Tại sao lại có corona

30 thắc mắc được quan tâm nhất dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ và cần thiết nhất, hỗ trợ chủ động phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới SARS-CoV-2 [vi rút Corona].

Virus Corona là một họ virus lớn thường lây nhiễm cho động vật nhưng đôi khi chúng có thể tiến hóa và lây sang người. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, nó xâm nhập vào một số tế bào và chiếm lấy bộ máy tế bào [gây tổn thương viêm đặc hiệu ở đường hô hấp], đồng thời virus chuyển hướng bộ máy đó để phục vụ cho nó, tạo ra virus mới và nhiễm tiếp người khác. 

Có 7 loại virus Corona, trong đó, 4 loại không nguy hiểm là 229E, NL63, OC43 và HKU1; hai loại khác là Hội chứng hô hấp Trung Đông [MERS] và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng [SARS], nguy hiểm hơn và từng gây ra đại dịch toàn cầu. Bên cạnh đó, còn một loại virus Corona thuộc chủng mới [ký hiệu SARS-CoV-2, còn được gọi với cái tên “Virus Vũ Hán”] đang “tung hoành” trong những ngày này. SARS-CoV-2 là tác nhân gây ra bệnh viêm phổi cấp, khiến hàng nghìn người nhiễm bệnh và làm số ca tử vong không ngừng tăng lên từng ngày. 

Novel Coronavirus 2019 hay SARS-CoV-2 – chủng virus corona gây dịch tại Vũ Hán hay virus Vũ Hán là một loại virus đường hô hấp mới thuộc “gia đình” vi rút Corona gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Virus này là chủng virus mới chưa được xác định trước đó. SARS-CoV-2 lần đầu tiên được xác định ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019. 

KHÔNG! Corona là một họ virus lớn, một số gây bệnh ở người và chúng thường lưu hành giữa các loài động vật, bao gồm lạc đà, mèo và dơi. Còn SARS-CoV-2 tuy cùng một họ vi rút với vi rút gây Hội chứng hô hấp cấp tính nặng [SARS-CoV] nhưng nó không phải là cùng một loại virus. Tuy nhiên, các phân tích di truyền cho thấy virus này xuất hiện từ một loại virus liên quan đến SARS. Các chuyên gia y tế đang làm việc ngày đêm để giải mã thêm về chủng vi rút mới này.

Ở nhiệt độ cao bên ngoài cơ thể [trên 20 độ C, đặc biệt là trên 25 độ C], ánh nắng, môi trường thông thoáng, SARS-CoV-2 sẽ yếu đi và giảm khả năng lây bệnh. Nhưng nếu ở nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, không thoáng khí, lạnh thì virus sẽ phát tán và lây lan rất nhanh vì đây là điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển. 

Hiện vẫn chưa biết chắc chắn virus SARS-CoV-2 tồn tại được bao lâu trên các bề mặt, mặc dù thông tin sơ bộ cho thấy virus có thể tồn tại trong vài giờ. Các chất khử trùng đơn giản có thể tiêu diệt virus khiến nó không còn khả năng lây nhiễm cho người.

Bạn cần nhớ, ở nhiệt độ 40 độ C hoặc hơn, virus vẫn có thể sống tốt trong cơ thể vật chủ. Virus chỉ chết trong cơ thể khi hệ miễn dịch của chúng ta nhận biết ra chúng, tấn công tiêu diệt chúng và các tế bào chứa chúng. Bên ngoài môi trường vật chủ, virus sẽ dễ bị chết sớm, thông thường chúng chết chỉ trong vài phút cho đến vài giờ. Tuy nhiên, ở các điều kiện môi trường như nhiệt độ thấp và độ ẩm thấp, virus có thể kéo dài thời gian sống.

WHO cũng như các chuyên gia y tế trên toàn thế giới đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của SARS-CoV-2. Nhiều ý kiến cho rằng, vi rút Corona là một Betacoronavirus, thuộc họ với vi rút gây hội chứng MERS-CoV và hội chứng SARS, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ là loài dơi. Phân tích cây di truyền của vi rút này đang được tiếp tục để biết nguồn gốc cụ thể của vi rút.

