Tại sao bánh su kem bị xẹp

Xem 396

Bạn đang xem bài viết Tại Sao Vỏ Bánh Su Kem [Choux] Không Nở Hoặc Xẹp Sau Khi Nướng? được cập nhật mới nhất ngày 03/05/2022 trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 396 lượt xem.

--- Bài mới hơn ---

  • 2 Cách Làm Bánh Su Kem Ngon Phải Biết
  • Tổng Hợp Cách Làm Bánh Su Kem [Bánh Choux] Chuẩn
  • Cách Làm Bánh Su Kem Mềm Nhật Bản [Fuji Choux]
  • 2 Cách Làm Bánh Choux [Bánh Su Kem] Cực Ngon Tại Nhà
  • Hướng Dẫn Cách Làm Bánh Su Kem Choux À La Creme Thiên Nga
  • Bánh su kem [Choux à la Creme/ Cream puff/ Profiterole] là một trong những món bánh đầu tiên mà mình học và cho đến bây giờ thì mình hầu như không gặp khó khăn gì với việc làm vỏ bánh Su theo công thức đã đăng cách đây hơn một năm. Tuy nhiên, đến giờ đây vẫn là loại một trong những loại bánh “khó hiểu” với mình. Cách làm vỏ bánh Su [Pâte à Choux] rất khác so với các loại bánh ngọt thông thường. Đầu tiên là bột được quấy với nước và bơ sôi. Tiếp theo là trộn với trứng [sống]. Và cuối cùng mang đi nướng. Hoàn toàn không có tí tẹo bột nở hay muối nở nào. Nhưng bánh vẫn nở phồng to [nếu làm tốt bánh có thể nở to gấp 2 – 2.5 lần so với ban đầu].

    Hoàn toàn không có bột nở hay muối nở. Và thật sự bột nở hay muối nở nếu có cũng sẽ không có tác dụng nhiều với việc nở của bột vỏ bánh Su. Vậy thì vỏ bánh nở nhờ đâu?

    Nếu các bạn đọc một số bài viết khác của mình thì sẽ biết được bánh ngọt [không tính các loại bánh mì] nở dựa vào hai yếu tố chính: Bột nở/ muối nở hoặc bọt khí từ trứng đánh bông. Tuy nhiên, vẫn còn 1 yếu tố khác có thể giúp cho bánh nở, là hơi nước.

    Trong bột làm vỏ bánh Su có rất nhiều nước. Nước này không chỉ từ phần nước hay sữa trong công thức, mà còn từ bơ và trứng [73% thành phần trứng là nước]. Khi nướng bánh, phần nước này sôi lên tạo ra hơi nước, giúp vỏ bánh phồng lên. Đồng thời, Protein có trong bột mì và trứng sẽ giúp hình thành lớp vỏ bên ngoài. Hai quá trình này diễn ra đồng thời, tức là hơi nước đẩy bột phồng lên, và phần ngoài của vỏ bánh từ từ được hình thành và cứng lại. Kết quả tạo ra chiếc bánh Choux có phần vỏ bên ngoài khá cứng và giòn [khi mới nướng xong, để một thời gian vỏ này sẽ mềm hơn] và phần ruột rỗng. Đôi khi ruột bánh có thể hơi ẩm một chút nhưng điều này hoàn toàn bình thường, không phải là vấn đề nghiêm trọng.

    II. Các yếu tố cần chú ý khi làm vỏ bánh Su

    Với cách hình thành như trên của vỏ bánh, ta sẽ thấy có một số yếu tố đặc biệt quan trọng với làm bánh Su, cụ thể là:

    1. Lượng nước trong bột bánh phải đủ, không quá ít nhưng cũng không quá nhiều.

    2. Lượng nước phải được phân bố đều trong bột bán h.

    – Như đã nói ở trên, hơi nước làm bánh nở không chỉ lấy từ phần nước có trong công thức mà còn từ bơ và trứng. Cho nên nếu bơ không được đun đến sôi, trứng không được đánh đến khi hòa quyện với bột thì rất có thể khi nướng một phần hơi nước sẽ thoát ra ngoài, làm cho bánh không nở được.

    3. Nhiệt độ nướng phải đủ cao để có thể tạo ra hơi nước giúp bánh nở. Nếu nhiệt không đủ cao thì có thể chỉ có bơ chảy ra, trong khi bột bánh không nở được, và chúng ta sẽ có món bột bánh Choux rán.

