So sánh d switch vs huano switch năm 2024

Cherry từ hàng chục năm nay đã chiếm lĩnh thị trường switch cơ học trên bàn phím với dòng switch Cherry MX của mình, đặt ra một tiêu chuẩn cho các nhà sản xuất bàn phím khác đi theo. Mấy anh em mới chơi phím cơ cũng thường hay có một nỗi ám ảnh về switch Cherry và ngại mua bàn phím sử dụng switch của hãng khác. Đồng ý là switch Cherry ngon thật và chất lượng của chúng cũng đã được cộng đồng dân chơi phím cơ kiểm chứng từ lâu. Tuy nhiên chính vì danh tiếng quá lớn của switch Cherry mà nhiều anh em đã vô tình bỏ qua những sự lựa chọn thú vị và hợp với túi tiền của mình hơn.

Sau đây mình sẽ điểm mặt một vài hãng switch, loại switch tiêu biểu không phải Cherry nhưng chất lượng cũng rất tốt. Hy vọng anh em sẽ có cái nhìn thoáng hơn về những loại switch không phải Cherry này.

Mấy loại này chân thành mà nói thì không ngon như Cherry đây nhưng được cái rất rẻ mà chất lượng cũng khá là ổn. Anh em mới chơi phím có thể cân nhắc để vừa tiết kiệm, vừa đem lại trải nghiệm mới mẻ cho mình.

Switch quang học trên bàn phím Fuhlen

Thật ra mình biết hãng nào làm switch này, mình có sẵn hàng mẫu trên tay luôn, nhưng mà hãng họ không công bố nên mình cũng xin phép không tiết lộ chi tiết nhé. Chúng ta chỉ cần biết nó nằm trên con phím nào để anh em đi mua phím biết đường mà sờ thử là được rồi. Đây là loại switch được áp dụng trên các mẫu bàn phím quang học giá rẻ của fuhlen như Destroyer và Subverter.

So sánh d switch vs huano switch năm 2024

Nó có cơ chế tạo tiếng clicky tương tự Kailh Box là dùng thanh bật, gõ vào switch để tạo tiếng, nghe khá lớn và giòn. Cảm giác nhấn thì chưa thật sự ngon lắm, sự lọc xọc là vẫn có nhưng được cái là lực nhấn nhẹ nhàng và vận hành tin cậy. Mình cũng chỉ trải nghiệm qua mẫu switch này chút đỉnh nên không dám khẳng định nó bền tới cỡ nào. tuy nhiên mình dám cá là nó bền không thua switch Cherry đâu, bởi vì nó không có lá đồng, mà không có lá đồng thì làm sao hư cho được? Nó chắc chắn sẽ bền như mấy cái keycap ấy. Có hư thì chắc chỉ hư mạch phím thôi.

Outemu

Loại switch này trước đây không nổi tiếng lắm nhưng giờ thì khác rồi. E-Dra, một thương hiệu Việt Nam gần đây đã nối lên với những mẫu bàn phím giá siêu mềm nhưng lại có chất lượng hoàn thiện khá cao. Để có được mức giá tốt như vậy thì tất nhiên họ không thể dùng switch Cherry được rồi, và loại switch được chọn cho những chiếc bàn phím này đến từ Outemu.

So sánh d switch vs huano switch năm 2024

Switch Outemu trước đây hay bị nói là có lực nhấn không được đồng đều, cảm giác nhấn cũng không được “khít” thì nay đã khác rất nhiều. Switch Outemu tuy không thể gọi là ngon nhưng công bằng mà nói thì nó vẫn rất OK cho những chiếc bàn phím có giá chỉ với vài trăm nghìn đồng.

Switch trung cấp

Mấy loại này về giá thành vẫn rẻ hơn Cherry MX một chút, tuy nhiên chất lượng thì cũng không sai biệt quá nhiều. Nếu anh em lo lắng về cảm giác gõ thì cứ vô tư nhé, dân chuyên mới thấy khác thôi chứ người mới thì chẳng thấy gì đâu.

Gateron

Ngay sau Cherry thì có lẽ Gateron là được nhiều người biết đến nhất. Có thể anh em mới chơi phím cơ thì còn lạ chứ dân chơi lâu năm thì chắc chắn đã quá quen với hãng switch này rồi. Về cơ bản Cherry sao thì Gateron vậy, khác biệt trong cảm giác nhấn vẫn là có nhưng rất ít. Dân chuyên nhiều khi sờ vào còn không phân biệt chứ đừng nói là người mới. Thế nên nếu có thanh niên nào nói “Gateron gõ không ngon đâu, Cherry mới là đỉnh” thì anh em cứ mặc mặc kệ nhé, hắn ta chỉ chém cho sang mồm chứ chẳng biết quái gì đâu.

