Số người chết vì cải cách ruộng đất

Cải cách Ruộng đất: Số người bị giết ở VN ít hơn bên Trung Quốc nhưng 'di chứng lâu hơn'

Chụp lại hình ảnh,

Tháng 9/2014 có cuộc triển lãm về Cải cách Ruộng đất tại Hà Nội nhưng bị đóng cửa sau vài hôm "do sự cố mất điện".

Cho đến ngày hôm qua, Việt Nam vẫn chưa làm một tổng kết cụ thể, công khai về con số nạn nhân của Cải cách Ruộng đất mà thời gian diễn ra từ 1948 hoặc từ 1953 đến 1955, tùy theo tài liệu.

Bernard Fall, tác giả viết về Bắc Việt Nam, nêu ước tính 50 nghìn người ở miền Bắc VN trong giai đoạn 1953-55 bị quy là 'địa chủ' và xử tử. Theo ông, con số bị tống vào các trại cải tạo phải "ít nhất là gấp đôi như thế".

Hoàng Văn Chí trong sách của mình về miền Bắc VN thời VNDCCH cho rằng "chừng 5% dân số miền Bắc, tức vào khoảng nửa triệu người" bị chế độ mới giết.

Nhà báo Gareth Porter lại nêu con số ít hơn nhiều: 800-2500 vụ xử tử trong Cải cách Ruộng đất.

Quảng cáo

Sử gia Edwin Moïse nêu con số cao hơn nhưng cho là từ 5000 tới 15.000.

Nhà nghiên cứu Mông Cổ, Balazs Szalontai khai thác các tài liệu Hungary, Đông Âu và Liên Xô cũ về Bắc VN, viết trong bài "Political and Economic Crisis in North Vietnam, 1955 -56" [Cold War History, 2005], thì nêu ra con số trong phần so sánh nạn nhân Cải cách Ruộng đất ở Bắc VN và Cải cách Thổ địa ở Trung Quốc.

Theo ông Szalontai, số liệu thu thập được tại Bắc VN cho thấy các con số sau: 1.337 vụ xử tử, 23.748 người bị xử tù.

Phạm vi của 'khủng bố' rất rộng

Tuy số bị xử tử không cao bằng chiến tranh, nhưng "tầm vóc của khủng bố" [scope of terror] mà Đảng Lao động Việt Nam tung ra, thì bao trùm toàn xã hội, theo tác giả Mông Cổ.

Quá trình này diễn ra liên tục, nhắm vào người dân, đảng viên đem lại qua các đợt Chỉnh huấn, chỉnh quân, Giảm tô, Cải cách Ruộng đất, thanh trừng văn nghệ sĩ, bộ máy đảng

Chỉ trong đợt Giảm tô: 7,7 triệu người dân và hàng trăm nghìn gia đình buộc phải tham gia và chịu hệ lụy.

Trong Cải cách Ruộng đất đợt chính thức: 4 triệu người ở 1.594 xã, tính đến tháng 12/1955 chịu tác động.

Trong số này 18.738 bị quy kết là "cường hào ác bá giả danh trung nông".

Chính quyền tổ chức 3.312 vụ đấu tố, dẫn tới 162 vụ tử hình tại chỗ.

Các vùng duyên hải gần biên giới Trung Quốc [Quảng Ninh ngày nay] có nhiều khối dân cư gốc Hoa không chịu theo chế độ mới. Một số nhóm sắc tộc thiểu số, tôn giáo cũng có thái độ bất hợp tác.

Cải cách Ruộng đất vì thế còn có mục tiêu "thanh lọc và tổ chức lại xã hội" nhằm buộc toàn dân tuân thủ theo một ý thức hệ mới.

Ngoài các vụ bị giết là nhiều trường hợp người ta tự tử, và không khí đen tối chung cũng làm nhiều người hoảng loạn.

Chụp lại hình ảnh,

Nhà địa chủ, hình ảnh tại triển lãm Cải cách Ruộng đất tháng 9/2014 ở HN

Có 12 nghìn người chết đói tại Bắc VN tính đến cuối 1954 vì thiên tai, lụt lội, và cả vì mùa màng thất thu do xáo trộn kinh tế xảy ra ở các vùng "giải phóng", theo tài liệu ông Szanlontai trích dẫn.

Chụp lại hình ảnh,

Hình ảnh nhà 'bần cố nông' tại Cuộc triển lãm Cải cách Ruộng đất tháng 9/2014 ở HN

Đến vụ lúa xuân năm 1955, nạn đói tiếp tục lan ra, ảnh hưởng xấu tới ít nhất 1 triệu dân, đa số ở các làng theo đạo Công giáo.

Cùng thời gian, theo lời ông Trường Chinh nói với các "đồng chí Đông Âu" vào cuối 1957, Đảng Lao động VN đã khai trừ 80 nghìn đảng viên, nhiều người trong quân đội, để trừng phạt họ về "xuất thân địa chủ". Cũng chính ông ta thừa nhận, 60% bị xử lý "oan sai".

Quân đội Bắc VN tự đánh vào hàng ngũ của họ bằng tiêu chuẩn lý lịch.