    III. Các thất bại thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục

    Qua các phản hồi tại Savoury Days và tài liệu mình đọc được thì các thất bại thường găp nhất với vỏ Su kem là:

      Bánh xẹp sau khi lấy ra khỏi lò. Ruột bánh đặc, ướt hoặc bết. Đôi khi bánh không xẹp nhưng đáy bánh bị lõm
      Sai sót trong quá trình trộn bột: Trộn bơ với nước mãi mà không thấy quyện lại, bột quá đặc hoặc quá lỏng, không thể bắt thành hình…

    Nguyên nhân đầu tiên với tất cả các trường hợp là có sai sót trong công thức, ví dụ: tỉ lệ bột và nước không phù hợp. Ngoài ra, có thể do cân đong nguyên liệu sai, dùng trứng quá nhỏ, quá to hoặc thừa trứng.

    Nguyên nhân tiếp theo là các chú ý [1] [2] và [3] trong phần II. Cụ thể là thiếu nước, nhiệt độ nướng chưa đạt, lấy bánh ra khỏi lò quá sớm…

    1. Chuẩn bị nguyên liệu:

    – Cân đong nguyên liệu chính xác.

    – Rây mịn bột mì. Dùng loại bột mì có hàm lượng protein cao sẽ tốt hơn. Ví dụ: nên dùng bột mì đa dụng [protein 11%] thay vì dùng bột làm bánh ngọt cake flour [protein 8%]. Bột mì có hàm lượng protein thấp sẽ làm cho vỏ bánh yếu, kết cấu không vững vàng, dễ bị xẹp.

    Tuy nhiên, không dùng trứng quá to vì có thể sẽ làm cho bột quá loãng, ruột bánh quá ẩm, hậu quả sẽ như giải thích ở II.1. Nói chung, trứng trong khoảng từ 60-70gram/ quả cả vỏ [50-58 gram/quả không tính vỏ] là ổn.

    2. Đun nước và bơ đến khi sôi mạnh và hòa quyện:

    – Tốt nhất là nên dùng nước nóng, cho bơ vào, quấy cho bơ tan bớt rồi mới đun trên bếp cho sôi bật lên. Mục đích của việc này là giúp cho bơ tan chảy trong nước, để các nguyên liệu có thể hòa quyện đều, hỗ trợ các bước trộn bột và trứng tiếp theo.

    3. Trộn bột với bơ đến khi hòa quyện:

    – Ở bước này chỉ cần trộn đủ đến khi nguyên liệu hòa quyện và róc khỏi thành nồi. Không trộn quá lâu dẫn đến việc bơ bị tách nước và chảy ra khỏi hỗn hợp.

    – Nên để hỗn hợp bột nghỉ khoảng 2-3 phút cho bớt nóng rồi mới cho trứng.

    – Nên cho từng quả trứng, đánh đến khi hòa quyện mới cho tiếp. Việc này sẽ giúp lượng nước cũng như các chất béo, protein được phân bố đều, khi nướng bánh nở tốt hơn.

    – Bột trộn đạt là khi nhấc que đánh lên bột sẽ rơi xuống theo kiểu đứt thành mảng. Nếu bột đặc hơn hãy cho thêm trứng, nhưng không cho quá nhiều, tránh bột bị quá loãng.

    – Luôn làm nóng lò trước ít nhất 10 phút.

    – Nhiệt độ nướng: Nhiệt độ phải đủ cao để tạo ra hơi nước giúp bánh nở. Với bột Choux nói chung, nên làm nóng lò ở khoảng 210 – 220 °C. Nướng bánh trong khoảng 200 – 220 °C trong thời gian đầu tiên, để đảm bảo nước bay hơi giúp bánh nở tốt. Khi bánh đã nở to rồi, có thể hạ nhiệt dần dần, đầu tiên xuống 190 °C, nướng đến khi bánh hanh vàng thì hạ tiếp xuống 170 – 180 °C. Việc nướng ở nhiệt độ thấp trong thời gian cuối sẽ giúp vỏ bánh không bị vàng hoặc cháy nhanh, đảm bảo đủ thời gian cho nhân bánh khô ráo hẳn. Tùy theo mỗi lò mà nhiệt độ này có thể xê dịch một chút, nhưng nguyên tắc chung là bắt đầu nướng với nhiệt độ cao thì không thay đổi.

