Tại sao ăn hướng dương lại đau đầu

Trong hạt hướng dương có chứa nhiều loại vitamin như vitamin và nhiều khoáng chất, rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Vì thế nếu nạp ăn chúng ở mức độ vừa phải sẽ mang lại nhiều công dụng tuyệt vời và ngược lại ăn quá nhiều cũng sẽ dẫn tới những căn bệnh nguy hiểm cho cơ thể của bạn.

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Hạt hướng dương giàu chất dinh dưỡng nhưng không nên ăn thường xuyên mỗi ngày 

Trên thị trường hiện nay bán nhiều các loại hạt hướng dương được tẩm gia vị, như hạt hướng dương mặn, hạt hướng dương đường phèn để giữ cho chúng giòn và giữ được vị thơm ngon lâu hơn. Tuy nhiên những gia vị như muối, đường và các thành phần khác không những làm tăng lượng calo nếu ăn quá nhiều, đồng thời gây chướng bụng đầy hơi, lâu ngày sẽ gây ra các bệnh đến hệ thần kinh như suy giảm trí nhớ, đãng trí và còn ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai.

Gây khàn giọng, mất giọng

Người bị mất giọng, khàn tiếng không nên ăn hạt hướng dương

Ngoài ra những người bị mất giọng, khàn tiếng không nên ăn hạt hướng dương vì chất béo trong loại hạt sẽ kích thích niêm mạc họng nhiều hơn làm cho tình trạng mất tiếng, khàn giọng thêm nặng hơn.

Làm rối loạn hoạt động của thận

Hạt hướng dương chứa một số vi chất có khả năng làm rối loạn hoạt động của thận như cadimi. Nếu ăn liên tục loại hạt này trong thời gian dài có thể dẫn đến sự phá huỷ hoạt động của hệ thần kinh và thận.

Cắn hạt hướng dương thường xuyên làm mòn men răng và gây nóng trong người

Hành động cắn hạt hướng hướng liên tục sẽ khiến răng chịu nhiều ma sát mòn đến mức tạo rãnh trên răng, làm mòn lớp men răng. Ngoài ra việc ăn hướng dương cũng gây nóng trong người, ảnh hưởng đến dạ dày và gây nên hiện tượng axit dạ dày trào ngược lên miệng, nó có thể phá hủy cả men răng. Bạn có nhận ra rằng ăn nhiều hạt hướng dương cũng khiến ta rất khát nước, vì chúng cũng gây khô miệng đồng thời gây xói mòn men răng.

Chứa chất gây dị ứng da

Hạt hướng dương góp phần loại bỏ giun ra khỏi cơ thể con người, nhưng trong một số trường hợp thì những hợp chất này sẽ gây dị ứng, mặc dù những thứ này rất hiếm. Những biểu hiện khi dị ứng với hạt hướng dương như rối loạn cơ quan hô hấp như sổ mũi, khó thở, hắt hơi, xuất hiện những phản ứng trên da như nổi mề đay, ngứa, đỏ hoặc rối loạn đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Lúc này bạn nên liên hệ với bác sĩ để có phương pháp chữa trị kịp thời.

Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những người trong độ tuổi sinh sản

Hạt hướng dương chứa nhiều protein cùng các thành phần ức chế tinh hoàn, hoàn toàn không tốt cho những người trong độ tuổi sinh sản nếu ăn quá nhiều. Chúng gây ra những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, có thể làm teo và dẫn đến nguy cơ vô sinh nếu sử dụng quá nhiều.

Ảnh hưởng xấu đến hoạt động của dạ dày

Thành phần của hạt hướng dương hầu như không có chất xơ, nên ăn nhiều sẽ gây ra hiện tượng nhiệt, nóng trong người. Điều này góp phần khiến dạ dày sản sinh nhiều axit hơn làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày. Vì thế những người có hệ tiêu hoá kém không nên ăn hạt hướng dương nhiều vì dễ làm tổn thương tỳ vị, dẫn đến xuất huyết dạ dày. 