Vì số bản thân là công nhân, gốc công nhân, thợ mỏ chỉ chiếm 2,6 % trong 227 nghìn quân nhân nên đa số hoặc gốc tiểu tử sản hoặc nông dân.

Việc quy kết thành phần xấu cho gia đình họ, trên thực tế, đã tác động sâu rộng tới quân đội.

Vì lý do khách quan, Đảng Lao động VN không thực hiện được Cải cách Ruộng đất ở miền Nam, dù đã lên kế hoạch. Nhưng chính sách phân biệt giai cấp khiến họ ra lệnh cho hàng nghìn cán bộ bỏ vợ con "sai thành phần" ở lại để tập kết ra Bắc.

Với thanh niên Bắc VN tin theo chế độ, chừng 50 nghìn bị "khai trừ khỏi đoàn" vì lý lịch của cha mẹ.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Chủ tịch Hồ Chí Minh với nông dân, ảnh chụp khoảng cuối năm 1953

Sau đợt "sửa sai" hàng chục nghìn người bị tù oan được thả về.

Thấp hơn TQ, cao hơn Đông Âu

Tác giả người Mông Cổ nói làn sóng đàn áp, khủng bố ở Bắc Việt Nam cao hơn chương trình tương tự ở Đông Âu:

Hungary chỉ xử tử 500 tù nhân, gồm cả những người gây tội ác thời phát-xít;

Tiệp Khắc xử tử 178 người từ tháng 10/1948 đến cuối 1952;

Romania: 137 người [1945-1964];

Ba Lan chỉ có 20 người chết trong các năm 1950-53.

Đó là không kể 2500 bị thiệt mạng trong 'nội chiến nhỏ' ở Ba Lan giữa các nhóm vũ trang đối kháng chính quyền mới, với chiến dịch đầu diễn ra trước khi Thế Chiến kết thúc: 1944, chấm dứt năm 1948.

Nhưng con số của Bắc VN thấp hơn nhiều so với Trung Quốc dù Cải cách Ruộng đất được Trung Quốc khuyến khích, chỉ đạo.

Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ công bố tại Đại hội Đảng CSTQ lần thứ 7, tính đến tháng 2/1954, đã "tử hình 710 nghìn thành phần kẻ thù giai cấo" trong Cải cách Thổ địa.

Đó là chưa kể 2 triệu "thành phần bất hảo, trộm cướp" bị chế độ mới "tiêu diệt". Nhiều triệu người ở CHND Trung Hoa bị đi tù vì lý lịch.

Các vụ trấn áp, bỏ tù và xử tử "người của chế độ cũ" tại Bắc Việt Nam làm dấy lên lo ngại rằng đó là hành động vi phạm Hiệp định Geneva, cấm trả thù những người từng làm cho Pháp.

Điều này khiến nay nội bộ Đảng Lao động VN có quan điểm bất đồng.

Các nhà ngoại giao Đông Âu ghi nhận được ý kiến từ nhiều nhân vật của chế độ về không khí chính trị chung.

Một số vụ thanh trừng khét tiếng lịch sử

Vì sao Hoàng Văn Hoan chạy sang TQ và Cuộc chiến 1979?

Có xảy ra 'thanh lọc sắc tộc' ở Myanmar

Vị tướng Nga đã đánh bại Hitler

Ví dụ Tổng thư ký đảng Dân chủ, ông Dương Đức Hiền nói với cán bộ Đại sứ quán Hungary Denes Felkai vào năm 1957 rằng "toàn bộ quan niệm chung về Cải cách Ruộng đất là sai".

Đáng chú ý là ông Hiền cũng theo dõi tình hình bên ngoài và khoe rằng ông "nghe đài BBC, thấy cách giải thích của họ về biến động ở Hungary 1956 đáng tin hơn báo Đảng".

Ngoài ra, các quan chức khác của Đảng Lao động và cả lãnh đạo đã nhận ra "sai lầm" trong Cải cách Ruộng đất.

Tuy thế, trên nguyên tắc, Đảng Lao động VN vẫn coi đây là một thắng lợi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khoá II Trường đại học Nhân dân Việt Nam [8-12-1956] nêu rõ:

"Trong Cải cách Ruộng đất, cán bộ đã phạm những sai lầm khuyết điểm nghiêm trọng, cần phải kiên quyết sửa chữa. Nhưng không nên vì sai lầm khuyết điểm mà phủ nhận thành tích của cải cách ruộng đất tức là giai cấp phong kiến địa chủ đã bị đánh đổ, độ 8 triệu nông dân đã có ruộng cày. Đó là một thành tích không ai có thể chối cãi được. Cần nhận rõ như thế để không vì sai lầm khuyết điểm mà bi quan. Trái lại vẫn giữ vững lòng tin tưởng vào Đảng và Chính phủ."

Di sản khác Đông Âu, khác cả Liên Xô, TQ

Theo ông Balazs Szalontai, chính quyền VNDCCH thừa nhận sai lầm "nhiều hơn Trung Quốc và Liên Xô muốn" trong Cải cách Ruộng đất.

Chính vì thế mà hệ lụy về sau này lại có khác so với quá trình "tan băng" ở Đông Âu.