    1. Đánh lòng đỏ trứng với đường đến khi lòng đỏ chuyển sang màu vàng nhạt thì rây bột vào âu, trộn đều.

    2. Đun sữa và kem đến mấp mé sôi. Cho bột trà vào, quấy đều cho bột trà tan hết. Từ từ đổ sữa vào âu trứng bột, vừa đổ vừa quấy đều tay [đổ liên tục đến khi hết sữa]. Lọc lại hỗn hợp qua rây.

    * Lưu ý: việc hòa tan bột trà và lọc qua rây là quan trọng vì sẽ giúp cho bột trà tan hết và hòa quyện với các nguyên liệu còn lại mà không bị vón cục.

    3. Cho hỗn hợp vào nồi, để lửa vừa, quấy đều và liên tục, lưu ý vét thành và đáy nồi. Khi hỗn hợp bắt đầu đặc lại thì bắc ra khỏi bếp, quấy đến khi hỗn hợp đặc sệt thành kem [không nên làm đặc quá vì khi nguội nhân nó sẽ hơi đặc thêm một chút]. Cho bơ, muối & vanilla, trộn đều. Để nguội

    1. Bánh Su kem [Choux à la Crème] – Demo & Một số lưu ý khi làm Choux
    2. Choux lạnh nhân kem chocolate
    3. Tại sao vỏ bánh Su kem [Choux] không nở hoặc xẹp sau khi nướng? – Bonus: Choux trà xanh
    4. Thử nghiệm: Su mềm/ Su kem Nhật Bản [Fuji Choux/ Junior Chewy Choux/ Yukisu]
    5. [Jumbo] Eclair nhân Mousse chanh leo
    6. [VIDEO] Cách làm bánh su kem – Savoury Days

    --- Bài cũ hơn ---

  • Công Thức Bánh Su Kem
  • Cách Làm Bánh Su Kem Mềm Ngon Khó Cưỡng
  • Cách Làm Bánh Su Kem Que Mới Lạ, Đáng Phải Thử
  • Học Cách Làm Bánh Su Kem Que Nhâm Nhi Ngày Mưa Gió
  • Cách Làm Sữa Chua Dẻo 2 Vị Cực Ngon Cực Đơn Giản.
  • Cập nhật thông tin chi tiết về Tại Sao Vỏ Bánh Su Kem [Choux] Không Nở Hoặc Xẹp Sau Khi Nướng? trên website Rafs.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!

    Bánh su kem [choux] là một loại bánh được làm từ ba nguyên liệu chính đó là bột, đường, trứng, sữa nếu đã từng nếm thử bánh su bạn sẽ bị hút hồn ngay bởi những chiếc bánh nhỏ xinh vỏ giòn, ruột lại mềm và vị ngọt thơm của phần kem được khéo léo cho vào trong phần vỏ bánh, những bạn mới tập làm bánh su kem thường mắc phải những lỗi như:

    • Bánh su kem không nở được
    • Bánh bị xẹp khi lấy ra khỏi lò
    • Bánh su bị cứng

    Bản thân mình trước khi làm thành công bánh su kem cũng đã không dưới 10 lần thất bại thê thảm, sau nhiều lần tham khảo kinh nghiệm trên internet, trong sách báo cũng như đúc kết từ kinh nghiệm thực tế làm bánh mình đã phát hiện ra rằng làm bánh su kem hoàn toàn không khó tuy nhiên cần phải nhớ một vài nguyên tắc cơ bản khi làm thì mới thành công được, nay chia sẻ cùng các bạn những kinh nghiệm này hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn bước đầu tập làm bánh su kem

    1] Làm bánh su kem cần chuẩn bị những gì

    Khi làm bánh su kem bạn cần thực hiện phần vỏ bánhphần nhân kem

    Nguyên liệu cho phần vỏ bánh:

    • Bột mì [một số loại bánh su khác còn cò thêm bột năng]
    • Trứng gà
    • Bơ hoặc Magarine
    • Đường, muối [một lượng nhỏ]
    • Nước hay sữa tươi

    Nguyên liệu cho phần nhân bánh

    Để làm chín bánh choux ta thường sử dụng lò nướng ngoài ra nếu không có lò nướng bạn cũng có thể làm bánh su kem chiên bằng chảo cũng được tuy nhiên cách này ít dùng vì phải đụng đến dầu mỡ lại khó kiểm soát nhiệt độ khi chiên.

