Số sánh nhu cầu khoáng cho cơ thể vật nuôi

1. Định nghĩa:

- Là lượng thức ăn vật nuôi phải thu nhận vào hàng ngày để duy trì sự sống và tạo ra sản phẩm

- Phụ thuộc vào : loài, giống, lứa tuổi, tính biệt, đặc điểm sinh lí, giai đoạn phát triển của cơ thể và đặc điểm sản xuất của con vật.

a/ Nhu cầu duy trì:

Lượng chất dinh dưỡng tối thiểu để vật nuôi tồn tại, duy trì thân nhiệt và các hoạt động sinh lý trong trạng thái không tăng, không giảm khối lượng, không cho sản phẩm.

b/ Nhu cầu sản xuất

- Lượng chất dinh dưỡng để tăng khối lượng cơ thể và tạo ra sản phẩm: cho sữa, sức kéo, nuôi thai, sản xuất trứng…

Ví dụ. Dê cái vắt sữa :

- Khẩu phần duy trì: 1 kg cỏ khô, 1 kg cây họ đậu, 2 kg cây lá khác.

- Nếu dê sản xuất 2 lít sữa/con/ngày thì cần thêm: 2 kg cỏ khô, 4 kg cỏ xanh, 0,5 kg thức ăn hổn hợp.

2. Kết luận:

Mỗi loại vật nuôi có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau về lượng và chất. Tuỳ theo đặc điểm của từng loại vật nuôi mà có chế độ nuôi dưỡng chăm sóc khác nhau

II. Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi:

1. Khái niệm:  

- Là những quy định về mức ăn cần cung cấp cho 1 vật nuôi trong 1 ngày đêm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nó

- Xây dựng tiêu chuẩn ăn phải dựa vào : loài, độ tuổi, khối lượng cơ thể, trạng thái sinh lí, khả năng sản xuất.

- Cần làm thí nghiêm đối với từng loài, từng độ tuổi, khối lượng cơ thể, trạng thái sinh lý và khả năng sản xuất trên nhiều đối tượng vật nuôi khác nhau về các chỉ số dinh dưỡng.

2. Các chỉ số dinh dưỡng biểu thị tiêu chuẩn ăn:

a. Năng lượng:

- Vai trò duy trì mọi HĐ sống cho vật nuôi, được tính bằng Calo hoặc jun

- Thức ăn cung cấp NL chủ yếu cho vật nuôi là tinh bột, thức ăn giàu NL nhất là lipit

b. Protein:

Vai trò: tổng hợp các hoạt chất SH [ EZ,   hoocmôn], xây dựng nên TB và các mô

Nhu cầu được tính theo tỉ lệ % Pr thô [ là tỉ lệ % Pr trong thức ăn] hay số gam Pr tiêu hoá trên 1 kg thức ăn

c. Khoáng:

Khoáng đa lượng: Ca, P, Mg, Na, Cl...

 tính bằng g / con / ngày

Khoáng vi lượng: :Fe, Cu, Co, Mn, Zn...

tính bằng mg / con /ngày

d. Vitamin:

- Vai trò: điều hoà các quá trình TĐC trong cơ thể

- Nhu cầu tính bằng UI, mg, hoặc microgam/ kg thức ăn

III. Khẩu phần ăn của vật nuôi

1. Khái niệm:

Là tiêu chuẩn đã được cụ thể hoá bằng các  loại thức ăn xác định với khối lượng hoặc tỉ lệ nhất định

Ví dụ:

2. Nguyên tắc phối hợp khẩu phần

- Đảm bảo tính khoa học và tính kinh tế

- Nguyên tắc phối trộn khẩu phần ăn

- Tính khoa học

- Đảm bảo đủ tiêu chuẩn

- Phù hợp với khẩu vị vật nuôi thích ăn

- Phù hợp đặc điểm sinh lí tiêu hóa

- Tính kinh tế: 

Tận dụng nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương để giảm chi phí hạ giá thành

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

- Biết được các nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.

- Biết được thế nào là tiêu chuẩn, khẩu phần ăn của vật nuôi; biết được các chỉ số định mức dinh dưỡng trong tiêu chuẩn ăn và nguyên tắc phối trộn khẩu phần.

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào nuôi dưỡng vật nuôi.

NỘI DUNG BÀIHOẠT ĐỘNG CỦA THẦYHOẠT ĐỘNG CỦA TRÒI. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VẬT NUÔI.Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi bao gồm nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất.- Nhu cầu duy trì: lượng chất dinh dưỡng tối thiểu để vật nuôi tồn tại, duy trì thân nhiệt và các hoạt động sinh lý trong trạng thái không tăng hoặc giảm khối lượng.

- Nhu cầu sản xuất: lượng chất dinh dưỡng để tăng khối lượng cơ thể và tạo sản phẩm: trứng, sữa, sức kéo…* Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.

+ Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi là gì? Phân biệt nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất?+ Vật nuôi lấy sức kéo, gia súc mang thai, lấy trứng ở giống?  Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi bao gồm nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất.

 II. TIÊU CHUẨN ĂN:


1. Khái niệm:Là những quy định về mức ăn cần cung cấp cho vật nuôi trong một ngày đêm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nó.