Do đã thừa nhận các sai trái bằng lời, Đảng Lao động Việt Nam đã không làm gì cụ thể để thay đổi cơ chế quyền lực.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Hình Malenkov, Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông tại một vụ xử "địa chủ" thời Cải cách Ruộng đất

Khác với ở Việt Nam, sửa sai ở Đông Âu diễn ra cùng quá trình "giải độc chủ nghĩa Stalin" và tại Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan, và cả ở Mông Cổ cơ chế Đảng được tách ra khỏi Nhà nước.

Còn tại Việt Nam, cơ chế này, trên thực tế là Đảng "chỉ huy Chính phủ" [mà không chịu trách nhiệm trước Quốc hội], được duy trì tại Bắc VN sau Cải cách Ruộng, trên cả nước sau 1975 và còn tồn tại đến nay, đầu thế kỷ 21.

Ngược lại, việc "sửa sai" riêng một kiểu có ý nghĩa quan trọng với hệ thống chính trị ở Việt Nam: nó trở nên độc lập hơn các nước Đông Âu trong quan hệ với Liên Xô.

Theo BBC tìm hiểu, một bức hình người châu Âu luôn xuất hiện tại các vụ đấu tố kinh hoàng thời Cải cách Ruộng đất ở Việt Nam.

Đó là ảnh thủ tướng Liên Xô Georgy Malenkov, người lên thay Stalin được chưa đầy hai năm: 1953-55.

Ảnh ông được treo cạnh ảnh Chủ tịch Mao và Chủ tịch Hồ Chí Minh "chứng kiến các cuộc đấu tố".

Nhưng sau này ông Malenkov bị hạ bệ vì muốn "hòa hoãn, giảm sức mạnh quân sự" của quân đội Liên Xô, một gánh nặng kinh tế, theo quan điểm của ông.

Điều này gần như không được nói đến ở Việt Nam và người ta cũng tránh nhắc tới các nhân vật "cải cách ở Liên Xô".

So với Trung Quốc thì quá trình "sửa sai" ở Bắc Việt Nam cũng nửa vời hơn nhiều.

Từ 1956, Trung Quốc chỉnh lại chính sách, cho phép con em gia đình thuộc thành phần "tư sản" được thi và vào học đại học.

Còn ở Việt Nam [và sau 1975 ở miền Nam- BBC], việc loại trừ nhiều công dân ra khỏi quyền tiếp cận giáo dục theo chủ nghĩa lý lịch về "thành phần giai cấp" vẫn tiếp tục lâu dài.

Cùng lúc, các thành phần bần cố nông được ưu tiên vào đại học, vào hệ thống kinh tế, chính trị, quân sự và tiếp tục lãnh đạo nước VN cho đến nhiều năm về sau.

Việc tự do hóa tại Liên Xô và Trung Quốc cùng thời gian xem ra không có tác động gì tương tự ở Bắc Việt Nam, theo bài "Political and Economic Crisis in North Vietnam, 1955 -56".

So sánh với các đợt phản kháng rộng khắp như ở Đông Âu sau khi Stalin chết, tác giả của nghiên cứu trích lời một nhà quan sát Hungary ở Hà Nội khi đó, kết luận rằng nhờ "sửa sai kịp thời, cộng với trấn áp tiếp tục [subsequent repressive measures- hàm ý vụ Nhân văn Giai phẩm]" VNDCCH đã ngăn được "cơn bão nổ ra".

Có thể vì các biện pháp không rốt ráo trong "sửa sai" di chứng của Cải cách Ruộng đất đến nay vẫn còn ở nước VN thống nhất.

Hồi tháng 9/2014 có cuộc triển lãm về Cải cách Ruộng đất tại Hà Nội nhưng sau vài hôm bị đóng cửa "do sự cố mất điện".

Theo sử gia Dương Trung Quốc, triển lãm được thực hiện trong bối cảnh chưa có một tổng kết chính thức về cải cách ruộng đất nên "đương nhiên sẽ có hạn chế rất lớn" bất chấp nỗ lực của những người làm công tác bảo tàng.

Cho đến nay [03/02/2022] chưa có cuộc điều tra hình sự nào tại Việt Nam về các vụ giết người trong Cải cách Ruộng đất.

'Đóng cửa triển lãm Cải cách Ruộng đất ở HN?'

'Cải cách Ruộng đất: Tố oan, tố điêu, tố bừa là gì?

Cùng chủ đề CNXH:

'Stalin trung thành với chủ nghĩa Marx'

Tiệp Khắc kháng cự Liên Xô năm 1968 ra sao?

Vai trò ý thức hệ trong cuộc cách mạng cộng sản ở Việt Nam

Nhìn lại 'Cải cách Ruộng Đất' ở Việt Nam

Mặc dù cuộc cải cách ruộng đất do Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện 60 năm về trước đã trôi qua, nhưng nhiều người vẫn chưa thể 'quên được' 'sự thật' vẫn chưa được Đảng nói ra hết, cũng như Đảng phải nhìn nhận 'tội lỗi' của mình, theo một khách mời của tọa đàm trực tuyến về "Cải cách ruộng đất" do BBC thực hiện hôm 18/9/2014.