    Ngoài ra bạn cũng cần chuẩn bị túi bắt bông kemmột số loại đui để giúp tạo hình cho bánh được đẹp

    2] Một vài kiến thức bạn cần nắm trước khi bắt tay làm bánh su kem [phần vỏ bánh]

    Bánh su kem vỏ giòn, ruột mềm như ruột bánh mì hay bánh bông lan nhưng khi làm lại hoàn toàn không có bột nở vậy tại sao bánh lại nở được khi nướng?

    Xin được trả lời đó là nhờ có nước, trong công thức làm bánh su kem bao giờ cũng có nước hoặc sữa, chính bản thân trong bơ và trứng cũng chứa nước, khi bánh được nướng trong lò, nước chứa trong bột sôi, bốc hơi giúp đẩy hỗn hợp vỏ bánh nở phồng lên, nhiệt độ làm lớp vỏ ngoài cứng lại tạo thành những chiếc bánh có vỏ ngoài giòn nhưng bên trong xốp mềm.

    Cũng chính từ đặc điểm này mà khi làm vỏ bánh su kem các bạn cần phải lưu ý pha hỗn hợp đảm bảo đủ lượng nước [có cả trong sữa, bơ, trứng] thì bánh mới nở đẹp

    Nếu có quá ít nước trong thành phần của bột thì hơi nước hình thành khi nướng sẽ ít dẫn tới bánh nở được ít hay không thể nở được khi đó bánh sẽ cứng

    Ngược lại nếu lượng nước quá nhiều trong bột, khi được làm nóng hơi nước thoát ra quá nhiều có thể khiến bánh nở rất nhanh trong khi vỏ bánh chưa kịp cứng để giữ hơi nước, hơi nước thoát ra làm bánh bị xẹp, ngoài ra bột chứa nhiều nước khiến phần ruột bánh ẩm, nhiệt độ nướng cao làm vỏ khô nhanh và cứng lại còn phần ruột không khô kịp nên khi lấy bánh ra ruột sẽ co lại kéo vỏ bánh bị xẹp lại hay làm cho đáy bánh bị lõm

    Khi nướng bánh các bạn cũng phải đảm bảo vỏ bánh đủ cứng trước khi lấy bánh ra khỏi lò nếu lấy ra quá sớm vỏ bánh chưa kịp cứng phần hơi bên trong ngừng đẩy vỏ bánh phồng lên làm bánh sẽ bị xẹp lại

    Nếu lượng nước phân bố không đều trong bột thì khi nướng bánh có thể nở không đều làm bánh méo mó rất xấu vì vậy cần chú ý làm cho bơ và trứng phải được đánh đều với bột

    Nhiệt độ trong lò nướng cũng phải đủ lớn nếu không nước bốc hơi chậm, trong khi vỏ bánh cũng chậm được làm cứng để giữ hơi tốt dẫn đến bánh không thể phồng lên được

    Nói tóm lại hai yếu tố quan trọng nhất khi làm bánh su kem đó là lượng nước trong bộtnhiệt độ nướng bánh vì vậy khi nhào bột cần đảm bảo tỉ lệ các nguyên liệu cho hợp lýnướng bánh ở nhiệt độ đủ cao và đủ thời gian thì ta mới có được những chiếc vỏ bánh su đạt tiêu chuẩn.

    3] Tiến hành làm vỏ bánh su kem

    Nguyên liệu làm vỏ bánh su kem đơn giản nhất

    • Trứng: 2 trái
    • Nước: 120ml [có thể thay bằng sữa hoặc cả sữa và nước]
    • Bơ nhạt: 60g
    • Bột mì: 65g
    • Đường: 1 muỗm caffe nhỏ
    • Muối: một chút

    Cách làm vỏ bánh su kem đơn giản

    Bước 1: Đánh bột

    Cho nước, muối, đường, bơ nhạt vào chung trong một chiếc nồi, đun sôi, quấy cho bơ, đường, muối tan hoàn toàn rồi hạ lửa nhỏ

    Cho bột mì vào quấy nhanh tay để bột mì quyện với nước tạo thành khối bột dẻo, không dính vào đáy nồi thì tắt bếp

    Nhấc nồi xuống khỏi bếp, đảo thêm khoảng 1 phút cho bột nguội bớt, sau đó đập từng trái trứng vào đánh cho quyện rồi mới lại cho tiếp quả tiếp theo vào đánh, cuối cùng ta được hỗn hợp mịn và bóng