Khi ăn hạt hướng cũng cần chú ý không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu mốc hỏng. Nếu thấy màu sắc bên trong hạt hướng dương thay đổi hoặc có nấm mộc thì cần phải bỏ ngay.

Gây tăng cân béo phì

Nạp 1 lượng lớn hạt hướng dưỡng trong thời gian dài có khiến cho khiến cho chúng ta bị béo phì

Hạt hướng dương rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên những thành phần như axit béo không bão hòa, chất xơ, protein khi nạp 1 lượng lớn vào cơ thể trong thời gian dài có khiến cho khiến cho chúng ta bị béo phì. Có thể bạn chưa biết rằng hàm lượng chất béo/100 gram hạt hướng dương là 52g và số lượng calo là hơn 600 Calo [tương đương với 6 bát cơm]. Vì thế dù bạn là người trưởng thành khỏe mạnh thì nạp quá nhiều hướng dương cũng làm dư thừa chất béo trong cơ thể, gây béo phì trong thời gian ngắn.

Ảnh hưởng xấu đến tim, gây bệnh cao huyết áp

Trong hạt hướng dương cũng có chứa chất selen, nếu ăn đúng cách ở mức vừa phải nó sẽ giúp bạn ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên nếu chúng ta liên tục ăn hạt hướng dương sẽ khiến cơ thể nạp quá mức selen, làm tăng nồng độ natri ở trong máu. Đây là nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng tăng huyết áp, nguy hiểm hơn dẫn tới việc mắc bệnh tim. Vì thế những người mắc những bệnh trên thì nên hạn chế ăn loại hạt này. 

Mặc dù giàu chất dinh dưỡng, nhưng chúng ta chỉ nên ăn vài gam hạt hướng dương mỗi ngày, chủ yếu để ăn vặt ngày Tết chứ không nên nghiện chúng và ăn thường xuyên mỗi ngày để không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhé!

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Dầu hướng dương được làm bằng cách ép hạt của cây hướng dương. Nó thường được quảng cáo là một trong những loại dầu tốt cho sức khỏe. Bởi vì nó có chứa nhiều chất béo không no có lợi cho sức khỏe của tim. Tuy nhiên, bất kỳ lợi ích tiềm năng nào của dầu hướng dương đều phụ thuộc vào loại và thành phần dinh dưỡng của nó. Hơn nữa, sử dụng quá nhiều dầu hướng dương có thể gây hại cho sức khỏe.

Có bốn loại dầu hướng dương đều được làm từ hạt hướng dương được lai tạo để tạo ra các thành phần acid béo khác nhau. Chúng có chứa các acid béo không no với hàm lượng cao, bao gồm: linoleic [68% axit linoleic], mid-oleic [ 65% axit oleic], oleic [axit oleic 82%] và axit stearic /oleic [ axit oleic 72% ]. Hơn nữa, một số loại dầu hướng dương có hàm lượng acid linoleic hoặc oleic cao hơn hẳn so với các loại khác.

Acid linoleic thường được gọi là omega-6. Nó là một acid béo không no có nhiều nối đôi. Trong đó có hai liên kết đôi ở chuỗi carbon của nó. Trong khi đó, acid oleic hay omega-9 là một acid béo không no một nối đôi chỉ với một liên kết đôi ở chuỗi carbon. Những đặc tính này làm cho chúng lỏng ở nhiệt độ thường.

Cả acid linoleic và acid oleic đều là nguồn năng lượng cho cơ thể và góp phần tạo ra sức mạnh của tế bào và mô. Tuy nhiên, chúng sẽ có những tác động qua lại theo những cách khác nhau trong khi nấu ăn. Do đó, chúng có thể ảnh hưởng khác nhau đến sức khoẻ.

Dầu hướng dương stearic/oleic cao cũng có chứa hàm lượng acid stearic. Đây là một loại acid béo no và nó có trạng thái rắn ở nhiệt độ phòng đồng thời có thể sử dụng chúng trong các quá trình chế biến thực phẩm.

