơi trú ẩn ổn định khi thế giới ngày càng hỗn loạn và khó đoán.

Và rồi, hỗn loạn đã xuất hiện. Tại Mỹ, lạm phát đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập kỷ. VIX - chỉ số đo lường mức độ sợ hãi của Phố Wall trên thị trường chứng khoán - đã tăng hơn 80% trong năm nay. Tháng trước, chính phủ Canada đối phó với làn sóng tẩy chay vaccine của cánh tài xế xe tải, bằng cách dọa đóng băng tài khoản ngân hàng của những người này.

Gần nhất, cuộc xung đột của Nga và Ukraine chưa có điểm dừng. Chính quyền Tổng thống Vladimir Putin phải đối mặt với các lệnh trừng phạt, gây ảnh hưởng xấu tới đồng ruble và nền kinh tế Nga. Nhiều công ty Mỹ đã rút khỏi nước này, người dân gần như không truy cập được mạng lưới ngân hàng quốc tế, sử dụng thẻ tín dụng...

The New York Times gọi đây là một "cơn bão hoàn hảo" về các sự kiện kinh tế và địa chính trị. Về mặt lý thuyết, điều này đáng ra sẽ rất tốt cho Bitcoin. Nhưng điều này đã không xảy ra.

Việc sử dụng tiền số hàng ngày cũng không diễn ra theo cách mà nhiều người mong đợi. Khối lượng giao dịch Bitcoin có tăng sau khi lực lượng Nga tiến vào Ukraine, nhưng nó vẫn tương đối ổn định kể từ thời điểm đó. Điều này cho thấy mọi người không vội vàng giao dịch đồng ruble Nga và hryvnia Ukraine để lấy tiền số. Các nhà tài phiệt Nga dường như cũng không sử dụng tiền số để né lệnh trừng phạt như đồn đoán ban đầu.

Tuy nhiên, tiền số cũng không hoàn toàn vắng mặt trong những sự kiện này. Ở Canada, một số tài xế xe tải đã nhận quyên góp tiền số sau khi bị phong toả tài khoản ngân hàng. Chính phủ Ukraine cũng báo cáo đã nhận được gần 100 triệu USD tiền số mà các bên quyên góp. Vì thế, vẫn còn quá sớm để khẳng định rằng tiền số sẽ không hữu ích trong các giai đoạn sau của cuộc xung đột với Nga.

Nhưng đến nay, Bitcoin dường như không đóng vai trò trung tâm trong quá trình gỡ rối toàn cầu. Điều này đặt ra câu hỏi tại sao?

Trước hết, tiền điện tử vẫn còn khó hiểu và khó sử dụng với người bình thường, đặc biệt là trong chiến tranh. Tình trạng truy cập Internet chập chờn ở nhiều vùng của Ukraine, khiến ngay cả giới tinh hoa nước này cũng chật vật để chuyển đổi tài sản thành tiền số.

Một lý do khác, phổ biến với những người hoài nghi về Bitcoin và các loại tiền số, là Bitcoin vẫn quá biến động để có thể trở thành một hàng rào chống lại sự bất ổn kinh tế và chính trị.

Jimmy Nguyen - chủ tịch Hiệp hội Bitcoin, một nhóm giao dịch tiền số, cho biết: "Cộng đồng Bitcoin và tiền số trong suốt những năm qua đã lan truyền một câu chuyện sai lầm rằng Bitcoin là nơi trú ẩn an toàn từ các thị trường tài chính truyền thống".

Ông lập luận rằng, việc xử lý các giao dịch Bitcoin rất chậm và tốn kém. Điều này khiến nó trở nên ít hữu ích hơn trong thanh toán. "Rất nhiều người ủng hộ Bitcoin đã phải thừa nhận tiền số trên chỉ là một tài sản dự trữ", ông nói.

Kevin Werbach - giáo sư nghiên cứu pháp lý và đạo đức kinh doanh tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, lại đưa ra một lý thuyết khác. Ông cho rằng những người chấp nhận sớm nhất và ảnh hưởng nhất trong cộng đồng Bitcoin có xu hướng là những người theo chủ nghĩa tự do. Họ coi tiền số như một loại hợp đồng bảo hiểm chống lại siêu lạm phát và tham nhũng.

Tuy nhiên, biến động giá gần đây trên thị trường tiền số đã thu hút lượng lớn các nhà đầu cơ coi Bitcoin và các loại tiền số khác là các khoản đầu tư mà ít quan tâm đến các tác động chính trị của chúng.

"Có rất nhiều truyền thuyết xung quanh Bitcoin cho thấy rằng, nó chủ yếu là một phương tiện để thoát khỏi hệ thống tiền pháp định do chính phủ ban hành. Và hầu hết các diễn biến là do đầu cơ", ông nói.

Một lời giải thích khả thi khác cho hoạt động kém hiệu quả của Bitcoin được Joe Weisenthal đưa ra với Bloomberg. Theo ông, lạm phát, lệnh trừng phạt, xung đột địa chính trị cũng có thể gây hại cho Bitcoin về lâu dài, vì chúng thu hút sự chú ý của các nhà quản lý.

"Trong câu chuyện của những lái xe tải ở Canada, nó được coi là sự kiện giúp Bitcoin tăng giá, vì khiến mọi người nghĩ về cách thanh toán mà không bị quản lý. Nhưng rốt cuộc, Bitcoin cũng giảm vì điều này thu hút sự chú ý của các thực thể quốc doanh phản đối các loại giao dịch trên", ông lấy ví dụ.

Ngoài ra, các chuyên gia còn đưa ra nhiều lời giải thích khác. Sam Bankman-Fried - CEO sàn giao dịch tiền số FTX, cho biết trên Twitter rằng dù ông nghĩ Bitcoin sẽ "có diễn biến tốt hơn" trong môi trường kinh tế và chính trị kém ổn định, diễn biến trái chiều gần đây một phần liên quan đến việc truyền thông đưa tin tiêu cực về tiền số.

Trong đợt căng thẳng địa chính trị lần này, giá Bitcoin không tăng mà có xu hướng đi lùi. Ảnh minh hoạ: Blommberg

Gần đây, một quan điểm thú vị về tính hữu ích của tiền số trong thời gian bất ổn đã được chính phủ Ukraine đưa ra. Ngày 15/3, The New York Times đã đặt một câu hỏi về tiền số cho Alex Bornyakov - Thứ trưởng Bộ chuyển đổi kỹ thuật số của Ukraine. Kể từ cuộc tấn công của Nga, cơ quan này đã làm việc suốt ngày đêm để điều phối các khoản quyên góp tiền số cho quân đội Ukraine. Hàng chục triệu USD Bitcoin, Ether và các loại tiền số khác đã được gửi đến nước này. Số tiền này đã được sử dụng để mua các vật tư quân sự.

Ông Bornyakov nói rằng, một lợi thế của việc sử dụng tiền số để huy động ngân sách là số tiền có thể được giải ngân nhanh. "Trong tình huống như thế này, khi ngân hàng trung ương không thể hoạt động đầy đủ, tiền số đang giúp chúng tôi chuyển tiền nhanh chóng và nhận được kết quả gần như ngay lập tức", ông giải thích.

Nhưng Bornyakov dường như khá cảnh giác với việc phóng đại tầm quan trọng của tiền số. "Tôi không nghĩ rằng tiền số đang đóng một vai trò lớn. Nhưng nó rất cần thiết trong cuộc xung đột này, để trợ giúp quân đội của chúng tôi", ông chia sẻ thêm.

Tiểu Gu [theo The New York Times]

Video liên quan

Chủ Đề