Từ Moscow, hôm thứ Năm, ông Nguyễn Minh Cần, nguyên Phó Chủ tịch phụ trách Nông nghiệp của Hà Nội, nguyên cán bộ sửa sai cải cách ruộng đất của Đảng ở ngoại thành Hà Nội, một nhà bất đồng chính kiến nhiều năm tị nạn chính trị ở Nga, cho rằng Đảng và chính quyền phải 'sám hối'. Ông nói:

"Bây giờ cải cách ruộng đất đã qua rồi, chúng ta muốn quên đi, nhưng mà sự thực không quên được. Vì sao, bởi vì tôi đã rất đồng ý với nhà văn Trần Mạnh Hảo, là vì trước hết Nhà nước, Đảng cầm quyền phải nói sự thật, phải nhìn nhận tội lỗi của mình, phải sám hối, mới xóa bỏ được hận thù.

"Mới xóa bỏ được: thôi, ta coi vấn đề cải cách ruộng đất là qua rồi. Điều đó nhà nước chúng ta không làm, cuộc triển lãm vừa qua không làm. Đó là điều thứ nhất tôi xin khẳng định như thế.

"Điều thứ hai là bây giờ rất cần một sự thay đổi về ruộng đất. Không phải là chúng ta làm một cuộc cải cách về ruộng đất theo kiểu của Trung Quốc, theo kiểu 1953 trước nữa, mà là phải đấu tranh để xóa bỏ điều ở trong Hiến pháp là quốc hữu hóa ruộng đất của nông dân và đem ruộng đất trả lại cho nông dân."

Mục lục

Bối cảnh lịch sử và mục đíchSửa đổi

Theo thống kê phân bố ruộng đất ở miền Bắc trước năm 1945, chỉ có 4% dân số đã chiếm hữu tới 24,5% tổng số ruộng đất.[6] Đầu năm 1945, tầng lớp nông dân nghèo [không có hoặc chỉ có rất ít ruộng đất] chiếm 60% dân số nông thôn, nhưng chỉ sở hữu khoảng 10% ruộng đất. Còn giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam, địa chủ thực dân Pháp, địa chủ Công giáo chiếm không tới 5% dân số nhưng chiếm hữu 70% ruộng đất[7]. Ngay từ cuối những năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã mô tả nông dân Việt Nam như sau: "Ruộng bị Tây chiếm hết, không đủ mà cày. Gạo bị nó chở hết, không đủ mà ăn. Làm nhiều, được ít, thuế nặng... Đến nỗi chết đói, hoặc bán vợ đợ con, hoặc đem thân làm nô lệ như những người nó chở đi Tân thế giới..."[8].

Nạn đói năm Ất Dậu làm 2 triệu người chết, tỷ lệ chết đói cao nhất là những hộ nông dân không có đất canh tác. Việc phân phối ruộng đất bất bình đẳng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về các nạn đói mới hoặc bạo động có thể xảy ra trong tương lai. Trong báo cáo của Hồ Chí Minh tại khóa họp Quốc hội lần thứ III, ông khẳng định "Chỉ có thực hiện cải cách ruộng đất, người cày có ruộng giải phóng sức sản xuất ở nông thôn khỏi ách trói buộc của giai cấp địa chủ phong kiến, mới có thể chấm dứt tình trạng bần cùng và lạc hậu của nông dân, mới có thể phát động mạnh mẽ lực lượng to lớn của nông dân để phát triển sản xuất và đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Mục đích của cải cách ruộng đất là: Tiêu diệt chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến[9]".

Chương trình cải cách ruộng đất là một bước trong tiến trình giải quyết mâu thuẫn xã hội từ thời Pháp thuộc, đưa miền Bắc Việt Nam tiến lên xã hội chủ nghĩa, do Đảng Lao động Việt Nam tổ chức và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực thi, hệ thống hóa và khai triển trên địa bàn rộng, công việc mà nhiều chính quyền địa phương đã làm từ những năm đầu Cách mạng tháng Tám:

  1. Tịch thu tài sản ruộng đất do người Pháp, người dân di cư, hay Việt gian [những người Việt theo Pháp] bỏ lại, hay bỏ hoang vì chiến tranh
  2. Phân chia đất canh tác cho tá điền
  3. Cắt giảm địa tô
  4. Bãi bỏ mọi khoản tiền thuê ruộng
  5. Phục vụ cho nhiệm vụ tối cao của dân tộc lúc đó là đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi hoàn toàn[10]

Theo các tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam thì các công việc này cũng được Đảng và Chính phủ tiếp tục từng bước giải quyết trong kháng chiến chống Pháp, nhưng đến 1953 thì mới được phát triển rộng [bắt đầu tại Thái Nguyên].[11]

Tại kì họp thứ ba của Quốc hội Việt Nam, để phát động chiến dịch, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã phát biểu: "Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lý hợp tình, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ".[12]