Hầu hết các loại SARS-CoV-2 có con đường lây truyền giống như những loại virus gây cảm lạnh khác, đó là:

  • Người bệnh ho và hắt hơi mà không che miệng, dẫn tới phát tán các giọt nước vào không khí, làm lây lan virus sang người khỏe mạnh.
  • Người khỏe mạnh chạm hoặc bắt tay với người có SARS-CoV-2 khiến virus truyền từ người này sang người khác.
  • Người khỏe mạnh tiếp xúc với một bề mặt hoặc vật thể có virus, sau đó đưa tay lên mũi, mắt hoặc miệng của mình.
  • Trong những trường hợp hiếm hoi, virus Corona có thể lây lan qua tiếp xúc với phân.

Virus này ban đầu có thể xuất hiện từ nguồn động vật nhưng hiện nay đã lây lan từ người sang người. Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết, trung bình một bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 sẽ lây lan sang 5,5 người khác. Chính vì SARS-CoV-2 có khả năng lan truyền rất nhanh từ người sang người, nên nếu người dân không được trang bị kiến thức về phòng chống bệnh, đại dịch rất dễ xảy ra. 

Thật ra chúng ta hay lầm giữa cúm và cảm cúm hoặc cảm lạnh. SARS-CoV-2 không gây ra cảm cúm, chỉ gây ra cảm lạnh. Bệnh cúm và bệnh gây ra do SARS-CoV-2 hoàn toàn khác nhau. SARS-CoV-2 bình thường chỉ gây bệnh cho động vật, một lúc tình cờ nào đó sẽ lây qua người. Khi hoạt động trong cơ thể, virus sẽ biến thể để lây từ người này sang người khác. Chính vì là virus mới, nên có thể nói tất cả mọi người trên thế giới đều chưa có miễn dịch, không có kháng thể để chống lại SARS-CoV-2. Đây chính là yếu tố khiến tốc độ lây nhiễm của SARS-CoV-2 là cực kỳ nhanh.

SARS-CoV-2 không gây ra cúm, chỉ gây ra cảm lạnh. Vì vậy chích vắc xin cúm sẽ ngừa được cúm chứ không ngừa được SARS-CoV-2. Tuy nhiên, trong giai đoạn này nên chích vắc xin cúm để không nhầm lẫn với bệnh nào khác. Ngoài ra, tiêm vắc xin cúm có 2 điểm lợi:

  • Điểm lợi đầu tiên, nếu không tiêm ngừa cúm mà vô tình bị cúm thì chúng ta sẽ sốt, mà sốt trong thời điểm này sẽ gây lo lắng rất nhiều nhưng thực chất là sốt do cúm chứ không phải do Virus Corona. Như vậy, nếu chúng ta đã chích ngừa cúm thì chúng ta sẽ không có triệu chứng sốt này.
  • Điểm lợi thứ hai, nếu không may mắc phải hai bệnh cùng một lúc, vừa bị cúm vừa bị nhiễm SARS-CoV-2 thì đây là một tình trạng cực kỳ nặng nề. Như vậy, vắc xin cúm mặc dù không bảo vệ trước SARS-CoV-2 nhưng sẽ bảo vệ chúng ta tránh được một trong hai bệnh. 

Các bệnh lý hô hấp có triệu chứng gần như nhau như ho, sốt… nên khó có thể phân biệt được nhiễm SARS-CoV-2 với bệnh cúm.

Để chẩn đoán, xác định chính xác bệnh, chúng ta vẫn cần xét nghiệm virus học – hiện nhiệm vụ này Bộ Y tế đang giao cho viện vệ sinh dịch tễ Pasteur, hoặc ở một số bệnh viện lớn như bệnh viện Nhiệt Đới TP.HCM, bệnh viện Nhiệt Đới Hà Nội. 

Thế nhưng, không phải tất cả các trường hợp đều phải xét nghiệm, người ta phải căn cứ vào đặc điểm lâm sàng, đặc điểm dịch tễ… để xác định với bệnh cảnh sốt, ho, khó thở thì sốt, ho, khó thở này là bệnh lý từ SARS-CoV-2 hay bệnh lý từ vi khuẩn, virus, viêm đường hô hấp khác? Hiện tại, để xác định thì điều quan trọng đầu tiên là xem dịch tễ học, tức là người này có đi đến vùng dịch hay không? Thứ 2 là có tiếp cận với người đã được chẩn đoán hay xác nhận là nhiễm Virus Corona hay không? Thứ 3 là người này có tiếp cận với người đi từ vùng dịch về hay không? Còn nếu chỉ sốt, ho, khó thở thôi thì chưa khẳng định được điều gì. 

