Gián tiếp có nghĩa là gì

Câu gián tiếp là câu diễn đạt lại ý của người nói mà không cần chính xác từng từ.

Cả câu trực tiếp và câu gián tiếp luôn bắt đầu bằng một mệnh đề tường thuật, giống như lời dẫn. Theo sau là mệnh đề được tường thuật hoặc nội dung được thuật lại.

Mệnh đề được tường thuật được đặt trong dấu ngoặc kép, nhắc lại chính xác từng từ đã được nói trước đó

Trong câu gián tiếp tường có thêm từ that để nối giữa hai mệnh đề. Mệnh đề được tường thuật sẽ không có dấu ngoặc kép và không cần thuật lại chính xác từng từ

– Câu ví dụ: Morgan Stark says “I love you 3000” with Iron Man

➔  Morgan Stark said that she loved Iron Man 3000

Các bước chuyển câu trực tiếp thành câu gián tiếp

Bước 1: Xác định từ tường thuật

Trong câu tường thuật, ta thường dùng 2 từ tường thuật chính:

“told”: Bắt buộc dùng khi chúng ta thuật lại rằng Nam nói với một người thứ ba khác.

“said”: Thuật lại khi không nhắc đến người thứ 3.

– Câu ví dụ: Nam told me: “My girlfriend will come here to visit me tomorrow”

➔  Nam told me that my girlfriend would come there to visit me the following day

Ngoài ra còn các từ tường thuật khác: asked, denied, promised, …tuy nhiên sẽ không sử dụng cấu trúc giống said that

Lưu ý: Có thể có “that” hoặc không có “that” trong câu gián tiếp

– Câu ví dụ: Morgan Stark says “I love you 3000” with Iron Man

➔  Morgan Stark said she loved Iron Man 3000

Bước 2: Lùi thì của động từ trong câu tường thuật về quá khứ

Động từ trong câu sẽ được lùi về thì quá khứ 1 thì so với thời điểm nói. Tổng quát như sau:

Thì trong câu trực tiếp Thì trong câu gián tiếp
Hiện tại đơn/ tiếp diễn/  hoàn thành Quá khứ đơn/ tiếp diễn/ hoàn thành
Quá khứ đơn Quá khứ hoàn thành
Quá khứ tiếp diễn Quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Quá khứ hoàn thành Quá khứ hoàn thành
Tương lai đơn Tương lai trong quá khứ
Tương lai gần [am/is/are + going to V] was/ were going to V
will [các thì tương lai] would
Shall/ Can / May Should / Could/ Might
Should / Could/ Might/ Would/ Must Giữ nguyên

Bước 3: Đổi đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu và đại từ sở hữu

Khi chuyển đổi từ câu trực tiếp sang gián tiếp, ta cũng cần lưu ý thay đổi đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu và đại từ sở hữu trong mệnh đề được tường thuật tương ứng

Câu trực tiếp Câu gián tiếp
I She/ he
We They
You [số ít] / you [số nhiều] I, he, she/ they
Us Them
Our Their
Myself Himself / herself
Yourself Himself / herself / myself
Ourselves Themselves
My His/ Her
Me Him/ Her
Your [số ít] / your [số nhiều] His, her, my / Their
Our Their
Mine His/ hers
Yours [số ít]/ Yours [số nhiều] His, her, mine/ Theirs
Us Them
Our Their

Bước 4: Đổi cụm từ chỉ thời gian, nơi chốn

Thời gian, địa điểm không còn xảy ra ở thời điểm tường thuật nữa nên câu gián tiếp sẽ thay đổi. Một số cụm từ chỉ thời gian, nơi chốn cần thay đổi như sau:

Câu trực tiếp Câu gián tiếp
Here There
Now Then
Today/ tonight That day/ That night
Yesterday The previous day, the day before
Tomorrow The following day, the next day
Ago Before
Last [week] The previous week, the week before
Next [week] The following week, the next week
This That
These Those

Chuyển đổi các loại câu trực tiếp sang câu gián tiếp

Khi chuyển đổi từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp sẽ có 3 loại chính sau: dạng câu trần thuật, câu hỏi và câu mệnh lệnh

a] Câu gián tiếp với dạng trần thuật

– Câu ví dụ: Nam told me: “My girlfriend will come here to visit me tomorrow”

➔  Nam told me that his girlfriend would come there to visit him the following day

b] Câu gián tiếp dạng câu hỏi

Với câu hỏi, ta có thể sử dụng các động từ sau: asked, wondered, wanted to know

Câu hỏi dạng Yes/ No

Khi đổi từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp với câu tường thuật dạng yes/ no, ta cần:

Bước 1: Thêm if hoặc whether trước câu hỏi

Bước 2: Đổi lại vị trí của chủ ngữ và động từ trong câu

– Câu ví dụ: “Are you hungry?” My mom asked

➔  My mom asked if I was hungry

Câu hỏi dạng WH-

Ta có cấu trúc chung cho câu gián tiếp dạng câu hỏi WH-

S + asked/ wondered/ wanted to know + WH + S +V…

– Câu ví dụ: “How is the weather?” Lan asked

➔  Lan asked how the weather was

c] Câu gián tiếp dạng mệnh lệnh, yêu cầu

Khi yêu cầu một mệnh lệnh với ai đó, trong câu gián tiếp sẽ sử dụng các dạng động từ sau: asked/ told/ required/ requested/ demanded,…