Trước đó, thông tư liên bộ năm 1949 đã đưa ra những nguyên tắc chủ yếu về việc phân chia tạm thời ruộng đất cho nông dân mà những ruộng đất này được tịch thu từ địa chủ của người Pháp, hoặc từ địa chủ người Việt thông đồng với Pháp. Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ IV [5/1948] đề ra chính sách: Tịch thu ruộng đất và tài sản của Việt gian [đưa ra toà án tuyên bố rõ ràng], ruộng đất thì chia cho dân cày cấy, còn tài sản thì tuỳ từng trường hợp cấp cho dân cày; những đồn điền tịch thu của Pháp thì giao cho Chính phủ tạm thời quản lý; thành lập ở mỗi đồn điền một Ban quản trị có trách nhiệm phân phối ruộng cho dân, giúp đỡ kế hoạch cho dân cày cấy…[13]

Xin Đừng Quên! Nửa Thế Kỷ Trước...
Mở Hồ Sơ Tội Ác Hồ Chí Minh: Vấy Máu Cải Cách Ruộng Đất

Trò chuyện với một nhân chứng sống của Cải cách Ruộng đất

  • Trà Mi-VOA

Nhà văn Trần Mạnh Hảo

Xem bình luận

Một sự kiện gây bão dư luận trong tháng này khi chính phủ Hà Nội lần đầu tiên mở triển lãm về cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất những năm 40-50 ở miền Bắc và vội vã đóng cửa sau 3 ngày gặp phản ứng mãnh mẽ từ công chúng, nhất là các cư dân mạng.

Cuộc triển lãm tại Viện Bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia ở Hà Nội chuyên đề “Cải cách ruộng đất 1946 – 1957” khai mạc hôm 8/9 đã làm khơi dậy làn sóng phẫn nộ vì điều bị cáo buộc là không phản ánh đúng thực chất sự kiện lịch sử đã giết chết ít nhất 15 ngàn người bị đấu tố là địa chủ mà đa phần trong số đó bị vu oan, cùng hàng ngàn nạn nhân khác bị tra tấn, hành hạ và bỏ đói trong tù.

Với sự hướng dẫn, giúp đỡ của cộng sản Trung Quốc và Liên Xô, chiến dịch Cải cách Ruộng đất của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng Lao động Việt Nam tức đảng Cộng sản hiện nay đề mục tiêu xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt địa chủ và các thành phần bị xem là ‘bóc lột, phản quốc’, để chia lại ruộng đất cho dân cày, lập nền chuyên chính vô sản, nhanh chóng tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Chiến dịch đấu tố thảm sát tàn bạo này đã gây ra bầu không khí nồi da xáo thịt kinh hoàng khi đồng bào- đồng loại truy quét, thảm sát, tận diệt lẫn nhau; khi những người cùng huyết thống trong gia đình đấu tố, vu cáo, ám hại nhau giẫm đạp luân thường đạo lý.

Sự khủng khiếp ấy đã được bộc lộ rõ nét qua mấy vần thơ của Tố Hữu:

«Giết! Giết nữa bàn tay không phút nghỉ,

Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong,

Cho Đảng bền lâu cùng rập bước tơ lòng,

Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sit-ta-lin bất diệt!»

Trong số trên 172 ngàn người bị quy là địa chủ trong Cải cách Ruộng đất, cứ 10 người thì có tới hơn 7 người bị quy oan, để rồi sau đó ông Hồ Chí Minh đã thừa nhận chính sách này là một sai lầm.

Giới trẻ Việt Nam ít người được biết đến cuộc Cải cách Ruộng đất này vì bấy lâu nay nó không được sử sách nhà trường nói đến hay báo chí nhà nước nhắc lại, và cuộc triển lãm lần đầu tiên đầy tranh cãi và kịch tính ở Bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia trong tháng này dường như là một vết dao thêm nữa cứa vào vết thương còn rỉ máu sau gần 6 thập niên.

Để các bạn trẻ hiểu thêm về sự kiện gây sóng gió công luận này, Tạp chí Thanh Niên hôm nay có cuộc trao đổi với một trong những nhân chứng sống, nạn nhân, và cũng là người tham gia cuộc Cải cách Ruộng đất 60 năm về trước: nhà văn, nhà báo Trần Mạnh Hảo, nguyên ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam, người đã bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản vào năm 1989 vì tác phẩm ‘Ly Thân’ trong đó có nói tới chiến dịch Cải cách Ruộng đất.

Your browser doesn’t support HTML5

Bấm vào nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với nhà văn Trần Mạnh Hảo

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Đại cục của Cải cách ruộng đất là cái xấu xa, đảo lộn đạo lý của dân tộc, là những cuộc đấu tố khủng khiếp xử oán oan người ta, hàng vạn người bị oan. Vết thương đã lành họ lại khoét nó ra. Dư luận trên internet phản ứng. Người ta kể ra sự thật, cho nên họ thấy lợi bất cập hại, họ vội vàng đóng cửa. Đây là một bài học cho sự tuyên truyền dối trá. Bây giờ còn rất nhiều người trong Cải cách Ruộng đất như chúng tôi vẫn còn sống đây, sao lại bịp chúng tôi được?