    Bước 2: Nướng bánh

    Bật lò nướng ở nhiệt độ cao nhất để làm nóng lò, trong lúc đó lót một tấm giấy nến lên khay nướng, cho bột vào túi bắt kem, lắp đui tùy thích, bóp và tạo những miếng bột nhỏ trên khay, chú ý những miếng bột cách nhau một khoảng đủ để khi nở những chiếc bánh không bị dính vào nhau

    Cho khay bánh vào lò nướng khoảng 10-15 phút ở nhiệt độ 200 độ C. Trong khi nướng bánh bạn không được mở cửa lò vì nhiệt độ giảm đột ngột trong khi vỏ bánh chưa đủ cứng sẽ làm bánh bị xẹp

     4] Làm nhân bánh su kem

    Nguyên liệu cho phần nhân bánh

    • Lòng đỏ trứng: 2 trái
    • Đường:40g
    • Bột mì: 20g [hay bột bắp]
    • Sữa tươi không đường: 200ml
    • Bơ nhạt: 10g
    • Vani và nuối: mỗi thứ một chút

    Cách làm nhân bánh su kem

    Cho lòng đỏ và đường vào một chiếc nồi rồi đánh bông đến khi hỗn hợp trứng chuyển thành màu vàng nhạt, nhấc que đánh lên thấy trứng chảy xuống theo dòng là được

    Cho bột đã rây mịn vào nồi trứng rồi trộn mạnh tay cho đều

    Sữa cho vào một chiếc xoong khác đun cho đến khi thấy lăn tăn [gần sôi] thì tắt bếp và cho từ từ sữa vào nồi trứng, vừa cho vừa khuấy đều, bạn không được đổ cả sữa vào nồi trứng vì sữa nóng sẽ làm bột vón cục lại

    Bật bếp cho nồi lên đun lửa nhỏ, khuấy đều tay cho đến khi sôi hỗn hợp đặc lại thành kem thì tắt bếp, để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.

    5] Hoàn thiện bánh su kem

    Sau khi vỏ bánh đã nguội, nhân kem đã được làm lạnh, các bạn dùng dao rạch một khe nhỏ trên bánh rồi cho kem vào túi bắt kem bơm vào bên trong vỏ bánh, vậy là thưởng thức được rồi.

    6] Một vài thất bại thường gặp khi làm bánh su kem

    Vỏ bánh bị xẹp khi lấy ra khỏi lò: Nhiệt độ lò nướng không đủ cao hay thời gian nướng chưa đủ dẫn đến vỏ bánh chưa đủ cứng, nhiệt độ giảm đột ngột lõi bánh co lại rút vỏ bánh xẹp xuống, nếu bạn đã thực hiện nướng bánh đúng nhiệt độ 200 độ C và thời gian 15 phút thì có thể nhiệt độ lò của bạn hơi thấp bạn có thể tăng lên 220 độ C trong lần sau, bạn cũng có thể quan sát bánh từ bên ngoài lò nướng nếu thấy đủ thời gian vỏ chuyển vàng hơi đậm là được, còn không có thể tăng thêm thời gian nướng nhưng nhớ không được mở lò khi bánh chưa được.

    Vỏ bánh cứng: Đây là tình trạng mình gặp khi lần đầu làm bánh su kem, lúc đó mình chỉ ước lượng bột và nước chứ không cân chính xác. Nguyên nhân chính là do bạn không cân đo đong đếm chính xác dẫn đến thiếu nước trong bột làm bánh khi nướng không đủ hơi nước để nở.

    Nhân bánh còn hôi mùi trứng hay có vị bột: Kem chưa chín hẳn. Hãy khắc phục bằng cách cho thêm chút sữa vào hòa tan và nấu lại cho chín hẳn

    Nhân bánh bị vón cục: Do nhân quá đặc hay quấy bột chưa đều. Khắc phục bằng cách cho vào một chút sữa dùng vá miết cho các cục tan hết rồi nấu lại

    Nhân bánh quá lỏng: Do cho quá nhiều sữa, bạn có thể cho lên bếp đun cho hơi nước bay hơi bớt nhân kem sẽ khô lại.

    Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn nắm được một số kinh nghiệm để làm thành công bánh su kem!

    Video liên quan

    Chủ Đề