Các triệu chứng của bệnh nhân mắc SARS-CoV-2 tiến triển từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng cấp tính như: ho, sốt, khó thở… có thể xuất hiện từ 02 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, SARS-CoV-2 gây sốt và có thể tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong… 

Thời gian ủ bệnh của SARS-CoV-2 là 14 ngày tức là từ lúc nhiễm Virus Corona tới lúc phát bệnh là 14 ngày mới có biểu hiện lâm sàng. Điều này khiến cho các biện pháp kiểm soát hiện nay rất khó phát hiện. 

Trường hợp sốt, cần phải xem xét người sốt có tiếp xúc với nguồn lây trước đó không? Có đi từ vùng dịch tễ về không? Có tiếp xúc với người có nhiễm bệnh không?… Nếu loại bỏ được những yếu tố trên thì sốt hoàn toàn không liên quan đến việc nhiễm Virus Corona.

Trường hợp sốt do tiêm vắc xin thường là sốt nhẹ, sốt đơn thuần. Nếu không có nguồn lây thì đây là phản ứng thông thường nên hoàn toàn có thể yên tâm. 

Người dân ở mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc SARS-CoV-2. Tuy nhiên, Virus Corona chủng mới đặc biệt nguy hiểm với những người có hệ miễn dịch yếu, người lớn tuổi, trẻ em, những người có các bệnh lý nền mãn tính [như hen phế quản, tiểu đường, bệnh tim mạch,…]. Những đối tượng này có khả năng lây nhiễm cao, khó điều trị và bệnh lý diễn biến nhanh, nguy hiểm cho tính mạng.

Đặc biệt, virus Corona cực kỳ nguy hiểm cho phụ nữ có thai. Khi phụ nữ có thai mắc bệnh sẽ để lại những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Mức độ nguy hiểm của bệnh lý này với phụ nữ có thai tương tự như mức độ của dịch bệnh MERS năm 2014.

Theo tổng kết về SARS, MERS-CoV thì tỉ lệ trẻ em mắc phải là rất thấp, người dưới 18 tuổi chỉ chiếm 5%. Với SARS-CoV-2, tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới, trẻ nhỏ ít bị hơn người lớn. 

Tuy nhiên chúng ta không nên chủ quan, thoải mái để trẻ ra ngoài mà không bảo vệ, không có biện pháp phòng ngừa. Cần phải dự phòng, tất cả mọi người đều phải được phòng ngừa và thực hiện biện pháp phòng ngừa như nhau.

Tại thời điểm này, chưa có loại thuốc đặc hiệu nào để phòng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 gây ra. Những người bệnh hiện nay được điều trị giảm các triệu chứng, các trường hợp bệnh nặng sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị hỗ trợ tối ưu nhất. Một số phương pháp điều trị đặc hiệu đang được nghiên cứu, thực hiện trong điều trị lâm sàng cho các bệnh nhân.

Viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới [SARS-CoV-2] là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, gây ra các triệu chứng viêm đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi. Gọi là bệnh “viêm phổi lạ” vì người ta xác định đây là loại virus lần đầu tiên xuất hiện và gây ra các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi.

Viêm phổi có rất nhiều nguyên nhân, gây ra do vi khuẩn như phế cầu, liên cầu hoặc do virus như SARS, MERS-CoV, Corona. Viêm phổi có những bệnh cảnh giống nhau nhưng cũng có đặc thù riêng của từng loại virus, vi khuẩn. Do đó, bệnh sẽ có những triệu chứng nặng, nhẹ khác nhau, tính chất lây lan khác nhau và tỉ lệ tử vong cũng khác nhau. Tất nhiên, bệnh viêm đường hô hấp cấp gây ra do SARS-CoV-2 còn mới và lạ; nên còn rất nhiều thứ chúng ta cần phải tìm hiểu để rút vấn đề cho việc chẩn đoán và điều trị.

Giống như SARS và MERS trước đây, viêm phổi cấp do virus Corona chủng mới [chủng SARS-CoV-2] đang trở thành nỗi ám ảnh của người dân khắp thế giới. Ca bệnh đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán [Trung Quốc], sau đó lan nhanh qua hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Tính đến 18h00 ngày 31/07/2020 đã có 677.185 ca tử vong trên thế giới. Tại Việt Nam đã ghi nhận 546 ca bệnh. 

Mặc dù đã có trường hợp khỏi bệnh sau khi xét nghiệm dương tính với Virus Corona, nhưng hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.

Theo Bộ Y tế, các cơ sở y tế tập trung điều trị triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng, phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác.

