Tại sao bia tiến sĩ đặt trên lưng rùa

Rùa - hạc gỗ tại đình Quả, xã Trung Sơn [Việt Yên].

Về mặt tâm linh, tín ngưỡng dân gian: Rùa tiếng Hán gọi là Quy - một trong bốn con vật linh của người Việt bao gồm: Long, Ly, Quy, Phụng. Đây là loài hòa hợp cả âm lẫn dương, được coi là bản sao của vũ trụ: Bụng phẳng tượng trưng cho đất [âm], mai cong tượng trưng cho trời [dương], 4 chân rùa là bốn cực của thế giới [Đông- Tây- Nam- Bắc]. Ngoài ra rùa còn mang ý nghĩa trị thủy, gắn bó với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nghi lễ cầu mưa. Có thể nói, hình ảnh rùa trong các công trình kiến trúc tâm linh mang đậm tính linh thiêng, biểu trưng của sự trường tồn, vững chãi, làm nền, bệ phóng cho nhiều báu vật vô giá về vật chất, tinh thần xuất hiện trong Trời- Đất và cho con người.

Hình tượng rùa cõng hạc, rùa đội bia tượng trưng cho sức chịu đựng, nhẫn nại, thể hiện sự trường cửu nên thường được sử dụng nhiều trong trang trí, chạm khắc đặc biệt là trong các di tích tín ngưỡng, tôn giáo.

Hạc được xem như một loài chim quý, hình ảnh hạc thường xuất hiện bên các vị thần tiên. Con hạc trong tạo hình thường có mỏ cò, lông trĩ, cổ cao, đuôi ngắn, vẩy cá chép, cánh lông vũ nhưng điểm xuyết đao mác, thường đứng trên lưng rùa. Hạc cũng là loài vật tượng trưng cho sự trường thọ. Bởi vậy, sự kết hợp giữa hai con vật linh đã tạo nên biểu tượng “thọ đội thọ” thể hiện cho khát vọng trường tồn, biểu tượng cho sự may mắn qua đó ông cha ta gửi gắm những quan niệm, ý nghĩa và ước vọng sâu sắc, cao cả.

Cũng như các vùng miền khác trong cả nước, ở Bắc Giang trước các ban thờ thờ Thành hoàng làng tại những ngôi đình, đền như đình Vân Cốc, xã Vân Trung [Việt Yên], đình Âm Dương, xã Tân An; đình La Trung, xã Trí Yên [Yên Dũng]; đình làng Vai, xã Đoan Bái [Hiệp Hòa]… hình ảnh rùa cõng hạc thường uy nghi đứng hai bên như một vật biểu linh cho tính thiêng của thần linh và sức mạnh của dân tộc. 

Với ý nghĩa là đồ thờ, hạc biểu hiện cho tầng trên còn rùa biểu hiện cho tầng dưới để hợp thành một thể âm dương đối đãi. Mỏ hạc thường ngậm bông sen hoặc hạt tròn tượng trưng cho viên ngọc pháp [ý nói giáo lý trong sáng như ngọc] như một vật thiêng tượng trưng cho khả năng giáo hóa chúng sinh, như ở đình Quả, xã Trung Sơn; đền Thánh Mẫu, xã Vân Trung [Việt Yên], đình Thượng, thị trấn Tân Dân [Yên Dũng]…

Hình ảnh rùa đội bia đá, trên bia đá ghi lại những thông điệp, sự kiện lịch sử, danh nhân đương thời, điều đó mang ý nghĩa rùa là vật truyền tải thông tin, thể hiện sự “tín nhiệm” của ông cha ta khi giao cho rùa việc lưu giữ văn hóa, sử sách được trường tồn với thời gian và dân tộc.

