So sánh với quy định pháp luật nước ngoài về tiêu chí đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng.

Nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng đều là đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Vậy, hai loại nhãn hiệu này có điểm gì giống và khác nhau? 

1. Khái niệm

Nhãn hiệu thông thường được quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, theo đó, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, theo đó, nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

2. Điểm giống nhau

Nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng đều là dấu hiệu dùng để phân biệt hành hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ.

3. Điểm khác nhau

Quyền đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

– Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

– Không thuộc các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu

Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:

-Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

– Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;

– Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

– Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

– Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

– Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

– Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;

– Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Không xác định thời hạn  đến khi nhãn hiệu không còn đáp ứng được các tiêu chí được đánh giá là nhãn hiệu nổi tiếng nữa.

Hành vi xâm phạm cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ  thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

Xem thêm: Thế nào là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?

Hành vi xâm phạm cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ có quyền phản đối việc đăng ký hoặc yêu cầu hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với các dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đối với hàng hóa, dịch vụ.

Không được bảo hộ đới với dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hang hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng.

Trên đây là nội dung So sánh nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.

Xem thêm: Khả năng phân biệt của dấu hiệu hình trong nhãn hiệu

  • Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH 2019 Luật Sở hữu trí tuệ;
  • Thông tư 16/2016/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều vủa Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2011 và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013.

Căn cứ khoản 20 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”

Một số đặc điểm của nhãn hiệu nổi tiếng

  • Là nhãn hiệu được đông đảo mọi người biết đến, tiêu biểu cho một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định;
  • Được biết đến rộng rãi trên phạm vi rộng, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới;
  • Có giá trị thương hiệu lớn cho doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu đó;
  • Thường xuyên gặp phải tình trạng bị xâm hại quyền sở hữu trí tuệ;
  • Nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu như các nhãn hiệu thông thường.

Căn cứ Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, một nhãn hiệu sẽ được xem là nhãn hiệu nổi tiếng nếu thỏa mãn các tiêu chí sau đây:

  • Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
  • Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
  • Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
  • Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
  • Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
  • Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
  • Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Tài liệu chứng minh

  • Tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu và chứng minh sự nổi tiếng của nhãn hiệu và chứng minh sự nổi tiếng của nhãn hiệu có thể bao gồm các thông tin về phạm vi, quy mô, mức độ, tính liên tục của việc sử dụng nhãn hiệu, trong đó có thuyết minh về nguồn gốc, lịch sử, thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
  • Số lượng quốc gia nhãn hiệu đã được đăng kí hoặc được thừa nhận là nhãn hiệu nổi tiếng;
  • Danh mục các loại hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được sản xuất tiêu thụ;
  • Giá trị tài sản của nhãn hiệu, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu; đầu tư; chi phí cho quảng cáo, tiếp thị nhãn hiệu, kể cả cho việc tham gia các cuộc triển lãm quốc gia và quốc tế;
  • Các vụ việc xâm phạm, tranh chấp và các quyết định, phán quyết của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền;
  • Số liệu khảo sát người tiêu dùng biết đến nhãn hiệu thông qua mua bán, sử dụng và quảng cáo, tiếp thị nhãn hiệu, kể cả cho việc tham gia các quốc triển lãm quốc gia và quốc tế;
  • Các vụ việc xâm phạm, tranh chấp và các quyết định, phán quyết của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền;
  • Số liệu khảo sát người tiêu dùng biết đến nhãn hiệu thông qua mua bán, sử dụng và quảng cáo, tiếp thị;
  • Xếp hạng, đánh giá uy tín nhãn hiệu của tổ chức quốc gia, quốc tế, phương tiện thông tin đại chúng;
  • Giải thưởng, huy chương mà nhãn hiệu đã đạt được; kết quả giám định của tổ chức giám định về sở hữu trí tuệ.

Thời hạn bảo hộ với nhãn hiệu nổi tiếng

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn tình từ ngày nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng ghi trong quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp một nhãn hiệu nổi tiếng không được bảo hộ nữa, đó là khi nhãn hiệu không còn nổi tiến nữa, hay nói cách khác là khi các tiêu chí làm nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng không còn trên thực tế hoặc nhãn hiệu đã trở thành tên gọi chung của một loại sản phẩm dịch vụ nhất định.

Quy định về tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng trong một số FTA thế hệ mới

Đối với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [CPTPP] yêu cầu các nước không được lấy tiêu chí số lượng các quốc gia đã bảo hộ nhãn hiệu, đã công nhận nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đã nằm trong danh mục nhãn hiệu nổi tiếng để quyết định bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.

Đối với Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – EU [EVFTA], quy định về nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được tuân thủ theo điều 6bis Công ước Paris và khoản 2 và 3 Điều 16 của Hiệp định TRIPS.

Công ty luật Việt An là hãng luật chuyên nghiệp về tư vấn sở hữu trí tuệ và đăng ký nhãn hiệu, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn các nội dung liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ xin vui lòng liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất!

Video liên quan

Chủ Đề