So sánh d switch vs huano switch năm 2024

Thêm một điểm nữa là Gateron làm switch linear (kiểu switch trơn như Red, Black) rất tốt. Gateron Black cũng là dòng switch cực kỳ được ưa chuộng trong cộng đồng đồng dân chơi phím cơ custom bởi sự trơn mượt nổi tiếng của nó. Có thể Gateron có thể rẻ hơn switch Cherry nhưng chất lượng của nó cũng không tồi chút nào đâu, Cherry mà 10 thì Gateron ít nhất cũng phải được 8.

Kailh

Cho anh em nào chưa biết thì ngày xưa Razer họ không dùng switch cơ của Cherry, cũng không sử dụng quy chuẩn về màu switch của Cherry mà có những loại switch riêng của mình như Green, Yellow, Orange. Các loại switch cơ học này đều được Kailh gia công đấy, và rõ ràng là chúng vẫn rất ngon, cho cảm giác gõ tốt và cũng rất bền. Razer là thương hiệu lớn nhất nhì trong làng gaming gear và không phải tự nhiên mà họ lại dám giao cả uy tín của mình cho Kailh.

So sánh d switch vs huano switch năm 2024

Ngoài việc gia công cho Razer thì Kailh cũng có những loại switch mang chính thương hiệu của mình. Dòng switch Kailh Box có lẽ là dòng sản phẩm thú vị nhất của Kailh, chúng có hộp chứa lá đồng riêng để chống nước vào gây chập mạch, có thành bao quanh phần chữ thập để chống bụi vào switch. Riêng các loại Kailh Box Clicky thì còn có cơ cấu tạo tiếng click bằng thanh một kim loại bật, kêu to và giòn hơn cả Cherry Blue.

Akko

Dân chơi keycap là phải biết Akko, trước giờ họ vẫn nổi tiếng với những bộ keycap bình dân mà chất lượng như Akko World Tour – Tokyo, Akko 9009… Đến gần đây thì họ sản xuất cả bàn phím luôn và nhận được sự chào đón mạnh mẽ từ cộng đồng mê phím cơ.

So sánh d switch vs huano switch năm 2024

Ngoài các phiên bản bàn phím sử dụng switch Cherry ra thì họ cũng có các phiên bản sử dụng switch Akko của họ. Vì đám này vẫn còn khá mới nên mấy anh em dân chơi phím cơ vẫn chưa có thời gian trải nghiệm đủ lâu như Cherry để đưa ra những lời nhận xét thực sự khách quan. Tuy nhiên theo đánh giá của mình thì Akko (hoặc hãng gia công cho Akko) đã hoàn thiện sản phẩm switch của mình rất tốt, chúng đẹp, tinh xảo và cho cảm giác gõ không thua gì Cherry cả. Và vì còn mới nên loại switch này cũng có giá mềm, khiến cho các mẫu bàn phím Switch Akko có giá rất thơm.

Switch cao cấp

Cherry MX có thể là tiêu chuẩn của switch cơ, khiến cho các nhà sản xuất khác phải noi theo. Tuy nhiên anh em cũng cần nhớ tiêu chuẩn không đồng nghĩa với đỉnh cao, mấy thứ sau đây mới gọi là đỉnh cao này.

Topre

Topre hồi xưa thì lạ chứ bây giờ cũng nổi rồi. Đây là một hãng sản xuất switch bàn phím đến từ Nhật Bản. Switch của họ không sử dụng lò xo để tạo lực đàn hồi mà sử dụng một tấm đệm cao su để làm chuyện đó. Từ cảm giác hành trình phím, cảm giác chạm đáy hay độ nặng nhẹ của switch đều phụ thuộc vào miếng cao su này. Cái lò xo trong switch đóng vai trò là bộ tạo tín hiệu cảm ứng từ. Thế nên nói Topre là switch cơ thì cũng không phải, đúng nhất thì chắc phải gọi là switch từ lai cao su cơ.

So sánh d switch vs huano switch năm 2024

Nghe cao su nó hơi phèn phèn chút nhưng đây là loại switch được đánh giá cao cả về gõ văn bản lẫn chơi game. Cảm giác tactile trên Topre cực kỳ rõ ràng so với switch của Cherry và các hãng khác. Nó còn cho cảm giác nhấn cực kỳ “mịn” tay, và cực kỳ yên tĩnh. Về giá thì chắc chắn là Topre chua khỏi bàn rồi, Cherry thấy vậy chứ vẫn còn rẻ chán. Mấy con phím Topre của Realforce và Leopold có giá đến 5-7 củ là chuyện rất bình thường luôn

Omnipoint

Đây là một loại switch đặc biệt có cơ cấu tạo tín hiệu dựa trên nguyên lý là sự biến thiên của từ thông. Có thể gọi là switch từ cũng được. Mẫu switch này không sử dụng các lá đồng như switch cơ học truyền thống, chúng có một cơ cấu tạo tín hiệu đặc biệt là sử dụng một chiếc nam châm dưới chân stem và một cảm biến từ thông trên PCB (mạch). Tùy vào độ xa gần của nam châm với cảm biến mà cảm biến có thể thu nhận được các mức từ thông khác nhau. Và người dùng có thể tùy chỉnh độ nhạy của các cảm biến này thông qua phần mềm để thiết lập điểm nhận phím của chiếc bàn phím. Thiết kế này đã được cấp bằng sáng chế độc quyền.