Đối với những trường hợp dương tính với Virus Corona sẽ được kiểm soát tình trạng suy hô hấp và hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ chức năng các cơ quan. Ngoài ra, bệnh nhân được dùng thuốc giảm ho, hạ sốt, điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, tăng cường sức đề kháng và điều trị bệnh nền nếu có. Việc giám sát và cách ly người nhiễm Virus Corona cũng là vấn đề quan trọng cấp thiết hiện nay. Ngoài ra, việc nâng cao ý thức phòng bệnh ở người dân là rất cần thiết. 

Để sản xuất vắc xin, các nhà khoa học phải tìm hiểu kỹ con virus, cấu trúc của virus. Hiện nay, các nhà khoa học đang làm việc hết sức để sản xuất vắc xin chống SARS-CoV-2, tuy nhiên, việc sản xuất không thể một sớm một chiều. Vì vậy cần phải phòng bệnh, phòng việc nhiễm SARS-CoV-2. 

Để phòng ngừa và ngăn chặn việc phát tán loại virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính [sốt, ho, khó thở]; khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách trên 2m khi tiếp xúc.
  • Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên.
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn [ít nhất 60% cồn]; súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.
  • Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
  • Chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín.
  • Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đi đến các nơi tập trung đông người. Trong trường hợp đi đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, rửa tay với xà phòng…
  • Tránh mua bán, tiếp xúc với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã.
  • Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.
  • Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.
  • Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.
  • Những người từ Trung Quốc trở về Việt Nam cần tự cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày. Cần khai báo với cơ quan y tế sở tại nơi gần nhất để được hỗ trợ khi cần thiết.
  • Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.
  • Nếu không có việc cần thiết hoặc công việc đột xuất, không nên đến Trung Quốc trong thời gian xảy ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2.
  • Trường hợp bắt buộc, phải hạn chế ra khỏi nhà, thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
  • Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

Hiện nay, người dân đang có tình trạng “loạn” khẩu trang, đòi hỏi một cách quá mức về các loại khẩu trang. Khẩu trang cao siêu như N95, N99 chỉ dành cho những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Để phòng chống bệnh một cách thông thường, khi tiếp xúc với môi trường, đám đông…, người dân chỉ cần đeo khẩu trang y tế 3 lớp, nhưng phải đeo đúng cách mới phát huy hiệu quả phòng bệnh.

Nếu không có những khẩu trang y tế 3 lớp thì bạn có thể đeo khẩu trang vải cũng được nhưng phải giặt sạch hàng ngày. Nguyên tắc là khẩu trang dùng một lần thì chỉ nên dùng một lần, nếu khẩu trang vải thì hàng ngày cũng phải giặt và thay. Chúng ta không nên quá hoang mang mà phải thực hiện việc đeo khẩu trang làm sao cho đúng, đeo khi nào và đeo làm sao.

Cách đeo khẩu trang khá quan trọng trong việc phòng ngừa. Khẩu trang thường có 2 mặt, 1 mặt sẫm màu và 1 mặt nhạt hơn. Chúng ta nhớ rằng, đa số các loại khẩu trang phẫu thuật 3 lớp sẽ có 1 thanh là kim loại mềm để cố định, thanh này phải đặt cố định trên mũi. Thứ 2, đeo khẩu trang phải đeo mặt sẫm màu ra ngoài, nếu đeo ngược thì khi các vật bụi bẩn rơi xuống nó sẽ bị giữ lại. Khi đeo, khẩu trang phải trùm được mũi và miệng, dùng 2 ngón tay ép thanh kim loại theo bờ mũi của mình để nó chặt hơn. Bạn nên nhớ không nên kéo khẩu trang lên xuống nhiều lần và chỉ dùng khẩu trang duy nhất 1 lần.

Clip bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, Cố vấn cao cấp Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC – hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách: 

Việc đeo khẩu trang y tế không chỉ có tác dụng trong phòng chống Virus Corona mà còn phòng được các bệnh viêm đường hô hấp nói chung. Tuy nhiên, chỉ nên đeo khi đến chỗ tiếp xúc đông người, đến những chỗ giao thông công cộng, hoặc nơi ít lưu thông khí, những chỗ có khả năng, nguy cơ lây nhiễm cao [Ga tàu xe, trong khoang máy bay, chợ, siêu thị, bệnh viện, chùa chiền…] hoặc khi tiếp xúc với người nghi ngờ [Đang có sốt-ho-hắt hơi/từ Trung Quốc về trong vòng dưới 14 ngày..] hoặc chính mình đang có triệu chứng cảm cúm.