Tại chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên [Yên Dũng] có hai tấm bia được tạc bằng đá xanh đặt trên lưng rùa cũng bằng đá dựng ở sườn phía sau tòa Tam bảo. Một tấm bia có tiêu đề “Chúc Thánh Vĩnh Nghiêm tự bi” [Bia chùa Chúc Thánh- Vĩnh Nghiêm] - tấm bia này hiện chưa rõ niên đại tạo dựng. Tấm bia thứ hai ghi "Trùng tu Vĩnh Nghiêm tự bi” [Bia ghi việc trùng tu chùa Vĩnh Nghiêm] được tạo vào thời Lê Trung Hưng niên hiệu Hoằng Định thứ 7 [1606]. Nội dung hai tấm bia ghi tên những người hưng công tiền của để tu sửa chùa làng. Hay như ở đình Thổ Hà, xã Vân Hà [Việt Yên] có tấm bia đá dựng trên lưng rùa đen đặt ở bên phải tòa Tiền tế, tấm bia được tạo năm Tự Đức thứ 6 [1853]. Nội dung văn bia ghi về những đạo sắc phong của các đời vua thời Lê Trung Hưng ban thêm mỹ tự cho Thành hoàng làng Thổ Hà là Thái Thượng lão quân. Nhìn chung, dáng rùa được tạc ở những tấm bia này có đầu to, mập, vươn ra khỏi mai, miệng thuôn nhọn, mắt nhỏ, bốn chân khép sát vào thân mai.

Nói về những tấm bia, sở dĩ bia tồn tại theo thời gian là do đáp ứng với quy luật của trời đất và các tầng vũ trụ. Trán bia và vòng chầu mặt trời là biểu trưng của tầng trên [dương]. Còn rùa đóng vai trò ở tầng dưới [âm], sự việc của con người sẽ nằm ở giữa con rùa [là những thông điệp được ghi trong văn bia]. Điều đó tạo nên thiên- địa- nhân hòa. Hay có thể nói, ba hình tượng ấy hợp lại tạo thành hình ảnh rùa đội bia, biểu tượng cho sự bền vững, dài lâu. Như vậy, có thể thấy hình tượng rùa cõng hạc, rùa đội bia đều mang những ý nghĩa và giá trị nội hàm tự thân. Cũng có nhiều cách lý giải khác nhau nhưng tựu chung lại là đều mong muốn hướng con người tới điều thiện để cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thu Hường

Tại sao những tấm bia tiến sĩ lại được đặt trên mai rùa? Đó là điều mà không có sách vở nào nói tới. Trước đây, một số nhà nghiên cứu đưa ra lập luận vì loài rùa tượng trưng cho sự lâu bền và trường tồn. Nhưng, năm 2008, bằng nghệ thuật tạo hình, các nhà nghiên cứu khoa học ở Cục Di sản đã đưa ra dưới dạng giả thiết mới, lập luận này đã bác bỏ lập luận trước đây.

"Ngày 20/9, những nhà nghiên cứu khoa học của UNESCO sẽ có mặt tại Việt Nam, đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám [Hà Nội] để khảo sát 82 bia tại Trường Quốc học đầu tiên ở Việt Nam. Đồng thời phía Việt Nam sẽ gửi UNESCO, bản hồ sơ đã hoàn tất về "Bia đá các khoa tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám" một cách đầy đủ và chi tiết nhất, để đề cử vào chương trình "Ký ức của thế giới". PGS-TS Trịnh Khắc Mạnh - Viện trưởng Viện Hán Nôm cho biết. PGS-TS Trịnh Khắc Mạnh là người chịu trách nhiệm chấp bút hồ sơ 82 bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ông cũng là người viết hồ sơ cho Mộc bản triều Nguyễn - di sản đầu tiên của Việt Nam mới được UNESCO vinh danh vào chương trình "Ký ức của thế giới".

Đáp ứng đủ tiêu chí để trở thành tư liệu di sản thế giới

PGS-TS Trịnh Khắc Mạnh cho biết, cách đây vừa tròn hai tuần ông đã hoàn tất hồ sơ 82 tấm bia Văn Miếu gửi lên Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Phía trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám chịu trách nhiệm về việc dịch hồ sơ từ Việt sang tiếng Anh.