So sánh d switch vs huano switch năm 2024

So với Red switch truyền thống của Cherry, OmniPoint cho cảm giác nhấn mượt hơn rõ rệt, gần như không hề có cảm giác “sột soạt” trong toàn bộ hành trình phím. Từng lần nhấn đều cực kỳ mượt mà và rất ít cảm giác ma sát, độ mượt giữa các phím sử dụng switch OmniPoint cũng rất đồng đều. Nếu bạn là người thích cảm giác trơn tuột của các loại switch linear thì người viết chắc chắn bạn sẽ thích loại switch này.

Flaretech

Chúng ta có thể xem Flaretech như nhà sản xuất tiên phong khi mà sản phẩm của họ đã được áp dụng cho chiếc bàn phím của Celeritas 2 của “ông trùm Esport” – Zowie và bàn phím flagship của của Gigabyte là Aorus K9. Tất cả chúng đều được thừa hưởng những tinh hoa của công nghệ switch quang học, mang lại ưu thế rất lớn so với switch quang học thông thường. Loại switch nhận tín hiệu bằng cơ chế khúc xạ. Khi nhấn phím, một thấu kính trên stem sẽ được đưa vào đúng vị trí của luồng sáng, hướng ánh sáng đến bộ phận nhận tín hiệu và và tạo ra tín hiệu.

So sánh d switch vs huano switch năm 2024
Cơ chế nhận tín hiệu của switch Flaretech

Do không sử dụng lá đồng nên loại switch này đã loại bỏ được sự ma sát lá đồng cho cảm giác cực kỳ trơn mượt. Switch quang học của Flaretech cũng có khả năng cho phép thay đổi điểm nhận phím, tuy nhiên thì hiện tại vẫn chưa có nhà sản xuất nào có thể tận dụng được khả năng này do tính năng này yêu cầu phát triển cả phần mềm và phần cứng đặc biệt mới có thể hỗ trợ. Tuy nhiên việc tận dụng được ưu thế của nó cũng chỉ là vấn đề sớm hay muộn mà thôi. Nhìn chung thì tiềm năng phát triển của các loại switch này vẫn còn rất lớn, theo mình thì trong tương lai, tính năng tùy chỉnh điểm nhận phím sẽ là một tiêu chuẩn cho bàn phím cao cấp.

Opto-Mechanical

Opto-Mechanical của Razer, đây là một dòng switch quang học của do Razer phát triển. Nó có lực nhấn nhẹ hơn 10 gram so với blue switch tiêu chuẩn của Cherry, cảm giác nảy cực tốt và không hề phát ra âm thanh “sạn sạn” đặc trưng như của blue switch, rất đanh và sạch. Switch Omnipoint thì cho cảm giác gõ cực mượt mà mình dám khẳng định vượt trội hơn tất cả các loại switch cơ linear hiện nay, không chỉ loại bỏ được sự ma sát giữa stem và lá đồng mà nó còn có rất ít ma sát giữa stem và housing, ma sát là vẫn có chứ không phải là không nhưng bạn sẽ gần như không thể cảm thấy nó đâu. Ngoài ra thì Razer cũng có phát triển phiên bản Opto-Mechanical màu đỏ linear dành cho mục đích thi đấu eSport nữa.

So sánh d switch vs huano switch năm 2024

Không chỉ hội tụ những ưu điểm của switch quang học và cho cảm giác nhấn không hề thua kém so với cơ học truyền thống. Dòng switch này còn được trang bị thanh stabilizer trên từng switch một, giúp stem và keycap ổn định và giảm rung lắc, từ đó cho cảm giác nhấn chắc chắn hơn. Nói chung đây cũng là một loại switch thuộc hàng đỉnh của đỉnh trong thời điểm hiện tại.

Các loại switch cơ truyền thống nhưng cao cấp hơn Cherry MX

Đối với dân chơi phím custom thì switch Cherry cũng chỉ là hàng tầm trung thôi. Cao cấp đắt tiền hơn thì nhiều, Ví dụ như HOLY PANDA, SAKURIOS, TEALIOS, ZEALIOS, HEALIOS, ZILENTS, GATERON INK, NOVELKEY X KAILH LINEAR CREAM… Đám này thì mình chưa có dịp trải nghiệm nhiều nên không dám tự tin phán bừa, mất công mấy đàn anh nhiều kinh nghiệm bóc phốt cho thì lại khổ.


Anh em thấy đó, thế giới này không chỉ có mỗi Cherry MX mới là switch bàn phím ngon đâu. Đối với một người người muốn sự an toàn thì có lẽ Cherry sẽ là sự lựa chọn đúng đắn nhưng nếu anh em muốn có thêm những trải nghiệm độc đáo trong thế giới của phím cơ thì đừng ngại thử nhé.