Rửa tay là thói quen cực kỳ quan trọng, không những phòng Virus Corona mà phòng gần như là tất cả các bệnh nhiễm khuẩn.

Bàn tay là nơi trực tiếp tiếp xúc với rất nhiều dạng bề mặt, trong đó rất nhiều cơ hội tiếp xúc với dịch tiết cơ thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Tiếp xúc trực tiếp như: ngoáy mũi, dùng bàn tay che miệng khi ho, hắt hơi; dùng tay dụi mắt… Tiếp xúc gián tiếp như cầm, sờ, nắm vào những nơi có dịch tiết do ho, hắt hơi của người khác bắn vào… Virus gây bệnh có thể theo dịch tiết lan rộng ngoài cộng đồng khi chúng ta vô tình đưa tay chứa dịch tiết lên mắt, mũi, miệng hay cầm nắm, đụng chạm vào người hoặc các vật khác. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người dân nên rửa tay thường xuyên với xà bông/xà phòng/nước rửa tay có thể giảm được 44% sự lây truyền các bệnh hô hấp.

WHO khuyến cáo người dân hãy thực hiện theo 6 bước sau đây trong công tác vệ sinh cá nhân để đảm bảo tay bạn sạch vi khuẩn:

Hiện nay, chưa có thống kê đầy đủ về tỷ lệ nhiễm bệnh sau khi có tiếp xúc với người nhiễm virus, tỷ lệ nhiễm bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay, Virus Corona đang lây lan rất nhanh và rất mạnh.

Bộ Y tế khuyến cáo những người đi từ vùng dịch về, những người tiếp xúc với người mắc bệnh phải chủ động cách ly trong 14 ngày. Hạn chế tiếp xúc hoặc không tiếp xúc với người khác để không lây bệnh. Đối với người nhà, cũng cần có những biện pháp phòng bệnh. Ví dụ phải đeo khẩu trang, phải che miệng khi ho, khi hắt hơi, phải khử trùng những vật dụng trong nhà, hạn chế chất tiết của mình ra ngoài môi trường. Trong 14 ngày, nếu có bất kỳ triệu chứng nào như sốt, ho, khó thở… phải đến ngay cơ sở y tế để có chỉ dẫn xét nghiệm, chẩn đoán, nếu bị nhiễm Virus Corona thì sẽ phải tiếp tục cách ly và điều trị phương pháp thích hợp. Trường hợp không phải do  Virus Corona mà là bệnh khác thì sẽ điều trị kháng sinh.

Các kiểm tra chẩn đoán chính xác SARS-CoV-2 chỉ có thể được tiến hành tại các cơ sở y tế được phép thực hiện xét nghiệm. Kỹ thuật xác định chủng SARS-CoV-2 đó gồm kỹ thuật Giải trình tự gene thế hệ mới [Next Generation Sequencing – NGS] và kỹ thuật Real time RT – PCR với bệnh phẩm là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản được thu thập bằng tăm bông và bảo quản trong môi trường phù hợp. Trong trường hợp người mới nghi nhiễm Virus Corona, các cơ sở y tế sẽ làm thủ tục lưu mẫu máu để chuyển đến các đơn vị được Bộ Y tế cho phép khẳng định.

Đến thời điểm hiện nay Việt Nam đã trải qua rất nhiều lần chống dịch có tính chất trầm trọng, và Việt Nam cũng được quốc tế đánh giá cao trong thành công phòng chống SARS. Còn đối với SARS-CoV-2, H7N9, chúng ta đang cố gắng khống chế không bệnh tại Việt Nam.

Mỗi một bệnh sẽ khác nhau về tính chất, cách lây lan, mức độ chẩn đoán điều trị và về thuốc điều trị cũng khác nhau. Bên cạnh đó còn có sự khác nhau về tình hình dịch bệnh, rõ ràng chúng ta đã có những kinh nghiệm phòng bệnh, nhưng hiện tại phải đối diện với tình hình phức tạp của dịch bệnh.

Thế giới bây giờ là thế giới phẳng, trong 24h dịch bệnh có thể đi từ nơi xa xôi nhất vào Việt Nam và ngược lại, trong vòng 2 tiếng dịch bệnh có thể đi từ Hà Nội vào TP.Hồ Chí Minh, không chỉ thành phố mà cả miền núi, nông thôn cũng có nguy cơ nhiễm dịch bệnh. Chính phủ, Ban Bí thư, Thủ tướng, Phó Thủ tướng, các Bộ Ban Ngành đã vào cuộc, đồng thời có những chính sách quyết liệt và mạnh mẽ để chiến đấu chống dịch bệnh. 

