So sánh dâu tây nhật và dâu tây đà lạt

Hình dạng quả dâu Đà Lạt không đồng đều, trái vừa phải không quá to và mềm. Dâu Trung Quốc rất đều, quả cứng mịn, màu đỏ sậm đẹp.

Kỹ sư Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi Cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện Đà Lạt rộ mùa dâu tây nên dâu Trung Quốc tạm lánh. Tuy nhiên, trước đó dâu Trung Quốc có mặt khá nhiều ở Đà Lạt, được dán mác dâu tây Đà Lạt sau đó được đưa đi các tỉnh thành khác bán với giá rất thấp. Chất lượng giữa hai loại dâu này rất cách biệt, nhưng ít người tiêu dùng nhận biết được. "Đây là hình thức đánh lừa xuất xứ và ăn cắp thương hiệu", ông Hưng nhấn mạnh.

Cuối năm 2013, Chi Cục bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã lấy mẫu dâu tây Trung Quốc và dâu Mỹ đá Đà Lạt để so sánh, kết quả cho thấy có sự khác biệt rất rõ ràng giữa hai loại. Đây cũng là cơ sở để người tiêu dùng nhận biết, nhận dạng đặc điểm dâu tây Trung Quốc và dâu tây Đà Lạt.

Đặc điểm Dâu Đà Lạt Dâu Trung Quốc Hình dạng trái Quả không đồng đều Độ đồng đều cao Kích thước trái Quả vừa phải, không quá to Quả to Độ cứng quả Mềm, không nhẵn mịn Quả có độ cứng, mịn Màu sắc Đỏ không đồng đều, sậm màu ở thân, phần cuống hơi trắng Màu đỏ sậm rất đẹp mắt Phần dài quả (phủ cuống) Mỏng ngắn, phủ một phần trên trái dâu, màu xanh nhạt Màu đỏ đậm hơn, không có màu trắng đan xen Mùi vị Mùi thơm đặc trưng, khi ăn mềm dai, có vị chua thanh Không có mùi thơm, khi ăn có cảm giác bở, không có vị chua thanh

Ngoài ra, người tiêu dùng còn có cách nhận biết khác là dâu Trung Quốc có thể để từ 7 đến 10 ngày trong môi trường nhiệt độ 25-32 độ C mà không hề bị héo hay thối quả, trong khi dâu Đà Lạt chỉ để tối đa 2 ngày.

Các cán bộ kỹ thuật của Chi Cục bảo vệ thực vật cho rằng, việc dâu Trung Quốc có thể để được thời gian dài rất có thể do sử dụng chất bảo quản. Các đặc điểm khác biệt giữa dâu Đà Lạt và dâu Trung Quốc thì phụ thuộc nhiều vào yếu tố giống. Đến nay cơ quan chuyên môn chưa lấy mẫu dâu tây Trung Quốc để phân tích độc hại và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Riêng dâu tây Đà Lạt qua đợt lấy mẫu phân tích tại nhà vườn vừa qua có 5% chưa thật sự an toàn về chất lượng thực phẩm, nhưng hoàn toàn không sử dụng hóa chất bảo quản sau thu hoạch.

So sánh dâu tây nhật và dâu tây đà lạt

So sánh hình dạng khi bổ đôi quả dâu Đà Lạt (các giống NewZealand, Pháp, Mỹ đá) và Trung Quốc. Ảnh: Chi Cục bảo vệ thực vật Lâm Đồng.

Cây dâu tây có nguồn gốc từ châu Mỹ. Qua quá trình nghiên cứu, lai tạo của các nhà khoa học châu Âu, loại cây ăn trái này được đưa vào canh tác ở châu Âu vào nửa cuối thế kỷ 18. Đặc tính sinh trưởng của dâu tây thính hợp với khí hậu ôn đới. Trái dâu tây có màu đỏ, quả mềm, vị ngọt chua thanh, mùi thơm đặc trưng nên rất được nhiều người ưa thích.

Thập niên 40 của thế kỷ 20, người Pháp đưa dâu tây tới Đà Lạt. Khí hậu, thổ nhưỡng tại thành phố cao nguyên này cho chất lượng cũng như mùi vị trái dâu rất đặc biệt. Tuy nhiên, diện tích trồng hạn chế nên sản lượng dâu tây Đà Lạt không thể đáp ứng đủ thị trường trong nước vào những tháng nghịch vụ (mùa mưa).