Trà Mi: Hành động nhắc lại lịch sử có người đánh giá là khoét lại nỗi đau chưa lành, có người cho rằng nên nhìn lại lịch sử để học lại bài học của chính mình. Bấy lâu nay đã có rất nhiều chỉ trích nói rằng nhà cầm quyền Việt Nam muốn né tránh những chuyện sai lầm đã gây ra, nên họ cố quên và muốn nhân dân phải quên đi. Nhưng tới lúc họ nhắc lại thì bị ném đá, bị chỉ trích nặng hơn. Không nhắc thì nói là bưng bít, còn nhắc lại thì bị phản ứng. Nên hiểu thế nào về những gì ẩn sau trong lòng dân chúng Việt Nam? Liệu dư luận Việt Nam có quá khắc khe hay không?

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Cải cách Ruộng đất thật sự là một vết nhơ xấu xa nhất của cộng sản. Cái xấu xa nhất lại đưa ra khoe, triển lãm. Mà triển lãm lại nói phần tốt đẹp chứ không nói phần xấu. Vẫn là một sự bịp bợm, nói dối. Họ cứ quen thói bịp nhân dân mãi. Xưa nhà nước độc quyền các phương tiện truyền thông, chứ giờ internet và Facebook đã là phương tiện truyền thông của mọi người.

Trà Mi: Có ý kíên cho rằng lịch sử không phải để thù hận, cho nên cũng có người ủng hộ sự bạch hóa lịch sử…

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Bạch hóa lại chối tội, gian dối thì làm sao? Anh bắn giết, hành hạ người oan. Người qua không tội gì lại vu cáo, bịa chuyện để đưa ra bắn, thích bắn là bắn. Bắn hàng vạn người như vậy, rồi ngồi khóc là xong tội à? Ai gây ra chuyện căm thù nhau, nồi da xáo thịt? Ai gây chuyện đấu tố địa chủ khủng khiếp như vậy? Chỉ bởi học thuyết sai lầm về đấu tranh giai cấp sinh ra. Họ đưa học thuyết tà đạo về áp dụng cho dân tộc Việt Nam, làm đảo lộn đạo lý của dân tộc, con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng, cháu đấu tố ông bà. Toàn tố điêu không. Tôi là người tham gia Cải cách Ruộng đất từ đầu chí cuối. Gia đình tôi và bản thân tôi là nạn nhân của Cải cách Ruộng đất nên tôi biết. Sao chúng tôi lại không lên tiếng được? Buộc lòng chúng tôi phải viết mấy bài trên Facebook kể lại chuyện gia đình tôi, rất khủng khiếp, mà tôi chỉ kể có mức độ thôi. Họ không biết sám hối mà cốt tuyên truyền, đem cái xấu xa nhất của chế độ khoe ra mà bảo là tốt thì làm sao mà mọi người nhịn được. Nếu họ triển lãm trung thực, kể ra cái ác của Cải cách Ruộng đất ra để sám hối, để nhận lỗi của mình thì không ai phản ứng cả. Đằng này họ lại làm cái cuộc dối trá như vậy. Không coi người dân ra cái gì cả. Cũng không có một thái độ đàng hoàng, tử tế. Khi thấy triển lãm hố, hai ba ngày sau ngưng không triển lãm nữa lấy lý do thiếu ánh sáng. Thái độ rất hèn hạ. Những người đã bị đấu tố hầu hết là những địa chủ phục vụ kháng chiến. Thế nhưng họ lại bắt đưa ra đấu tố. Như bà Nguyễn Thị Năm là người có công vô cùng lớn với chế độ của ông Hồ Chí Minh, đã nuôi ông Hồ Chí Minh và những người lãnh đạo cộng sản trong nhà và mang hết tài sản ra tặng. Thế nhưng cuối cùng họ lại đem bà ra bắn.

Trà Mi: Là một nhà báo để ý quan sát thời cuộc, theo ông, vì sao nhà nước lại mở triển lãm Cải cách Ruộng đất vào lúc này chứ không phải là sớm hơn hay muộn hơn?

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Tôi nghĩ rằng cuộc triển lãm này được cấp cao nhất quyết định lâu rồi. Phải là Bộ Chính trị quyết định chứ Bộ Văn hóa không có quyền làm chuyện này. Họ chủ quan nghĩ rằng đã lừa dối được dân mấy chục năm nay rồi thì giờ muốn nói gì thì nói. Đấy là một cái nhầm vì dân bây giờ đã thức tỉnh.

Trà Mi: Đã có nhiều ngòi bút mô tả Cải cách Ruộng đất như một cuộc cách mạng ‘long trời lở đất.’ Cải cách Ruộng đất dưới ngòi bút của nhà văn-nhà báo Trần Mạnh Hảo, một cựu đảng viên cộng sản Việt Nam, như thế nào?