Loại dầu hướng dương này không có nghĩa là chỉ để sử dụng trong quá trình nấu ăn ở nhà. Mà nó còn được sử dụng để thay thế trong các loại thực phẩm đóng gói, kem, socola, và quy trình chiên, rán công nghiệp.

Tất cả các loại dầu hướng dương đều chứa 100% chất béo và vitamin E - là một trong số những chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo giúp bảo vệ các tế bào không bị tổn thương khi tuổi tăng lên [lão hoá]. Dầu hướng dương không chứa protein, carbs, cholesterol hoặc natri.

Bảng dưới đây sẽ tóm tắt sự khác biệt chính về thành phần acid béo của ba loại dầu hướng dương được sử dụng chế biến tại nhà [hàm lượng là 1 muỗng canh tương ứng với 15ml]:

Thành phần chất béo Hàm lượng linoleic cao Hàm lượng oleic trung bình Hàm lượng oleic cao
Calo 12 12 12
Chất béo 14 gam 14 gam 14 gam
Chất béo no 1 gam 1 gam 1 gam
Chất béo không no một nối đôi 3 gam 8 gam 11 gam
Chất béo không no nhiều nối đôi 9 gam 4 gam 0.5 gam

Tất cả các lợi ích và tác dụng của dầu hướng dương có liên quan đến các loại acid oleic đặc biệt là các loại dầu có chứa hàm lượng trên 80% acid oleic.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu acid béo không no một nối đôi như acid oleic có thể giúp giảm mức cholesterol tăng cao trong cơ thể - là yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh liên quan đến tim.

Nghiên cứu được tiến hành trên 15 người trưởng thành khỏe mạnh cho kết quả rằng những người này ăn chế độ ăn bao gồm dầu hướng dương có hàm lượng acid oleic cao trong vòng 10 tuần có nồng độ cholesterol LDL [cholesterol xấu] và triglyceride thấp hơn đáng kể so với những người ăn chế độ ăn có chứa lượng chất béo no.

Hay một nghiên cứu khác được thực hiện ở 24 người có nồng độ lipid máu cao, và quan sát kết quả cho thấy việc tiêu thụ dầu hướng dương có hàm lượng acid oleic trong khẩu phần ăn diễn ra trong vòng 8 tuần đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể về cholesterol HDL [cholesterol tốt] so với người không ăn dầu hướng dương trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Những nghiên cứu khác về mối liên quan này cũng đều cho kết quả tương tự. Chính vì thế, nó đã khiến Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] phê duyệt dầu hướng dương có hàm lượng acid oleic ca đạt yêu về các điều kiện sức khoẻ.

Điều này, cho phép dầu hướng dương có chứa hàm lượng acid oleic cao được dán nhãn là một loại thực phẩm có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim khi sử dụng thay thế các chất béo no khác.

Tuy nhiên, bằng chứng ủng hộ lợi ích sức khỏe tim mạch có thể có của dầu hướng dương vẫn chưa được hoàn toàn thuyết phục. Cho nên, trong tương lai sẽ cần rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu tiến hành để có thể xác định rõ mối quan hệ này.

Dầu hướng dương thường được quảng cáo là một trong những loại dầu tốt cho sức khỏe

Mặc dù có một số bằng chứng cho thấy dầu hướng dương mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, nhưng có một số lo ngại rằng nó có thể liên quan đến những tác động tiêu cực của sức khỏe

4.1. Hàm lượng omega-6 cao

Các loại dầu hướng dương không có hàm lượng acid oleic cao mà chứa nhiều acid linoleic được gọi là omega-6. Dầu hướng dương có chứa hàm lượng acid oleic trung bình là một trong những loại dầu được sử dụng phổ biến nhất ở Hoa Kỳ với hàm lượng acid linoleic chiếm tỷ lệ khoảng 15 -35%.

