Tại sao người nhật mũi cao

Quan niệm về cái đẹp ở Nhật

Phụ nữ Nhật hồi xưa cũng như phụ nữ Việt Nam thời cách nay cả trăm năm, rất thích nhuộm răng đen, hơn thế nữa, còn khoái... xăm mình?

Quan niệm về cái đẹp ở thời Nara [710 - 793] là làn da trắng trẻo. Cũng trong thời Nara, phụ nữ Nhật bắt đầu biết dùng phấn trắng để trang điểm mặt và thích xăm mình. Giới quý tộc thời ấy còn khởi xướng phong trào nhổ lông mày, nữ cũng như nam. Nam giới thích cột tóc đuôi gà hay búi thành lọn, trong khi các cô gái lại thích xõa tóc ngang vai. Nhuộm răng đen là dấu hiệu cho thấy quý bà đó thuộc tầng lớp thượng lưu và người ta cho rằng tục nhuộm răng ở xứ Phù Tang có nguồn gốc từ Đông Nam Á, chứ không phải Trung Hoa.

Phái nam thuộc giới quý tộc không những nhuộm răng mà còn “đánh má hồng” song song với việc cạo trọc nửa đầu [phần trán]

Phong trào nhuộm răng đen lan mạnh đến thế kỷ 11, thời Nhật hoàng Shirakawa [1072-1086]. Phái nam thuộc giới quý tộc không những nhuộm răng mà còn ''đánh má hồng'' song song với việc cạo trọc nửa đầu [phần trán]. Ở thời này, phụ nữ tiếp tục thích để tóc dài và buông rủ lững lờ như những con suối ở Kyoto. Da trắng cộng với tóc đen là công thức làm đẹp của phụ nữ Nhật trong giai đoạn này. Vào thời Muromachi [1338-1573], tóc ngắn bắt đầu lên ngôi. Tục nhổ lông mày vẫn thịnh hành ở cả tầng lớp quý tộc lẫn thường dân. Người đàn bà lý tưởng vào thời này có khuôn mặt tròn, thân thể đầy đặn, trán rộng, đôi mắt chĩa ngược xuống và hơi... lồi! Da trắng và tóc đen vẫn là hai điểm cơ bản. Thời Genroku [1688-1703], một cuộc cách mạng mạnh mẽ diễn ra trong quan niệm về cái đẹp. Phụ nữ đẹp là người có đôi gò má tròn, lông mày tương đối rậm [như những phụ nữ trong tranh vẽ của Nishikawa Hironobu]. Qua thời Kyoho [1716-1735], cô gái quyến rũ không phải là người có khuôn mặt tròn ''vành vạnh'' nữa mà là người có khuôn mặt hơi dài, hình thể thanh mảnh.

Nói chính xác hơn, quan niệm về cái đẹp của mỗi vùng ở xứ hoa anh đào cũng có biến đổi chút ít. Trong khi phụ nữ Kyoto và Osaka thích bôi trắng xóa mặt thì phụ nữ Eđo [nay là Tokyo] ưa thích vẻ tự nhiên [họ chỉ xoa da mặt hay dùng phấn thật mỏng bằng cách bôi phấn rồi xóa đi]. Tuy nhiên, ở thời Bunka và Bunsei, phụ nữ Edo [cũng như chị em Kansai] sử dụng rất nhiều phấn. Họ không chỉ bôi mặt mà còn bôi cả cổ lẫn ngực. Vào giai đoạn này, một công đoạn mới đã góp thêm vào quy trình làm đẹp: tô môi [môi dưới tô sậm hơn môi trên]. Đôi khi, vài người còn bôi phơn phớt đỏ vòng quanh mí mắt. Cũng xin nói thêm rằng samurai và cac quan triều đình nhuộm răng lúc 10 hoặc 15 tuổi. Các cô nhuộm răng sau khi lập gia đình. Tuy nhiên, từ thời Bunsei đến Tenpo, phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu không nhuộm răng sau khi lập gia đình và bôi mặt thật trắng [bắt chước geisha]. Trong bất kỳ giai đoạn nào, người ta vẫn nhận thấy một tiêu chuẩn cơ bản: da trắng. Phụ nữ Nhật cho rằng da trắng đánh bại các đối thủ như mắt bồ câu, môi trái tim hay mái tóc dài và da trắng có thể che giấu vài khuyến tật nhỏ khác. Bởi thế, họ làm mọi cách để dưỡng da với nhiều phuơng pháp khác nhau như dùng bọc lúa ngâm vào nước ấm rồi chà lên da. Ngoài ra, họ còn dùng loại hợp chất bào chế từ lá cây, rễ, hoa... để xoa lên da.