Tuy nhiên, việc chỉ đạo cấp trên cần được gắn liền với sự hợp tác của người dân. Người dân phải tự chủ động phòng ngừa cho mình cũng là tự phòng bệnh cho cả xã hội. 

Chúng ta có một phác đồ điều trị rất chuẩn của Bộ Y tế. Ngay khi có thông tin dịch bệnh từ Trung Quốc, Bộ Y tế đã nhanh chóng thành lập phác đồ, chúng ta chỉ cần bám sát phác đồ để chữa bệnh. Các bác sĩ ở bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhiệt đới hiện tại đều sử dụng phác đồ này. 

Phác đồ được thực hiện như sau: Cách ly tuyệt đối, làm xét nghiệm, chẩn đoán, dựa vào tình trạng của từng người mới quyết định can thiệp cái gì, cung cấp oxi hay thở máy, khi nào thở máy, thở máy ở mức độ nào, khi nào cần lọc máu, có cần dùng kháng sinh dự phòng bội nhiễm, nếu có bội nhiễm thì nên dùng kháng sinh như thế nào… Tất cả những kịch bản đó đều có hết rồi. Sắp tới, nếu số trường hợp bệnh nhiều nữa chúng ta sẽ có thêm kịch bản F1.

Tăng sức đề kháng là việc phải làm liên tục chứ không phải chỉ để phòng chống dịch bệnh do SARS-CoV-2 gây ra. Ngay cả những bệnh như cúm, tay chân miệng hay những bệnh về hô hấp khác cũng cần phải tăng sức đề kháng.

Việc tăng sức đề kháng cần chú ý:

  • Thứ 1 là ngủ đủ giấc, không thức khuya, khoảng thời gian từ 9h30 đến 2h sáng là cực kỳ quan trọng để tăng cường hệ thống bạch cầu, đây là hệ thống sẽ bắt tác nhân gây bệnh.
  • Thứ 2 phải uống đủ nước, việc này rất quan trọng nếu cơ thể thiếu nước thì sức đề kháng sẽ giảm.
  • Thứ 3 phải ăn đầy đủ các chất như rau tươi, trái cây vì có khoáng chất và vitamin
  • Thứ 4, trong sinh hoạt không phí sức, không nên vào các môi trường khắc nghiệt không cần thiết như môi trường quá nắng hoặc quá lạnh.

Nếu ai đó bị sốt và/hoặc có các triệu chứng của bệnh hô hấp, chẳng hạn như ho hoặc khó thở, trong vòng 14 ngày sau khi đi du lịch từ Trung Quốc-tiếp xúc người có nguy cơ [khách từ Trung Quốc, người từ Trung Quốc về thời gian này, người nghi ngờ mắc SARS-CoV-2…] thì nên cách ly với mọi người sớm nhất có thể đồng thời gọi điện cho hotline đường dây nóng Bộ Y tế 1900 9095 hoặc 1900 3228 để được hướng dẫn. 

Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, việc tiêm vắc xin là rất cần thiết, vì nó mang lại nhiều lợi ích:

  • Thứ nhất là giúp không bị nhiễm các bệnh  khác [ngoài Virus Corona] để không nhầm lẫn giữa các triệu chứng và không gây lo lắng cho cộng đồng. Ví dụ, một số bệnh có triệu chứng rất giống với nhiễm Virus Corona như cúm, các bệnh đường hô hấp… Nếu thời điểm này bị ho hay sốt, chúng ta sẽ rất bối rối không biết triệu chứng này là do Corona hay do bệnh khác.
  • Thứ hai, tiêm vắc xin sẽ phòng đúng bệnh, tránh trường hợp không may bị nhiễm cả 2 bệnh cùng lúc sẽ rất nguy hiểm và khó điều trị.

Chúng ta nên tận dụng vắc xin hiện có đặc biệt là những vắc xin cả người lớn và trẻ em để phòng bệnh. 

Những vắc xin dành cho trẻ em ngoài những mũi tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng quốc gia thì có nhiều loại bệnh khác cần được tiêm phòng vắc xin. Ví dụ như cúm, thủy đậu, vắc xin phòng ung thư cổ tử cung… Bạn có thể tham khảo Chương trình tiêm chủng của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại đây: //tamanhhospital.vn/chuong-trinh-vaccine-cho-tre/.

Video liên quan

Chủ Đề