Nếu hồ sơ này được UNESCO chấp thuận thì 82 bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám [Hà Nội] sẽ là di sản thứ hai của Việt Nam, được công nhận là Di sản Tư liệu thế giới vào tháng 3/2010. Một món quà đặc biệt ý nghĩa vào đúng dịp cả nước đang hướng tới Đại lễ kỷ niệm Thăng Long- Hà Nội tròn 1000 năm tuổi.

Chương trình "Ký ức của thế giới" được UNESCO hình thành vào năm 1992. Ý nghĩa đồng nghĩ với tên gọi của chương trình là lưu giữ ký ức của tập thể về những di sản tư liệu của toàn nhân loại. Những di sản tư liệu này thuộc tất cả các lĩnh vực như: Chính trị, lịch sử, văn hóa, chúc thư…biểu thị sự phát triển của tư tưởng cũng như thành tựu của xã hội loài người. Đây là di sản của quá khứ đối với cộng đồng thế giới hiện tại và trong tương lai…

Bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám [HN].

Nằm giữa thủ đô Hà Nội, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là khu di tích lịch sử văn hóa quan trọng bậc nhất của nước ta, biểu tượng của nền văn hiến và trí tuệ Việt. Với bề dầy gần 1000 năm, nơi đây đã đào tạo ra hàng ngàn bậc đại khoa và hiền tài cho đất nước. Khu vườn bia tiến sĩ gồm 82 tấm bia nằm đối xứng ở hai bên giếng Thiên Quang [ánh sáng trời].

Bia tiến sĩ bắt đầu được khởi dựng năm 1484 dưới triều vua Lê Thánh Tông kéo dài đến năm 1779, tổng cộng có tất cả 81 bia tiến sĩ triều Lê và 1 bia tiến sĩ triều Mạc. Sang đời Nguyễn [1802-1945] vì kinh đô ở Huế nên bia tiến sĩ dựng ở Văn Miếu Huế. Hiện nay, Văn Miếu Hà Nội còn nguyên vẹn 82 tấm bia và Huế còn 32 tấm.

Theo nghiên cứu của nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, đặc điểm giống nhau của hai loại bia là đều ghi danh tính, quê quán của từng vị đỗ tiến sĩ của từng khoa. Chỗ khác nhau là bia văn Miếu Huế chỉ ghi có quê quán, danh tính các tiến sĩ, còn bia Văn Miếu Hà Nội thì đa số có thêm một bài ký do chính bậc đại thần, đồng thời là bậc đại Nho đương thời soạn thảo.

Tại Văn Miếu Bắc Kinh, trung tâm của Nho giáo, hiện có 198 bia tiến sĩ, bia đầu tiên lập năm 1313, bia cuối cùng  năm 1904. Đa số cũng không có bài ký. Phải chăng, chính nhờ những bài ký mà bia Văn Miếu- Quốc Tử Giám [Hà Nội] trở nên độc đáo, hấp dẫn lạ thường.

Một điều dễ dàng nhận thấy, 82 tấm bia là di sản vô giá của văn hóa Việt Nam. Chiêm ngưỡng những tấm bia được đặt trang trọng trên lưng rùa ta có thể phần nào hình dung ra diện mạo của nền văn hóa Việt Nam kéo dài suốt 3 thế kỷ, bao gồm văn học, điêu khắc, hội họa, mỹ thuật và chủ yếu là lịch sử.

Các nhà nghiên cứu khoa học đều đồng nhất quan điểm: "Khu vườn bia là khu vực có giá trị nhất trong tổng thể kiến trúc Văn Miếu." Nó là những bằng chứng xác thực từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIIX, cả một trường kỳ lịch sử từ thời kỳ Lê Sơ đến Lê Mạc cho ta thấy lịch sử văn hóa giáo dục cũng như biến đổi về nghệ thuật.

