Ca sĩ thanh thúy phó giám đốc sở là ai?

Sáng 27/11, quyết định bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Thanh Thúy làm Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, thời gian giữ chức vụ 5 năm, được trao bởi Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thị Thu.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy nhận quyết định bổ nhiệm. Ảnh: Tuyết Nguyễn.

Bà Nguyễn Thị Thu đánh giá, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Lãnh đạo thành phố đề nghị lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể Thao hỗ trợ, hướng dẫn bà Thúy nhanh chóng làm quen, tiếp cận công tác quản lý nhà nước ở cương vị mới.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy sinh năm 1977, quê Trà Vinh, làNghệ sĩ ưu tú, trình độ Thạc sỹ nghệ thuật âm nhạc. Bàlà đại biểu HĐND TP HCM khóa VIII [2011-2016] và khóa IX [2016-2021].

Bà Thúy là Phó trưởng Đoàn Văn công Quân khu 7, mang quân hàm trung tá. Bà từng đoạt giải nhất Tiếng hát truyền hình TP HCM, giải nhất Tiếng hát truyền hình toàn quốc.

Tuyết Nguyễn

Tôi luôn tâm niệm xây dựng một sự nghiệp mang tính nền tảng và bền vững. Được đi phục vụ khắp đất nước, gặp gỡ nhiều tấm gương sống và cống hiến hết mình cho cộng đồng, cho xã hội cũng đã tác động lớn đến nhận thức và hành động của mình


Đó là con đường dài từ khi còn là văn công trẻ của Đoàn nghệ thuật Quân khu 7, đến khi là đại biểu HĐND TP.HCM hai nhiệm kỳ và nay lại ở một vị trí mới "đòi hỏi sự chuyên sâu mà tôi vẫn đang tiếp cận mỗi ngày" như cách chị chia sẻ.


Phấn đấukhông ngừng nghỉ

* Sinh ra và trưởng thành trong một gia đình có ba là sĩ quan quân đội, mẹ là thanh niên xung phong, chị nghĩ mình bị ảnh hưởng điều gì nhiều nhất từ gia đình?

- Đó chính là nề nếp, tính kỷ luật, không ngại gian khổ và rất nhiệt thành của người lính.

* Chắc không ít người biết bài hát đầu tiên chị trình diễn lại là một bài cải lương. Nhưng sau này chị lại theo đuổi dòng nhạc nhẹ, nhạc cách mạng. Từ chiến thắng đầu tiên năm 17 tuổi tại cuộc thi Tiếng hát truyền hình TP.HCM, thời điểm nào chị cảm nhận được rõ nhất "đỉnh cao" của mình trong âm nhạc nhất?

- Theo tôi, nghệ thuật khó có đỉnh cao và giới hạn. Tôi cũng chưa khi nào hài lòng tuyệt đối với sự nghiệp âm nhạc của bản thân, mà luôn đặt ra cho mình những mục tiêu để cố gắng.

Dù từng có những sản phẩm âm nhạc, chương trình biểu diễn đạt được thành công nhất định, nhưng có lẽ cảm nhận sự "thăng hoa" nhất với tôi là khi được hát cho những chiến sĩ trẻ xem, hạnh phúc không thể tả được.

Tôi còn nhớ mãi trong live show "Dấu ấn của riêng tôi" vào năm 2015, khán phòng phía dưới tràn ngập sắc áo xanh của các chiến sĩ trẻ. Đây cũng là giai đoạn mình thấy sự nghiệp nghệ thuật của mình đạt độ chín muồi nhất.

* Hành trình từ một cô văn công của Đoàn nghệ thuật Quân khu 7, đến hai lần làm đại biểu HĐND TP.HCM và nay là phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao là một hành trình ra sao?

- Đó là một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ trong học tập và lao động nghệ thuật, quan sát, nắm bắt nhiều mặt của cuộc sống.



Nghệ sĩ và trách nhiệm với cộng đồng

* Chị có nhớ chuyến đi thiện nguyện đầu tiên trong vai trò ca sĩ của mình như thế nào không? Chuyến đi đó để lại trong chị những ấn tượng gì?

- Đó là chuyến thăm và biểu diễn phục vụ tại một huyện vùng sâu của tỉnh Long An cách đây hơn 20 năm. Đường đi lúc ấy rất khó khăn, không có đường trải nhựa và rộng như bây giờ, khoảng 90km thôi nhưng đi phải gần 4 tiếng mới tới.