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Trong tiểu thuyết Ly Thân của tôi nay đã bị nhà nước cấm, tôi có mô tả đến cuộc Cải cách Ruộng đất. Bây giờ tôi cũng không muốn nhắc tới vì con cháu những người trong làng đã đấu tố gia đình nhà tôi, những người tố điêu, những người làm những việc rất xấu xa đê tiện đó hiện giờ vẫn còn sống trong làng. Khi tôi nhắc lại thì con cháu những người đó cũng có gọi điện thoại vào nói ‘Xin bác tha cho vì chúng ta là những người Công giáo, lấy sự tha thứ làm trọng.’ Tôi bảo ‘Không, tôi thì tôi quên rồi, nhưng tự nhiên ông nhà nước triển lãm Cải cách Ruộng đất mà rất là dối trá như vậy thì bắt buộc tôi phải lên tiếng để công luận biết những gì triển lãm kia không phải thực chất của Cải cách Ruộng đất. Thực ra, nếu muốn viết về Cải cách Ruộng đất, tôi đã viết một cuốn sách ít nhất phải là 500 trang vì riêng chuyện gia đình tôi cũng khủng khiếp lắm. Có những điều tôi cũng không muốn nói ra nữa.

Trà Mi: Nhân nói chuyện về cuộc triển lãm nhắc lại thời mốc quá khứ đen tối trong lịch sử Việt Nam, có thể cùng nhà văn Trần Mạnh Hảo nhìn lại những gì đã diễn ra? Là một nạn nhân cũng là ngừơi tham gia đấu tố trong Cải cách Ruộng đất, từng kinh qua những chuỗi ngày Cải cách Ruộng đất trong thời thơ ấu, sau 6 thập niên nhìn lại, những ký ức còn đọng lại trong ông là gì?

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Tôi đã chứng kiến lính Pháp đi càn quét trong làng xã, cũng là kinh khiếp lắm, nhưng không bằng Cải cách Ruộng đất. Tôi đã từng đi xem bắn người, những người tốt nhất trong làng xã tôi bị quy là địa chủ và bị đưa ra bắn rất tàn bạo. Tôi cũng từng đấu tố bố mẹ tôi. Tôi cũng từng chứng kiến thảm cảnh gia đình nhà tôi từ đầu chí cuối thì tôi phải nói là Cải cách Ruộng đất không khác gì Polpot bao nhiêu. Những người bị bắn trong làng xã tôi hầu hết là từng là đảng viên cộng sản. Không hiểu tại sao họ lại lôi ra bắn hết. Chắc họ muốn thanh trừng vì họ sợ. Những lớp người làm kháng chiến chống Pháp trong vùng này đã từng là bí thư chi bộ của cộng sản, chủ tịch xã bị lôi ra bắn hết.

Trà Mi: Ông không hiểu vì sao họ làm như vậy, nhưng chính bản thân ông từng có hành động đấu tố tham gia trong cuộc Cải cách Ruộng đất đó, ông có hiểu vì sao mình làm vậy không?

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Lúc đó tôi mới 10 tuổi thôi. Họ huy động thiếu niên con cái của địa chủ, bắt phải đấu tố bố mẹ thì bố mẹ mới khỏi bị bắn. Bọn chúng tôi đều nghĩ là họ nói thật nên sợ lắm. Tôi bàn với mẹ, mẹ bảo ‘Con không đấu tố thì bố con chết.’ Cuối cùng, chúng tôi phải đứng ra nói theo kịch bản của họ là ‘Bố tôi rất gian ác.’ Họ bảo ‘Chưa được, phải nói nặng thêm.’ Tôi hét lên ‘Bố tôi giết cả làng này.’ Ông đội cải cách rất trẻ tát vào mặt tôi cái bốp, bảo ‘Chửi cha vượt chỉ tiêu trên giao. Trên giao cho mày chửi bố có bằng này thôi, sao mày chửi nhiều vậy?’ Bố mẹ tôi còn bị những người hàng xóm đấu tố. Trước đó, họ là những người Thiên Chúa giáo rất tốt. Đội Cải cách về khuyến khích thế nào thành ra nói dối hết. Tất cả ‘địa chủ’ trong làng xã tôi đều không giàu có gì vì ngoài Bắc ít có người có ruộng thẳng cánh cò bay như trong Nam Bộ. Chỉ vài mẫu ruộng, vài con trâu mà thành ‘địa chủ’ rồi. Họ cứ quy và đấu tố điêu rất gian ác. Trong Cải cách Ruộng đất, không khí khủng khiếp vô cùng.

Trà Mi: Sau lần chính ông đấu tố bố mình, bố ông có lãnh hậu quả thế nào không?

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Bố tôi sau đó bị nhốt mấy tháng được thả vì gia đình tôi được xuống thành phần ‘trung nông lớp D.’ Tôi nhớ bác Luông ở gần làng tôi cũng bị bắn rất tàn bạo. Đến khi họ sửa sai thì họ cho bác ấy xuống thành phần. Người ta đền tội bắn chết ông Luông có 100 cân thóc cho gia đình. Ngay cả em ruột ông nội tôi là một nhà sư rất nổi tiếng ở huyện cũng bị đấu tố đến mức tự treo cổ chết. Sau này, ông cũng được xuống thành phần. Ông sư trong chùa có gì mà là địa chủ. Họ cốt quy ông là địa chủ để phá chùa của ông thôi. Gần như Cải cách Ruộng đất tiến đến một cuộc diệt chủng. Ví dụ như ông cố sinh ra ông nội tôi, năm đó gần 90 tuổi, râu tóc bạc phơ. Vậy mà họ cũng đem ông ra ruộng đào hố đấu tố ông chỉ vì ông có nhà to nhất làng. Ông cố tôi là một trong những người lập ra cái làng đó. Ông bị đấu tố tới ngất đi. Ông xin xử bắn cho ông được yên mà họ không bắn, đem nhốt ông trong nhà bếp bên cạnh nhà tôi, không cho ăn. Cứ đêm đến ông gọi tôi qua cửa sổ ‘Ông Hảo ơi cho con xin miếng cơm.’ Mẹ tôi thỉnh thoảng lén ném qua cửa sổ cho ông một nắm cơm để ông sống. Nhưng chỉ mấy tháng sau, ông chết.