Căn cứ vào những hình thái nghệ thuật thay đổi hình rồng, phượng, chim muông hoa lá, được chạm khắc trên bia, giúp cho ta hiểu được tư duy mỹ học suốt thời kỳ gần 300 năm lịch sử. Bia tiến sĩ đặt trên rùa đá.

Loại đá xanh được mang từ vùng đất Thanh Hóa. Mỗi văn bia là một khoa thi, những ai đỗ Tiến sĩ đều có tên, danh tính, quê quán được khắc trên bia. Chính nhờ vậy, ngày nay người ta còn thấy làng cũ, huyện xưa tương ứng với vùng đất bây giờ, biết được địa lý lịch sử, tên các địa danh. Và, tự hào về nền văn hiến Việt Nam.

Ngoài ra, không chỉ có những vị đỗ tiến sĩ ở các khoa thi mà ngay cả những người thợ khắc chữ, trạm, người viết, người sửa cũng đều có tên trên bia tiến sĩ lưu truyền hậu thế. Giá trị của những tấm bia này xét theo nhiều phương diện đã được các nhà khoa học qua nhiều thời kỳ của lịch sử khẳng định một cách chắc chắn: Đây là những tư liệu văn tự nguyên gốc, độc bản, duy nhất, chỉ có một nên hết sức quý giá.

Những tư tưởng triết học, sử học, và trên hết là đề cao vai trò, vị trí của hiền tài, kẻ sĩ được thể hiện trên mỗi văn bia. Ngay từ thủa ban đầu dựng bia, các bậc đại nho đã có ý "Dựng bia vừa để công danh còn mãi đến muôn đời, vừa để sự nghiệp soi sáng cho ngàn thủa" khẳng định tư tưởng "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" xuyên suốt ba thế kỷ.

Nhưng đồng thời cũng nhắc nhở , khuyên răn người đỗ đạt, phải rèn mình cho xứng với kỳ vọng của quốc gia. Cho đến nay bài học đó vẫn vẹn nguyên giá trị, nổi bật lên  một tinh thần rất cao của dân tộc: "Phi trí bất hưng",  "Không có trí tuệ thì không thể phát triển được".--PageBreak--

Phát hiện mới của các nhà khoa học về vườn bia Văn Miếu

Tại sao những tấm bia tiến sĩ lại được đặt trên mai rùa? Đó là điều mà không có sách vở nào nói tới. Trước đây, một số nhà nghiên cứu đưa ra lập luận vì loài rùa tượng trưng cho sự lâu bền và trường tồn. Nhưng, năm 2008, bằng nghệ thuật tạo hình, các nhà nghiên cứu khoa học ở Cục Di sản đã đưa ra dưới dạng giả thiết mới, lập luận này đã bác bỏ lập luận trước đây.

Nhà nghiên cứu, GS Trần Lâm Biền - Cục di sản giải thích: "Từ lâu chúng tôi chỉ nghĩ rùa đội bia. Nhưng để rút ra biểu hiện tam tầng vũ trụ thì chỉ mới nhận thức gần đây". Ông cũng cho hay, đó là một phát hiện đột ngột về nhận thức. Nhận thấy trên các trán bia có hình rồng, mặt trời, hoặc những hình ảnh tượng trưng cho các "thế  lực" bên trên, tầng vũ trụ.

Thân bia nói đến sự sống, hiện diện của con người. Và đế bia là con rùa. Mà nói đến rùa là gắn với nước, đất. Rùa đội bia là biểu tượng của tam tầng vũ trụ, tam tầng thế giới [trời - con người - thế giới bên dưới]. Đứng trong dòng chảy của tam tầng thế giới thì thể hiện sự trường tồn, bền vững.

Sờ đầu rùa "lấy may" trong bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám [Hà Nội]?