Đường đất đỏ, đi xe hiệu Hải Âu của Liên Xô cũ, ngồi trên xe mà cứ "giật, nảy" liên tục, đến nơi tóc tai, quần áo dính đầy bụi đỏ... Xuống xe tưởng tới nơi, ai dè đâu phải đi đò gần một tiếng nữa. Lúc đó trời gần tối, ngồi trên đò mà bụng đói cồn cào.

Rồi cuối cùng cũng đến nơi. Đón chúng tôi là rất đông khán giả. Họ là những người dân hồn hậu với sân khấu đơn sơ, hoa tặng ca sĩ là những nhánh hoa mận, hoa giấy, nhánh lá đơn sơ, tiết mục nào được khán giả khoái thì có cả chùm quýt căng mọng.

Diễn xong, bầy con nít chen chúc bên trong sân khấu với tờ giấy học trò trên tay đặng... xin chữ ký ca sĩ. Giản dị nhưng là những tình cảm rất thật, ấm áp và trên hết là giá trị tinh thần mà các nghệ sĩ mang lại cho nhân dân ở nơi còn thiếu thốn về nhiều thứ.

Tất cả tình cảm đó đã khiến tôi cảm nhận được rất rõ ý nghĩa của việc mình làm, những vất vả khó khăn của bản thân trở nên nhỏ bé trước tình cảm đong đầy của khán giả.

* Từ đó đến nay, những chuyến đi hát dường như chiếm một phần lớn trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của chị. Phần đông nghệ sĩ vẫn nghĩ vị trí của họ là trên sân khấu, chứ không phải là ở những nơi xa xôi hẻo lánh như vậy. Tại sao chị lại chọn lựa "sân khấu" ấy cho mình?

- Mỗi sân khấu biểu diễn đều có giá trị riêng và mang lại sự thăng hoa nhất định cho người nghệ sĩ.

Xem thêm: Tiểu Sử Ca Sĩ Đan Trường Sinh Năm Bao Nhiêu `, Đan Trường Đóng Vai Nam Sinh Ở Tuổi 43

Tôi không muốn lý tưởng hóa công việc của mình, chỉ là đặc thù công việc thường xuyên đi phục vụ, ưu tiên phục vụ vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo.

Những nơi ấy điều kiện đảm bảo cho hoạt động biểu diễn còn nhiều khó khăn, nhưng tình cảm của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân vô cùng ấm áp, nhất là khi họ được đón nghệ sĩ từ TP.HCM về biểu diễn.

Những chuyến đi ấy tạo cho mình những điều không thể nào đong đếm được bằng những giá trị hữu hình, nó xây dựng nên phong cách nghệ sĩ lính Thanh Thúy và nuôi dưỡng hình ảnh lâu bền của mình trong lòng khán giả.


* Thanh Thúy vẫn luôn là cái tên được biết đến, nhưng chưa bao giờ "hot". Chị nghĩ thế nào về sự "hot" của một nghệ sĩ, khi thời điểm hiện tại rất nhiều người theo đuổi điều này bất chấp là nổi tiếng hay tai tiếng?

- Ai cũng có sự lựa chọn của mình, nó gắn với lý tưởng sống và mục tiêu phấn đấu của bản thân mỗi người. Tôi là một sĩ quan trong quân đội [hàm trung tá - PV], bên cạnh đó tham gia biểu diễn trên thị trường âm nhạc nên sự nghiệp nghệ thuật cũng ảnh hưởng bởi môi trường làm việc trong quân ngũ.

Tôi luôn tâm niệm xây dựng một sự nghiệp mang tính nền tảng và bền vững. Được đi phục vụ khắp đất nước, gặp gỡ nhiều tấm gương sống và cống hiến hết mình cho cộng đồng, cho xã hội cũng đã tác động lớn đến nhận thức và hành động của mình.



Đưa âm nhạcvào trường học

* Trong lần tái đắc cử HĐND TP.HCM, một trong những dự án mà chị tâm huyết nhất là đưa âm nhạc vào nhà trường, nhất là trường cấp 1 và cấp 2. Điều này có được chị tiếp tục theo đuổi trong cương vị mới của mình hay không, hay chị còn có những ấp ủ khác dành cho thế hệ trẻ?

- Dự án "Đưa âm nhạc dân tộc vào trường phổ thông" đã xây dựng kế hoạch thí điểm tại huyện Hóc Môn, đang chờ UBND huyện cho ý kiến và vận động kinh phí để thực hiện. Đây là một dự án mà tôi luôn quan tâm và mong muốn được nhân rộng, duy trì lâu dài.