Cấu trúc chung cho câu gián tiếp dạng mệnh lệnh, yêu cầu

S + asked/ told/ required/ requested/ demanded + O +[not] + to V…

Hoặc

S + ordered + somebody + to do something

– Câu ví dụ: “Open the door, please”, he said

➔  He told me to open the door

Một số dạng đặc biệt khác của câu gián tiếp:

Dạng shall/ would dùng để diễn tả đề nghị, lời mời – Câu ví dụ: “Shall I bring you a cup of coffee?” Nam asked

➔  Nam offered to bring me a cup of coffee

Dạng will/ would/ can/could dùng để diễn tả sự yêu cầu lịch sự – Câu ví dụ: Nam asked me: “Can you open the door for me?”

➔  Nam asked me to open the door for him

Dạng câu cảm thán: – Câu ví dụ: “What an interesting novel!”

She said

➔  She exclaimed that the novel was interesting

Bài tập

Hoàn thành các câu trong bài câu tường thuật.

  1. “Where is my umbrella?” she asked.

➔  She asked……………………………………… ………………….

  1. “How are you?” Martin asked us.

➔  Martin asked us………………………………………… ……………….

  1. He asked, “Do I have to do it?”

➔  He asked……………………………………… ………………….

  1. “Where have you been?” the mother asked her daughter.

➔  The mother asked her daughter…………………………………… …………………….

  1. “Which dress do you like best?” she asked her boyfriend.

➔  She asked her boyfriend………………………………….. ……………………..

Đáp án

  1. She asked where her umbrella was.
  2. Martin asked us how we were.
  3. He asked if he had to do it.
  4. The mother asked her daughter where she had been.
  5. She asked her boyfriend which dress he liked best.

ACET – Australian Centre for Education and Training

Chắc hẳn trong những lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, bạn đã ít nhiều nghe đến khái niệm trực tiếp, gián tiếp. Vậy trực tiếp là gì, gián tiếp là gì? Bài viết này sẽ mang đến những thông tin chính xác và dễ hiểu nhất cho bạn.

Trực tiếp [direct] là gì?

Có nhiều cách để định nghĩa trực tiếp là gì. Nghĩa thông dụng nhất đó là sự tiếp xúc thẳng mà không cần người hay vật làm trung gian. Trực tiếp có thể dùng cho những hành vi, hoạt động hay thậm chí là những mối quan hệ nhất định trong đời sống.

Chẳng hạn, người ta hay nhắc tới tiếp xúc trực tiếp có nghĩa là mối quan hệ tiếp xúc ngôn ngữ, cơ thể không qua trung gian. Sự tiếp xúc này có thể ám chỉ giữa người với người hay người với vật, vật với vật,…

Ngoài ra, chúng ta cũng thường biết đến thuật ngữ bộ phận trực tiếp sản xuất. Bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất trực tiếp các sản phẩm hay bộ phận của sản phẩm. Tức là bộ phận này không cần sự hỗ trợ của các đối tác hay bộ phận trung gian khác.

Câu trực tiếp và gián tiếp là gì?

Ngược với trực tiếp, gián tiếp là sự tiếp xúc có qua trung gian là người hay vật. Sự gián tiếp thể hiện qua rất nhiều lĩnh vực của đời sống. Chẳng hạn, khi chúng ta truyền đạt lời nói của 1 ai đó cho người thứ 3 có nghĩa là chúng ta đang thuật lại 1 cách gián tiếp. Trong văn nói hay văn viết, hình thức gián tiếp cũng rất phổ biến.

Gián tiếp cũng xuất hiện trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất. Chẳng hạn, trong giao dịch nhà đất, khách hàng và người bán không giao dịch trực tiếp mà qua trung gian. Hình thức như vậy được gọi là mua bán gián tiếp. 

Câu trực tiếp và gián tiếp được sử dụng phổ biến hằng ngày

Cách diễn đạt trực tiếp và gián tiếp trong tiếng Anh

Để tường thuật lại câu trực tiếp, tức là kể gián tiếp trong tiếng Việt chắc hẳn không phải là vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách diễn đạt trực tiếp và gián tiếp bằng tiếng Anh.

Câu trực tiếp là câu lặp lại chính xác lời nói của người khác do đó được đặt trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ: Anna said , “I don’t like this kind of food.”

Câu gián tiếp là lời tường thuật lại ý của người nói, diễn ra ở trong ngữ cảnh, thời gian khác.

Ví dụ: Anna said that he didn’t like this kind of food.

Trực tiếp và gián tiếp là 2 khái niệm phổ biến, gần gũi với đời sống của chúng ta. Trong rất nhiều lĩnh vực, người ta sử dụng khái niệm này để phân biệt cũng như ứng dụng trong từng tình huống phù hợp nhất. Vì thế, hi vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về trực tiếp là gì, gián tiếp là gì cũng như có những nhận định chính xác nhất nhé.

Xem thêm:

An nhiên [equanimity] là gì?

Slot là gì? 

Ẩn dụ [metaphor] là gì?

Bạn đang đọc bài viết Trực tiếp [direct] là gì, gián tiếp [indirect] là gì? tại chuyên mục Khái niệm hay, trên website Ngoaingucongdong.com

Video liên quan

Chủ Đề