Từ lúc canh tác ở Đà Lạt, loại cây ăn quả này được xem là đặc sản cao cấp của xứ sở ngàn thông. Trước đây diện tích trồng còn ít nên dâu tây chỉ có mặt ở những nhà hàng cao cấp, chủ yếu phục vụ giới thượng lưu. Với trên 60 năm có mặt ở Đà Lạt, giống dâu tây cũng được thay đổi vì quá trình lão hóa và để thích nghi với môi trường phát triển. Hiện nay để đáp ứng nhu cầu thị trường, một số diện tích dâu tây của Đà Lạt được chuyển hướng canh tác bằng phương pháp hữu cơ, quy trình công nghệ cao.

Hiện toàn Đà Lạt có 117 ha đất trồng dâu tây, trong đó 13 ha canh tác trong nhà kính theo hướng công nghệ cao. Dâu tây trồng trong nhà kính đều canh tác bằng phương pháp hữu cơ, sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt hoặc bán thủy canh và tập trung vào một số giống mới, cao cấp như dâu giống Nhật, Newzealand. Giá bán của những loại dâu này cao gấp 5 lần giống dâu Mỹ đá mà đa số nhà vườn đang canh tác.

DÂU TÂY NHẬT BẢN GIÁ RẺ

Dâu tây là thực vật thuộc họ hoa Hồng cho quả được nhiều người ưa chuộng. Dâu tây có nguồn gốc ở châu Mỹ và được các nhà làm vườn châu Âu cho lai tạo vào thế kỷ 18 để tạo nên giống dâu tây được nhân trồng rộng rãi như hiện nay. Tại Việt Nam dâu tây chỉ thích hợp trồng ở Sapa và Đà Lạt, trong đó sản phẩm dâu tây Đà Lạt nổi nổi tiếng hơn cả.

Đặc biệt dâu tây Nhật Bản được coi là nổi tiếng hơn cả bởi quả đỏ, mọng nước, hương thơm mùi kẹo ngọt và có vị ngọt thanh đậm đà, khác với tất cả các loại dâu khác đang được trồng tại Đà Lạt và vùng lân cận hiện nay.

So sánh dâu tây nhật và dâu tây đà lạt


Dâu tây Nhật Bản được xem là giống dâu cao cấp hiện nay được trồng tại Đà Lạt. Nếu như trước đây, khi nhắc đến dâu tây, người Việt đa phần chỉ nghĩ đến giống dâu Mỹ đá hay New Zealand thì nay những vườn dâu tây giống Nhật Bản đỏ mọng lại luôn là địa điểm được du khách săn lùng, check-in và chọn làm quà mỗi khi có dịp ghé chân đến xứ sở sương mù.

So sánh dâu tây nhật và dâu tây đà lạt

Công dụng của dâu tây

Dây tây được ưa chuộng không chỉ vì có vị thơm ngon, mà đây còn là loại trái cây rất có lợi cho sức khỏe:

- Cung cấp vitamin C dồi dào, cứ 3 quả dâu tay chứa 52mg Vitamin C đáp ứng 1/2 nhu cầu cơ thể mỗi người trong ngày vừa có tác dụng chống oxi hóa vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể, bảo vệ mắt , trẻ hóa làn da, ngăn ngừa nếp nhăn.

- Trong dâu tây Đà Lạt còn chứa nhiều Axit ellagic, đây là một chất hóa học thiên nhiên đã được chứng minh là có công dụng chống ung thư, ngăn chặn sự phát triển các tế bào ung thư.

- Axit ellagic và các flavonoid có trong dâu tây giúp giảm lượng cholesterol có hại, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.

- Kali có trong dâu tây giúp điều hòa huyết áp, ổn định nhịp tim, rất tốt cho người có tiền sử bệnh tim mạch.

- Lượng chất sơ có trong dâu tây Đà Lạt hỗ trợ tiêu hóa , đồng thời có tác dụng giảm cân hiệu quả.

So sánh dâu tây nhật và dâu tây đà lạt

Dâu Tây Nhật Bản

- Đóng gói: 500gram/hộp. 1kg gồm 2 hộp

- Giá bán: Size A: Size B:

- Bảo quản: 3-4 ngày tùy điều kiện nhiệt độ và khu vực, khuyến nghị để ngăn mát tủ lạnh ngay sau khi nhận được dâu từ Đặc sản nông dân Đà Lạt.