Trà Mi: Cải cách Ruộng đất nhằm xóa bỏ văn hóa phong kiến; tiêu diệt các thành phần địa chủ, chống chính quyền, hay Việt gian để lấy lại ruộng đất cho bần cố nông. Họ nói mục tiêu đó về cơ bản không sai, nhưng dẫn tới sự đẫm máu và oan sai là do cách thực hiện sai. Ông nghĩ thế nào?

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Cái đó chỉ là họ biện minh cho hành động độc ác của họ. Mục tiêu của họ là giết trí thức và người giàu. Khẩu hiệu ‘Trí-phú-địa-hào, đào tận gốc trốc tận rễ’, khẩu hiệu căn bản của Cải cách Ruộng đất, vẫn rành rành ra đó. Khẩu hiệu này ra đời từ đảng Cộng sản Đông dương 1930. Trí thức và những người biết làm giàu là thành phần tạo nên xã hội văn minh. Không có trí thức, không có người biết làm ra của cải thì không có xã hội văn minh. Ngay mục tiêu ban đầu của họ đã là rất ác độc, sai trái, chống con người mà cứ bảo trên đúng do dưới thực hiện sai thì rất bậy bạ. Họ chỉ tìm cách mị dân thôi.

Trà Mi: Chủ nghĩa cộng sản tin rằng cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc…

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Họ có giải phóng gì đâu. Họ chia ít ruộng cho bần cố nông. Hai năm sau, đến 1958 là họ thu lại hết. Họ cướp hết, cho vào hợp tác xã. Nông dân vẫn tiếp tục khổ ai, còn khổ ải hơn xưa nữa, khốn khó vô cùng. Năm 1958 họ lấy hết đất của dân dồn vào tay nhà nước gọi là ‘hợp tác xã’, thì đâu thể gọi là ‘dân cày có ruộng?’ Đấy là cuộc cách mạng dân cày mất ruộng chứ. Lúc ấy chúng tôi có một ông địa chủ to vô cùng có tên là ‘hợp tác xã,’ đày đọa con người không thể tưởng tượng được. Tôi từng đi làm hợp tác xã, tôi biết, đói vô cùng, hoa cả mắt, suốt ngày làm không đủ ăn.

Trà Mi: Với con mắt một nhân chứng, một người từng là nạn nhân của Cải cách Ruộng đất, ông sẽ nói gì về những di hại của nó cho tới 6 thập niên sau?

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Tôi chỉ muốn nói rằng dân tộc chúng ta đã kinh qua rất nhiều bi thảm do lỗi lầm của những người mang tà thuyết độc ác, chủ nghĩa duy ác, về đất nước chúng ta. Mong rằng họ sẽ từ bỏ chủ nghĩa duy ác này để trở về với dân tộc, với sự thương yêu hòa đồng với nhau. Chủ nghĩa đấu tranh giai cấp này là một chủ nghĩa rất là sai lầm, làm tai hại cho dân tộc, làm nhân dân cùng đường khốn khổ khốn nạn như thế này. Tôi mong những người cộng sản lãnh đạo đất nước hãy mau thức tỉnh sám hối. Hãy nghĩ rằng không chóng thì chày họ sẽ bị lịch sử lên án. Tôi chỉ mong họ hồi tâm quay lại với đất nước. Mọi người chúng ta hãy cùng nhau nói lên sự thật thì sự thật mới có mặt trên đất nước chúng ta.

Trà Mi: Với thế hệ trẻ ngày nay và ngày mai của nước Việt, theo ông, Cải cách Ruộng đất đã để lại cho họ bài học lịch sử như thế nào?

Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Thế hệ chúng tôi bây giờ gần đất xa trời rồi. Thế hệ bố mẹ chúng tôi bị ám ảnh bởi Cải cách Ruộng đất thì chết hết rồi. Bây giờ họ tưởng đã đến lúc họ muốn sáng tác, muốn bịa theo kiểu của họ thế nào cũng được vì lớp trẻ đâu có biết gì, họ muốn nói gì thì nói mà. May mà những người như chúng tôi còn sống và có những bạn trẻ được cha mẹ kể lại những ký ức đau thương của thời Cải cách Ruộng đất, cho nên người ta đã lên tiếng. Không thể nào bịp nhân dân mãi, không thể nào bịt miệng được nhân dân mãi. Internet là phương tiện vô cùng hữu hiệu để chúng ta nói lên sự thật.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn nhà văn Trần Mạnh Hảo đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.

Video liên quan

Chủ Đề