GS Trần Lâm Biền khẳng khái: "Chúng tôi làm về văn hóa truyền thống và thông qua tạo hình, chúng tôi cần được giải mã. Đa số mọi người nhìn nhận con rùa có tuổi thọ cao, là một loại động vật sống lâu năm. Chính vì vậy, người ta cho rùa có khả năng biểu tượng của sự dài lâu, vĩnh cửu. Cho nên rùa đội bia biểu hiện cho sự trường tồn. Nhưng dù rùa có sống dài lâu đến mấy thì loại động vật này cũng là bậc vô thường, cho nên không thể trường tồn, vĩnh cửu được.

GS Biền dẫn chứng: Có một câu chuyện thú vị trong kho tàng chuyện cổ tích của người Việt Nam: Về việc làm nhà sàn, rùa đã dậy cho con người làm nhà sàn để cho con người có sinh khí của trời đất. Cái mai rùa khum khum tròn tròn, trông giống như mặt trời, bụng phẳng tượng trưng cho đất, chân rùa tượng trưng cho cái cột của nhà sàn.

Và, con người là nhân thì nằm ở giữa. Tất cả, tạo thành một chỉnh thể hợp nhất, có ý nghĩa thuộc tam tầng vũ trụ. Nên, con người ở trong nhà sàn được hưởng sinh khí của trời và đất. Đối với cư dân nông nghiệp như ở nước ta, âm, dương có đối đãi, giao hòa thì muôn loài mới sinh sôi, phát triển.

Sự tồn tại của loài rùa, và ý nghĩa của loài rùa không phải ở kiếp đời cá nhân. Theo dòng truyền thống tổ tiên để lại, con rùa tự thân đã là biểu tượng của âm dương hợp thể. Và chính âm dương hợp thể sẽ dẫn đến sự phát sinh, phát triển. Sự phát sinh phát triển ấy đồng nghĩa sự bền vững tồn tại, lâu dài trên truyền thống đất nước nông nghiệp. Con rùa có ý nghĩa bởi hình thể chứ không chỉ căn cứ vào tuổi thọ, theo quan niệm của người Việt Nam thể hiện sự dài lâu.

Bảo vệ di vật lịch sử, mỗi người mỗi ý

Có một điều đáng buồn, do sự hiểu biết còn hạn chế nên nhiều du khách thập phương đến Văn Miếu- Quốc Tử Giám, đều xăng xái sờ đầu rùa lấy may. Nhất là vào dịp tết Nguyên đán hay vào mùa thi, sĩ tử thi nhau đến đây để sờ đầu cụ rùa.  Họ, sờ nhiều quá nên đầu các cụ rùa bóng loáng, có người thì phải sờ đủ cả đầu rùa của cả 82 bia tiến sĩ.

Nhưng, thật nực cười, rất nhiều người trong số họ khi thấy những tấm bia lớn hơn đặt trên những cụ rùa to hơn hẳn những cụ rùa trong hàng bia lại hét toáng lên: " A!, cụ rùa này to quá! Chắc là vị tiến sĩ này đỗ to hơn." Và, thế là thi nhau ra xoa đầu rùa to cỡ đại nhất. Họ không hề biết rằng, ở mỗi thời kỳ, người tạc rùa đã đưa cả quan điểm, văn hóa, thẩm mỹ vào cho nên mỗi con rùa có dáng vẻ và kích thước, hình khối, họa tiết riêng biệt.

Đấy là lý do, tại sao, các cụ rùa có hình khối to hơn được sờ nhiều hơn, các cụ rùa có hình khối bé.

GS Trần Lâm Biền khẳng định ông làm nghề này đến nay, đã hơn nửa thế kỷ nhưng hiện tượng sờ đầu rùa lấy may mới phát triển trong những năm gần đây. Trước đây không có hiện tượng này.  Sờ đầu rùa là rơi vào ám ảnh của một thứ tín ngưỡng nhuộm mê tín dị đoan, xuất phát từ sự lệch chuẩn của nhận thức.