Yanagisawa Kien - nhà thư pháp, thi sĩ đồng thời là họa sĩ nổi tiếng ở Edo [1700-1758] - từng đưa ra quan niệm về cái đẹp gây ảnh hưởng một thời ở Nhật. Theo Kien, phụ nữ lý tưởng là người có khuôn mặt nhỏ, da sáng và tính cách cởi mở, hoạt bát nhưng mềm mại. Người đàn bà ''xấu dã man'' theo Kien là người có bộ mặt bự, mũi to, môi dày, da đen, tóc mọc dày nhưng chỉ dài đến mang tai, tướng cao to, ăn nói lớn tiếng [sau này, Kien còn kê thêm một chi tiết nữa: tóc quăn và màu nâu!].

Quan niệm về cái đẹp lại chứng kiến sự thay đổi dữ dội vào đầu thế kỷ 20, khi làn sóng văn hóa phương Tây tràn vào Nhật. Người ta nhai ngấu nghiến văn hóa phương Tây và cố bắt chước các ngôi sao màn bạc Clara Bow, Gloria Swanson và Greta Garbo. Moga [gái Nhật thời hiện đại] mặc đầm, đội nón rộng vành và mái tóc đen nhánh từng đề cao một thời bắt đầu chìm nghỉm, thay vào đó là mái tóc quăn bồng bềnh như những ngọn sóng tsunami. Tuy nhiên, từ những năm 30, phong trào Âu hóa bị tẩy chay vì nước Nhật đang trở thành quân phiệt hóa và ái quốc hóa. Thậm chí việc sử dụng hóa mỹ phẩm nhập cũng bị lên án. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật đại bại và văn hóa xứ Phù Tang, một lần nữa, bị tấn công bởi đĩa hát, phim ảnh và chewing-gum Mỹ. Thời này, những tiêu chuẩn đánh giá về cái đẹp ở Tây Âu được áp dụng ở Nhật. Đàn ông Nhật thích nhìn ngắm phụ nữ có bộ ngực to, mông nở, tướng cao và mái tóc quăn khiêu khích. Kimono bị xếp vào tủ, thay vào đó là những cái váy ngắn ''lộ cặp đùi trắng như bắp cải luộc'' - như miêu tả của văn sĩ Tanizaki.

Đến nay, sau nhiều năm mơ cửa và đón mọi luồng gió văn hóa từ bên ngoài, người Nhật đã bình thản và tự chủ trước những đợt bùng nổ văn hóa phương Tây. Một bộ phận không ít thuộc thế hệ trẻ Nhật hiện nay chịu quậy không thua gì dân Harlem ở Mỹ. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng Nhật biết cách khơi dậy ngọn lửa dân tộc. Và cuối cùng, như nhiều quốc gia châu Á, sau những lần chiến đấu với văn hóa nhập cảng, giá trị văn hóa dân tộc Nhật vẫn đứng vững và luôn được tôn vinh, ít nhất là trong đáy sâu tiềm thức.

Kim Nguyên [TT]

Mũi tẹt là đặc điểm mũi phổ biến ở các nước Á Đông. Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao người châu Á mũi bị tẹt chưa? Tại sao mũi tẹt lại là dáng mũi đặc trưng của người Á Đông? Hãy cùng Phòng khám chuyên nâng mũi AZ NOSE tìm hiểu điều thú vị này nhé.