2. Các  chỉ số dinh dưỡng biểu thị tiêu chuẩn ăn

 Muốn vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt phải cung cấp đủ các chất theo nhu cầu dinh dưỡng dựa vào các chỉ tiêu: Năng lượng, Prôtein, khoáng và vitamin.

a. Năng lượng:

trong các chất, lipit là chất dinh dưỡng giàu năng lượng nhất, tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu.Đơn vị tính:calo hoặc jun

b. Protein:

Được dụng để  tổng hợp các hoạt chất sinh học, các mô và tạo sản phẩm.Đơn vị tính: số gam protein tiêu hóa/ 1kg thức ăn.

c. Khoáng:

- Khoáng đa lượng: Ca, P, Mg, Na…[g/con/ngày]- Khoáng vi lượng: Fe, Cu, Zn…[mg/con/ngày]

d. Vitamin:

Có tác dụng điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Đơn vị tính: mg/kg thức ăn* Hoạt động 2: Tìm hiểu tiêu chuẩn ăn của vật nuôi.

+ Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi là gì? 

  • vai trò của năng lượng đối với cơ thể vật nuôi?
  • nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho vật nuôi?
  • vai trò của Protein đối với cơ thể vật nuôi?
  • vai trò của Vitamin đối với cơ thể vật nuôi?

  Vitamin có nhiều trong loại thức ăn nào? Có vai trò như thế nào?    - Dựa vào sgk trả lời     Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu.  Được dụng để  tổng hợp các hoạt chất sinh học, các mô và tạo sản phẩm. 

 III. KHẨU PHẦN ĂN:


1. Khái niệm:Là tiêu chuẩn ăn đã được cụ thể hóa bằng các loại thức ăn xác định với khối lượng nhất định.

2. Nguyên tắc phối hợp khẩu phần

- Tính khoa học: đảm bảo đủ tiêu chuẩn, phù hợp khẩu vị, phù hợp đặc điểm sinh lý tiêu của vật nuôi.

- Tính kinh tế: tận dụng nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương nhằm giảm chi phí, hạ giá thành.* Hoạt động 3: Tìm hiểu khẩu phần ăn của vật nuôi:

+ Thế nào là khẩu phần ăn?   + Tại sao khẩu phần ăn phải đảm bảo tính khoa học và tính kinh tế?- Học sinh dựa vào sgk để trả lời.  - Học sinh dựa vào sgk để trả lời.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 10 – Bài 28: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 10

    [trang 81 sgk Công nghệ 10]: Em hãy dựa vào sơ đồ để xác định nhu cầu dinh dưỡng cho những vật nuôi sau: nuôi lấy thịt, sức kéo, mang thai, đẻ trứng và đực giống.

    Trả lời:

    – Nuôi lấy thịt, đẻ trứng: Nhu cầu sản xuất.

    – Sức kéo, mang thai, đực giống: Nhu cầu duy trì.

    [trang 82 sgk Công nghệ 10]: Theo em, vật nuôi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu khẩu phần ăn thiếu protein

    Trả lời:

    Nếu thiếu protein vật nuôi sẽ chậm phát triển, yếu và dễ nhiễm bệnh, giảm sức sản xuất [như sức kéo của trâu bò, ít thịt ở lợn, ít trứng ở gà,…].

    [trang 83 sgk Công nghệ 10]: Theo em, để đảm bảo cung cấp đủ tiêu chuẩn ăn cho vật nuôi trên, có nhất thiết phải sử dụng các loại thức ăn trong khẩu phần đã nêu hay không?

    Trả lời:

    Không nhất thiết phải sử dụng các loại thức ăn trong khẩu phần ăn mà có thể sử dụng các loại thức ăn thay thế chỉ cần đảm bảo năng lượng, vitamin, khoáng,… là được.

    Câu 1 trang 83 Công nghệ 10: Muốn vật nuôi tạo ra được nhiều sản phẩm cần đáp ứng những nhu cầu gì về dinh dưỡng cho chúng? Cho ví dụ cụ thể.

    Lời giải:

    – Muốn vật nuôi tạo ra nhiều sản phẩm cần đáp ứng nhu cầu sản xuất về dinh dưỡng. Vì nếu sử dụng nhu cầu duy trì chỉ để vật nuôi tồn tại thì có thể vật nuôi không sản xuất được bất kì sản phẩm nào.

    – Ví dụ: Để lợn nhiều thịt ta cần cho ăn những chất dinh dưỡng đặc biệt để tăng khối lượng cơ thể như các loại cám công nghiệp.

    Câu 2 trang 83 Công nghệ 10: Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi là gì? Tiêu chuẩn ăn thường được xác định bằng các chỉ số nào?

    Lời giải:

    – Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi là những quy định về mức ăn đủ để đáp ứng những nhu cầu dinh dưỡng cần cung cấp cho một vật nuôi trong một ngày đêm.

    – Tiêu chuẩn ăn được xác định bằng các chỉ số dinh dưỡng bao gồm: Năng lượng, protein, khoáng, vitamin.

    Câu 3 trang 83 Công nghệ 10: Khẩu phần ăn của vật nuôi là gì? Khi phối hợp khẩu phần cần đảm bảo những nguyên tắc nào?

    Lời giải:

    – Khẩu phần ăn của vật nuôi là những loại thức ăn với khối lượng nhất định là thể hiện của một cụ thể hóa của tiêu chuẩn ăn.

    – Khi phối hợp khẩu phần ăn cần đảm bảo: đảm bảo tiêu chuẩn, phù hợp khẩu vị và đặc điểm tiêu hóa của vật nuôi, nên tận dụng thức ăn có sẵn ở địa phương để đảm bảo tính kinh tế.

    Video liên quan

    Chủ Đề