Nhà nghiên cứu dí dỏm: "Sờ đầu rùa cho đầu óc thông minh? đi thi lấy may? Tại sao học sinh không tự sờ vào đầu mình?! Đầu rùa không bao giờ biểu thị cho sự thông minh. Rùa là một trong tứ quý, gồm long, ly, quy, phượng. Thời kỳ An Dương Vương gắn với Ấn Độ giáo, rùa được nhắc lên hàng thần thánh, sự tích về thần Kim Quy.

Nhưng với một đất nước nông nghiệp, cư dân sát sông nước, con rùa gắn với thủy quái gây lụt lội... Vào Huế, người ta không ưa con hình dáng con rùa, chính vì vậy khi làm hình dáng con rùa, thân rùa ở Huế dầy gấp đôi, gấp ba rùa ở đất Bắc…

Hiện nay, để tránh tình trạng hư hỏng di tích đặc sắc có một không hai này, nhiều biện pháp đã được đưa ra nhằm bảo vệ hữu hiệu 82 tấm bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Theo PGS-TS Trịnh Khắc Mạnh, rất nên có hàng rào, thậm chí nên làm hẳn nhà kính cho bia như bên Bắc Kinh đã có.

Đồng quan điểm với PGS-TS Trịnh Khắc Mạnh, Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc cảm thán: "Một người sờ chứ mười người sờ thì nước chẩy đá mòn. Hiện tượng  mịn nhẵn là do tay sờ vào nhiều. Thời tiết đã  phá hoại  kinh khủng. Con người ta không nên tiếp tay nữa, chạm vào bia biết đâu tay của anh lại có hóa chất gì đó? Biết đâu lại có kẻ xấu phá hoại thì sao?. Đứng về mặt bảo tàng thì không sờ vào hiện vật. Tín ngưỡng về văn vật, bảo vệ văn vật thì cấm. Không được sờ vào hiện vật."

TS Đặng Kim Ngọc - Giám đốc Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khẳng khái: "Xử lý thực trạng này phải tế nhị và hợp lý. Không thể ngăn cách tuyệt đối hay rào kín các hiện vật được. Trung tâm Văn Miếu đang đề ra các phương án  ngăn cách bằng hệ thống cột thấp hoặc dây lụa, hay hàng rào thấp cố định  theo các cột của nhà bia. Có thể sử dụng  các phương tiện này theo thời vụ cho các kỳ đông khách hoặc mùa thi. Mặt khác, có thể  quy định khách đứng  cách 1,5m, ai có nhu cầu đọc nghiên cứu thì liên hệ…"

Còn, GS Trần Lâm Biên khẳng định: "Không đơn giản khi cho di vật vào trong tủ kính để thì tự nhiên di vật bị xa cách và trở thành hiện vật bảo tàng, và giá trị của di vật sẽ bị hạ thấp. Bằng cách nào có hàng rào đi xung quanh chiêm ngưỡng, và từ hàng rào ta có thể dùng máy ảnh hoặc ống nhòm xem được chi tiết khắc trên bia đá." Nhà nghiên cứu viện dẫn: "Bởi chữ viết không thể đứng xa mà xem được và khi đưa vào "hộp" thì không hay. Trên thế giới cũng như các bảo tàng, có chất liệu phủ lên hiện vật, tạo nên một lớp màng để bảo vệ. Điều đó không ảnh hưởng gì đến bên trong, ta vẫn đi sát đấy. Chúng ta cần phải tạo ra ý thức chứ đừng tạo ra hình thức để đối phó.".

Hi vọng, ngay từ bây giờ, những tấm tư liệu đá vô giá trên hành trình đến với "ký ức nhân loại" sẽ được bảo quản và giữ dìn từ ý thức tự giác của mỗi các nhân. Đấy là ý nghĩa thiết thực nhất, mà, trong mỗi chúng ta đều có thể làm để hướng về thủ đô tròn 1000 năm tuổi

Trần Mỹ Hiền

Video liên quan

Chủ Đề