Mũi tẹt là “đặc trưng” của nhiều nước Châu Á

1. TẠI SAO MŨI TẸT LẠI LÀ DÁNG MŨI ĐẶC TRƯNG CỦA NGƯỜI Á ĐÔNG?

Nằm ở trung tâm khuôn mặt, chia khuôn mặt thành hai phần tương xứng, mũi chính là bộ phận thu hút nhất của gương mặt. Do vậy, mũi ảnh hưởng rất lớn đến vẻ đẹp tổng thể của khuôn mặt.

Theo thống kê, đa số người Á Đông đều có dáng mũi tẹt, cánh mũi to bè, kém thon gọn.

» Vậy nguyên nhân tại sao người châu Á lại có đặc điểm mũi tẹt ?

Các chuyên gia thẩm mỹ đã giải thích tại sao người châu Á mũi lại tẹt như sau:

Mũi là bộ phận quan trọng trong hệ hô hấp. Qua quá trình tiến hóa, hình dạng của mũi gắn liền với sự thích nghi của khí hậu. Vì mũi luôn luôn phải tiếp xúc với nhiệt độ, độ ẩm khi thở.

 Do đó, ở những vùng có khí hậu lạnh, hô hấp của con người diễn ra dễ dàng hơn thì mũi của con người nơi đây sẽ hẹp hơn nhằm giảm sự tác động của không khí lạnh. Trong khi đó, với những nơi có nhiệt độ cao như châu Á, con người lại có dáng mũi phổ biến là mũi thấp, cánh mũi dày, lỗ mũi rộng, tròn để thích nghi với môi trường sống.

2. NHỮNG LÝ DO KHÁC GIẢI THÍCH CHO CÂU HỎI “TẠI SAO MŨI BỊ TẸT?”

Ngoài lý do di truyền như mọi người đã biết, thì những nguyên nhân sau đây cũng ảnh hưởng đến độ cao của mũi:

  •  Do các thói quen xấu: Tác động một lực lớn lên sống mũi khiến mũi bị thấp, to bè như việc tự ý kẹp nâng mũi, bóp mụn…
  •  Do tai nạn: đây là lý do ngoài ý muốn khiến cho mũi chịu ảnh hưởng mạnh khiến cho phần sống mũi bị tổn thương, không còn được cao, thẳng như ban đầu.

» Có thể thấy rằng, có nhiều nguyên nhân giải thích cho câu hỏi “tại sao mũi bị tẹt?”. Tuy nhiên việc tìm ra nguyên nhân không quan trọng bằng việc tìm ra giải pháp. Do đó, kỹ thuật nâng mũi, khắc phục khuyết điểm dáng mũi thấp tẹt rất được ưa chuộng tại khu vực Á Đông.

AZ NOSE là địa chỉ nâng mũi chuyên sâu với đội ngũ y bác sĩ nhiều kinh nghiệm là một trong những địa chỉ uy tín được nhiều khách hàng lựa chọn.

Với việc tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ chuyên môn, chụp CT 3D trước khi nâng mũi, khách hàng sẽ nắm rõ được tình trạng mũi của mình, đồng thời hiểu rõ kỹ thuật, phương pháp nâng mũi mà bác sĩ đưa ra. Từ đó gạt bỏ mọi lo lắng, băn khoăn và an tâm bước vào phòng phẫu thuật.

Ngoài ra, dáng mũi sau nâng sẽ được chính khách hàng “kiểm định” cùng người thân trước khi đóng vết may. Lúc này khách hàng có thể trao đổi cùng bác sĩ về dáng mũi, nếu muốn thay đổi, bác sĩ sẽ phân tích và căn chỉnh ngay.

Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm tại Thẩm Mỹ Viện AZ NOSE

Để được tư vấn chuyên sâu hơn, hãy liên hệ ngay với AZ NOSE nhé! Còn bây giờ hãy cùng xem những hình ảnh khách hàng “lột xác” xinh đẹp sau nâng mũi tại AZ NOSE nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Video liên quan

Chủ Đề