* Bây giờ là phó giám đốc Thanh Thúy, liệu có "mất đi" NSƯT - ca sĩ Thanh Thúy của làng nhạc? Nói một cách khác, chị còn tha thiết với nghiệp hát và còn nghĩ đến chuyện cầm mic lại không?

- Yêu cầu công việc hiện tại đòi hỏi ở mình nhiều sự tập trung. Thôi thì cống hiến cho nghệ thuật trên lĩnh vực quản lý vậy.

* Sau hai ngày nhậm chức, lịch trình mỗi ngày của chị có gì thay đổi?

- Sau khi nhận nhiệm vụ, tôi tiếp cận ngay công việc. Mỗi ngày đọc các văn bản pháp luật trên lĩnh vực liên quan, tham dự vài cuộc họp là chuyện bình thường [cười].


Âm nhạc và điện ảnh

Ca sĩ Thanh Thúy sinh năm 1977 tại Trà Vinh. Năm 15 tuổi, cô tham gia hoạt động tại Đoàn nghệ thuật Quân khu 7.

Năm 1993, Thanh Thúy từng dự thi Tiếng hát truyền hình TP.HCM nhưng chỉ đoạt giải thí sinh nhỏ tuổi nhất.

Đến năm 1994, cô dự thi lại và sau đó được xướng tên cho ngôi vị cao nhất. Năm 1997, Thanh Thúy đoạt giải nhất Tiếng hát truyền hình toàn quốc.

Ngoài sự nghiệp âm nhạc, Thanh Thúy còn có các vai điện ảnh như chị Võ Thị Sáu trong bộ phim Người con gái đất đỏ của đạo diễn Lê Dân vào năm 1995, Lệ Mai trong Đất khách, hai vai Ngọc Hoa - Ngọc Lan trong phim Mắt bướm, Dưới cờ đại nghĩa, Bước qua bóng tối...

Năm 2014, Thanh Thúy lấy bằng loại ưu ngành đạo diễn sân khấu của Trường ĐH Sân khấu điện ảnh và lại thử sức ở lĩnh vực mới là nhạc kịch sân khấu.

Trước khi được bổ nhiệm làm phó giám đốc Sở Văn hóa - thông tin TP.HCM, Thanh Thúy là phó trưởng đoàn Đoàn nghệ thuật Quân khu 7. Chị đã có bằng thạc sĩ nghệ thuật âm nhạc, cao cấp lý luận chính trị.

Theo đó, ca sĩ Thanh Thúy và một số cán bộ của sở Văn hóa Thể thao Tp.HCM đã đi thăm nghệ sĩ Lê Bình, nghệ sĩ Hoàng Lan và diễn viên Mai Phương đang điều trị tại bệnh viện 175.

Theo ca sĩ Thanh Thúy, cô và nghệ sĩ Lê Bình đã quá trình gắn bó nhiều năm trong nghệ thuật. Đến thăm nghệ sĩ Lê Bình, cô rất xúc động khi nam nghệ sĩ gạo cội vẫn tỉnh và nhận ra mình. “Tình trạng bệnh của nghệ sĩ Lê Bình đang trong giai đoạn nguy hiểm, mong rằng nghệ sĩ Lê Bình sẽ kiên cường để chống chọi với bệnh tật”- ca sĩ Thanh Thúy nói.  

Hiện, sức khỏe của nghệ sĩ Lê Bình khiến nhiều người hâm mộ không khỏi lo lắng. Sau đợt hóa trị, ông bị sốt cao liên tục, giọng nói yếu hẳn đi.

Trước đó, khi Cát Phượng tới thăm, nghệ sĩ Lê Bình khóc nghẹn và chia sẻ, lần vào thuốc này khiến ông đau đớn hơn nhiều. Sau chuyến thăm đó, Cát Phượng đang kêu gọi sự ủng hộ cho nghệ sĩ Lê Bình để ông tiếp tục chiến đấu với bệnh tật.

Nghệ sĩ Lê Bình phát hiện bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối vào tháng 4/2018. Hồi đầu tháng 3, sức khỏe chuyển biến xấu khiến ông phải nhập viện. Do khối u di căn vào tủy, ông bị liệt nửa thân dưới. Bác sĩ đã áp dụng thuốc đặc trị ở mức độ mạnh để bảo vệ tủy nhưng thất bại. Do ngồi lâu, vùng thân dưới của ông bị hoại tử, lở loét.

Video liên quan

Chủ Đề