Mặc dù omega-6 là một acid béo thiết yếu mà cơ thể cần được cung cấp từ khẩu phần ăn uống. Nhưng nó lại có những lo ngại rằng việc tiêu thụ quá nhiều omega-6 có thể dẫn đến viêm trong cơ thể và các vấn đề sức khỏe liên quan. Điều này là do acid linoleic được chuyển đổi thành acid arachidonic - là chất có thể tạo ra các hợp chất gây viêm.

Cho nên, việc tiêu thụ quá nhiều acid linoleic từ dầu thực vật cùng với việc hàm lượng acid béo omega-3 - là acid có tác dụng chống viêm sẽ tạo ra sự mất cân bằng thường thấy trong chế độ ăn uống của người Mỹ. Như vậy, có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Ví dụ cụ thể trong nghiên cứu ở động vật thì kết quả cho thấy rằng acid arachidonic được sản xuất từ ​​omega-6 trong cơ thể có thể làm tăng các dấu hiệu viêm và các hợp chất phát tín hiệu thúc đẩy tăng cân và béo phì.

4.2. Quá trình oxy hóa và aldehyde

Một khía cạnh tiêu cực khác của dầu hướng dương là nó giải phóng ra các hợp chất có khả năng gây độc khi được đun ở nhiệt độ 82 độ C trong nhiều lần, chẳng hạn như trong các quy trình chiên sâu.

Dầu hướng dương thường được sử dụng trong nấu ăn ở nhiệt độ cao. Bởi vì nó có điểm nhiệt khói cao, đó là nhiệt độ mà nó bắt đầu hút khó và phá vỡ.

Trong một nghiên cứu gần đây cho thấy dầu hướng dương giải phóng lượng aldehyde cao nhất vào khi nó giải phóng khói cao nhất so với các loại dầu khác có nguồn gốc từ thực vật. Aldehyde là các hợp chất độc hại có thể làm hỏng DNA và tế bào. Do đó, nó góp phần gây ra các tình trạng như bệnh timAlzheimer.

Dầu hướng dương càng tiếp xúc với nhiệt lâu thì càng giải phóng ra nhiều aldehyde. Do đó, các phương pháp nấu ăn nhẹ, nhiệt độ thấp như xào có thể là cách sử dụng dầu hướng dương an toàn hơn. Hơn nữa, trong các loại dầu khác nhau, dầu hướng dương có chứa hàm lượng acid oleic cao có khả năng là loại ổn định nhất khi được sử dụng trong chiên và nấu ở nhiệt độ cao.

Dầu hướng dương có thể giải phóng ra các hợp chất có khả năng gây độc khi được đun ở nhiệt độ 82 độ C trong nhiều lần

Dựa vào kết quả của các nghiên cứu hiện tại, sử dụng một lượng nhỏ dầu hướng dương có hàm lượng acid oleic cao có thể mang lại lợi ích tiệm cận với sức khỏe tim. Còn với dầu hướng dương có hàm lượng acid linoleic và dầu có hàm lượng acid oleic trung bình có thể không có nhiều lợi ích như dầu hướng dương có hàm lượng acid oleic cao. Đồng thời nó còn có thể tạo ra các hợp chất nguy hiểm khi chiên sâu ở nhiệt độ cao.

Mặt khác, dầu ô liu và bơ cũng rất giàu acid oleic không no một nối đôi nhưng ít độc hơn khi đun nóng. Ngoài ra, các loại dầu có ít acid béo không no nhiều nối đôi, chẳng hạn như dầu hướng dương có chứa hàm lượng acid oleic cao, dầu cải và dầu cọ sẽ ổn định hơn trong khi nấu so với dầu hướng dương có hàm lượng acid linoleic cao.

Do đó, trong khi dầu hướng dương có thể tốt với một lượng nhỏ sử dụng thì với một số loại dầu khác có thể mang lại lợi ích lớn hơn và hoạt động tốt hơn trong quá trình nấu ở nhiệt độ cao hơn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề