Cách mở Eclipse

Nội dung bài viết

  • Làm Quen Với Eclipse
    • Tổng Quan Eclipse
    • Tạo Mới Project Bằng Eclipse
    • Tạo Mới Một Class Bằng Eclipse
  • Làm Quen Với InteliJ
    • Tạo Mới Project Bằng InteliJ
    • Tổng Quan InteliJ
    • Tạo Mới Một Class Bằng InteliJ
  • Hello World!
  • Thực Thi Chương Trình
Rate this item:Submit Rating
Rating: 4.9/5. From 56 votes.
Please wait...

Được chỉnh sửa ngày 21/10/2020.

Chào mừng các bạn đến với bài học Java số 3, bài học về tạo mới project Java bằng Eclipse hoặc InteliJ. Bài học này nằm trong chuỗi bài học lập trình ngôn ngữ Java của Yellow Code Books.

Với việc tìm hiểu về ngôn ngữ và cách thức cài đặt một môi trường lập trình Java từ hai bài trước. Hôm nay chúng ta cùng mở Eclipse hoặc InteliJ lên để bắt đầu làm quen với IDE và với đoạn code Java đầu tiên của bạn.

Mình xin nhắc lại rằng, vì bài viết của mình trình bày trên hai nền tảng IDE là Eclipse và InteliJ, đó là bởi các bài viết cũ vẫn đang tập trung vào Eclipse, mình vẫn chưa hoàn toàn chuyển hết sang InteliJ nên mới có sự tồn tại song song này. Dù vậy mình vẫn khuyến khích các bạn dùng InteliJ hơn là Eclipse vì sự tiện dụng, đa năng và tương thích với lập trình Android hơn với các bạn sau này. Do đó các bạn có thể quyết định chọn đọc một trong hai thông tin liên quan đến hai IDE này bên dưới, không nhất thiết phải cài đặt và thực hành ở cả hai nhé, trừ khi các bạn thích thế.

Làm Quen Với Eclipse

Nếu bạn không thấy ứng dụng Eclipse sau khi cài đặt ở bài trướcđâu, thì hãy tìm đến thư mục mà bạn đã chỉ định trước khi cài đặt,bạn sẽ thấy ứng dụng Eclipse của bạn nằm trong đó. Khi tìm thấy Eclipse rồi, thì bạn phải tạo shortcut ngay và luôn nếu bạn đang dùng Windows, còn nếu bạn đang dùngMac thì có thể ghimEclipse này vào dock cho các lần mở sau, như hình dưới đây.

Với Eclipse thì bạn nên ghim nó vào dock [hoặc tạo shortcut]

Sau khi bạn đã mở Eclipse lên rồi thì chúng ta bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn về IDE này.

Tổng Quan Eclipse

Lần đầu tiên khi mở Eclipse lên, bạn sẽ thấy màn hình chính như sau, các thành phần con của màn hình này được mình đánh các con số cho bạn dễ tiếp cận.

Tổng quan Eclipse

1. Toolbar: đây là thanh công cụ của Eclipse, thanh nàychứa các nút điều khiển, như Tạo mới project, Lưu project, run/debug project,

2. Editor: là nơibạn sẽ code các dòng code Java vào cửa sổ này.

3. View windows: các cửa sổ theo dõi, các log hay cây thư mục project sẽ hiển thị ở các cửa sổ này.

4. Status bar: thanh trạng thái thỉnh thoảng sẽ hiển thị trạng thái của ứng dụng.

Đối với từng cửa sổ con, bạn hoàn toàn có thể nhấn vào dấu

để thu nhỏ chúng lại. Mình thì nghĩ bạn nên thu nhỏ hết tất cả luôn, chỉ chừa mỗi cửa sổ Editor thôi cho dễ code, như bạn thấy ở hình dưới. Bạn hoàn toàn yên tâm là có thể hiển thị chúng lại kích cỡ cũ khi cần bằng cách nhấn lại vào các nút được mình khoanh tròn màu đỏ.

Màn hình Eclipse sau khi thu nhỏ hết các cửa sổ

Tạo Mới Project Bằng Eclipse

Trong lập trình, một project là một ứng dụng riêng rẽ, mỗi project sẽ có một cái tên và tập hợp các mã code cũng như các resource trong đó để có thể giúp xây dựng project đó thành ra một ứng dụng cuối cùng.

Trong Eclipse thì có các cách sau để bạn tạo mới một project. Hãy chọn cho mình cách mà bạn thích nhất.

1. Vào menu File > New > Java Project.

2. Vào menu File > New > Project. Cửa sổ tiếp theo xuất hiện, bạn nhấn vào thư mục có tên Java, ở các thành phần được xổ ra sau đó, bạn chọn Java Project và nhấn Next > như hình sau.

Tạo mới project trong Eclipse theo cách 2

3. Nếu không dùng menu bạn có thể nhìnvào icon hình cửa sổ với dấu + ở thanh Toolbar như hình dưới đây, nhưng nhớ hãy click vào nút hình tam giác kế bên iconđó nhé. Khi đó bạn cũng có hai tùy chọn như cách thứ 2 trên đây.

Tạo mới project trong Eclipse theo cách 3

Bạn chọn cách nào trong ba cách trên cũng được, còn mình thì lười hơn, mình nhấn tổ hợp phím Command+N [đó là với Mac, với Windows là Ctrl+N] cho nó nhanh.

Màn hình kế tiếp trông như sau.

Khai báo thông tin project

Ở mục Project name bạn gõ vào tên của project, mình sẽ đặt tên project này là HelloWorld, bạn có thể gõ khoảng trắng hay in hoa tùy thích. Vậy tại sao lại đặt là HelloWorld? Sở dĩ project đầu tiên của bạn có tên như vậy vì nó thể hiện rằng đây làdấu ấn của bạn với một ngôn ngữ lập trình mới, mà với lập trình viên, dấu ấn đầu tiênđó được xem như một sự chào hỏi của bạn đếnvới thế giới. Nghe hoành tráng ha, thực ra thì mình cũngđùa một tí, câu chào hello world! luôn được các cuốn sách hay các trang web hướng dẫn lập trình sử dụng khi hướng dẫn mọi người ở bài học đầu tiên, nó mang ý nghĩa bắt đầu cho những điều hay ho phía trước. Và bài học của mình cũng không ngoại lệ, cũng hello world!. Bạn có quyền đặt bất kỳ cái tên nào ở bài hôm nay cũng được.

Quay trở lại bài học, sau khi đặt tên cho project như trên thì bạn nhấn Finish.

Tạo Mới Một Class Bằng Eclipse

Ở bước này bạn sẽ tạo một class. Bạn sẽ thắc mắc class là gì? Như ở bài trước mình cũngcó nói Java là một ngôn ngữ hướng đối tượng [OOP], ngay khi làm việc với Java bạn buộc phải suy nghĩ và làm việc theo hướng đối tượng dù bạn có là người mới vào hay không. Và class là một trong những khái niệm của hướng đối tượng. Bạn sẽ bắt đầu biết đến class từ bài học số 16.

Nhưng không phải cứ làm việc theo hướng đối tượng là phải biết về OOP, ở các bài đâu tiên này bạn cứ chấp nhận chuyện tạo mới một class. Bạn chỉ cần biết class là nơi mà chúng ta sẽ code vào đó, hệ thống sẽ tìm kiếm đến các class để mà biên dịch source code thành mã có thể thực thi được, mọi dòng code để bên ngoài class đều không hợp lệ và hệ thống sẽ báo lỗi ngay.

Trước khitạo mới một lass, bạn chắc rằng cửa sổ nhỏ bên trái Eclipse được mở, cửa sổ này có tên Package Explorer, là nơi hiển thị tất cả các file và folder trong project của bạn theo kiểu cây thư mục, với project bạn vừa tạo xong, Package Explorer hiển thị như sau.

Cửa sổ Package Explorer

Để tạo class, bạn có thể chọn theo menu File > New > Class, hoặc nhấn chuột phải vào project trong cửa sổ Package Explorer và chọn New > Class.

Chọn tạo mới một class

Cửa sổ tiếp theo xuất hiện, bạn đặt tên cho class ở mục Name, như hình sau mìnhđặt tên cho class này là MyFirstClass. Và bạn nhớ check chọn public static void main[String[] args], với tùy chọn này được check, hệ thống sẽ tạo sẵn cho bạnmột phương thứcmaintrong class vừa tạo. Phương thứcmainnày là phương thức mà hệ thống sẽ tìm đến đầu tiên nhất và bắt đầu thực thi các dòng code từ đây cho bạn. Nếu không có phương thứcmainthì hệ thống sẽ không biết ứng dụng của bạn bắt đầu từ đâu, và vì vậy không có dòng code nào được thực thi hết. Bạn sẽ biết rõ hơn về khái niệm Phuơng thứccũng như được hiểurõ về phương thứcmain và các phương thức khác ở các bài học sau.

Khai báo thông tin class

Sau khi nhấn Finish, bạn sẽ thấy class MyFirstClass.javaxuất hiện trong cửa sổ Package Explorer, nội dung class này cũng được mở sẵn trong cửa sổ Editor, bạn cũng thấy phương thứcmain được tạo ra sẵn khi bạn có check vào checkbox ở bước trên. Nếu bạn không check vào checkbox đómà muốn tự mình code, thì bạn nên code cho đúng từng chữ như hình chụpbên dưới nhé, bạn code sai chữ nàolà hệ thống hoặc sẽ báo lỗi hoặc sẽ không chạy được đấy.

MyFirstClass.java vừa được tạo

Đến bước này thì bạn đã xong phần làm quen với Eclipse. Nếu bạn không cần tìm hiểu InteliJ thì có thể bỏ qua mục kế tiếp dưới đây để đến phần viết code sau đó nữa nhé.

Làm Quen Với InteliJ

Không biết với các bạn dùng hệ điều hành khác thì sao chứ mình dùng Mac sau khi cài đặt xong InteliJ ở bài học trước thì rất dễ để tìm thấy ứng dụng này ở các lần sau đó. Nên bạn có thể quyết định tự tạo shortcut của ứng dụng [với Windows] hoặc ghim vào dock [với Mac] như mình đã trình bày với Eclipse trên kia hay không nhé.

Tạo Mới Project Bằng InteliJ

Nếu như với Eclipse trên kia chúng ta tiếp cận bằng cách nói sơ về giao diện IDE này trước, vì khi mở Eclipse lên bạn sẽ thấy ngay giao diện chính của nó. Còn với InteliJ, với cách tiếp cận khác hơn, IDE này sẽ cho chúng ta một giao diện ban đầu với vài tùy chọn cũng khá rõ ràng, nên hãy tạo một project mới trước đã rồi sẽ nói tổng quan InteliJ sau nhé.

Có nhiều cách để bạn tạo mới một project trong InteliJ, ở đây mình điểm qua hai cách. Nếu mở IntelJ lên mà nhìn thấy màn hình Welcome như dưới đây thì bạn có thể nhấn vào New Project để tạo một Project mới.

Tạo project mới từ màn hình Welcome

Còn nếu bạn đã đang mở một project nào đó mà muốn tạo một project mới khác thì có thể chọn theo menu File > New > Project như hình dưới đây.

Tạo project mới từ menu của màn hình chính

Dù chọn tạo mới project theo cách nào thì cửa sổ sau cũng sẽ xuất hiện sau đó.

Màn hình New Project giúp khai báo một project cần tạo

Bạn hãy đảm bảo Java được chọn ở danh sách các ngôn ngữ hay platform bên trái ở màn hình trên, sau đó để mặc định ở bên phải rồi nhấn Next.

Sau đó có xuất hiện màn hình nào nữa thì bạn cứ tiếp tục nhấn Next. Cho tới khi đến màn hình sau.

Bước khai báo tên project và đường dẫn chứa nó trong máy

Màn hình trên là nơi chúng ta bắt đầu đặt tên cho project ở mục Project name, và đường dẫn chứa project đó trong máy ở mục Project location. Với Project name thì mình đặt là HelloWord. Còn Project location thì mình để như trên, bạn có thể chỉ định thư mục nào mà bạn muốn để source code thì cứ thoải mái chỉ định nhé.

Tại sao project này lại có tên HelloWorld thì mình đã nói ở mục Eclipse trên kia rồi, mình copy lại cho bạn xem.

Sở dĩ project đầu tiên của bạn có tên như vậy vì nó thể hiện rằng đây làdấu ấn của bạn với một ngôn ngữ lập trình mới, mà với lập trình viên, dấu ấn đầu tiênđó được xem như một sự chào hỏi của bạn đếnvới thế giới. Nghe hoành tráng ha, thực ra thì mình cũngđùa một tí, câu chàohello world! luôn được các cuốn sách hay các trang web hướng dẫn lập trình sử dụng khi hướng dẫn mọi người ở bài học đầu tiên, nó mang ý nghĩa bắt đầu cho những điều hay ho phía trước. Và bài học của mình cũng không ngoại lệ, cũnghello world!. Bạn có quyền đặt bất kỳ cái tên nào ở bài hôm nay cũng được.

Copy lại từ mục trên kia

Sau khi chỉ định tên và nơi chứa project xong hết rồi thì bạn nhấn nút Finish. Lúc này màn hình chính của InteliJ sẽ hiện ra.

Tổng Quan InteliJ

Nếu bạn nào từng làm quen với lập trình Android thì sẽ thấy, InteliJAndroid Studio nó rất rất rất giống nhau, thực chất thì chúng là một. Tuy nhiên mình cũng sẽ liệt kê lại các thành phần chính của InteliJ như sau.

Tổng quan InteliJ

1.Toolbar: thanh công cụ. Nơi đây bạn có được các nút điều khiển chính, chẳng hạn như các nútMở project,Lưu project,Cắt/Dán dữ liệu, Hoặc đặc thù hơn với lập trình có các nútKhởi chạy ứng dụng,Debug ứng dụng,

2.Navigation bar: thanh điều hướng. Giúp bạn theo dõi file nào đang được mở, đường dẫn file đó trong project của bạn như thế nào.

3.Editor window: cửa sổ soạn thảo. Là nơi bạncode vào đây.

4. Tool window bar: các điều khiển cho các công cụ khác. Các công cụ khác chính là các công cụ cho bạn can thiệp vào các công cụ quản lý của hệ thống. Chẳng hạn nhưQuản lý log,Quản lý quá trình debug,Quản lý kết quả tìm kiếm, Xem cây thư mục của project, Tuy nhiên dàn nút trên đây chỉ là cho phép bạn tắt mở các công cụ tương ứng mà thôi. Mỗi công cụ sẽ được mở ra ở dạng cửa sổ như mục số5.

5. Tool windows: chính là các cửa sổ được điều khiển tắt mở từ thanh số4mà mình có nói đến trên đây.

6. Status bar: thanh trạng thái, hiển thị trạng thái của project và của chính InteliJ. Bạn sẽ thấy thông báo ứng dụng đang được thực thi, có thành công không, có lỗi gì không,

Tạo Mới Một Class Bằng InteliJ

Class là gì? Nếu bạn có đọc nội dung tạo mới class bằng Eclipse trên kia thì đã nắm sơ sơ class là gì, còn không mình sẽ copy lại cho bạn xem.

Như ở bài trước mình cũngcó nói Java là một ngôn ngữ hướng đối tượng [OOP], ngay khi làm việc với Java bạn buộc phải suy nghĩ và làm việc theo hướng đối tượng dù bạn có là người mới vào hay không. Và class là một trong những khái niệm của hướng đối tượng. Bạn sẽ bắt đầu biết đến class từbài học số 16.

Nhưng không phải cứ làm việc theo hướng đối tượng là phải biết về OOP, ở các bài đâu tiên này bạn cứ chấp nhận chuyện tạo mới một class. Bạn chỉ cần biết class là nơi mà chúng ta sẽ code vào đó, hệ thống sẽ tìm kiếm đến các class để mà biên dịch source code thành mã có thể thực thi được, mọi dòng code để bên ngoài class đều không hợp lệ và hệ thống sẽ báo lỗi ngay.

Copy lại từ mục trên kia

Trước khitạo mới một lass, bạn chắc rằng cửa sổ nhỏ bên tráiInteliJđược mở, cửa sổ này có tênProjectlà nơi hiển thị tất cả các file và folder trong project của bạn theo kiểu cây thư mục, với project bạn vừa tạo xong,Projecthiển thị như sau.

Cửa sổ Project

Để tạo class, nhấn chuột phải vào thư mục src bên trong cửa sổProject và chọnNew > Java Class.

Chọn tạo mới một class

Một hộp thoại nhỏ xuất hiện, bạn đặt tên cho class ở mụcName, như hình sau mìnhđặt tên cho class này làMyFirstClass. Bạn cũng đảm bảo vệt sáng ở dưới tên class đang tô sáng mục Class nhé [nhưng nếu bạn quên chú ý phần này cũng không sao, chúng ta hoàn toàn có thể chỉnh sửa code ở Editor sau này].

Tạo mới một class

Sau khi enter ở bước trên đây, bạn sẽ thấy MyFirstClass.java xuất hiện ở khung Project bên trái, và nội dung của class này cũng được mở sẵn trong Editor như sau.

MyFirstClass.java vừa được tạo

Với InteliJ thì code tạo ra không có tùy chọn tạo sẵn cho chúng ta phương thức main như với Eclipse. Không sao, cái đó chúng ta tự gõ vào sau. À mà phương thức main là gì? Mình copy lại để giới thiệu trước với các bạn.

Phương thứcmainnày là phương thức mà hệ thống sẽ tìm đến đầu tiên nhất và bắt đầu thực thi các dòng code từ đây cho bạn. Nếu không có phương thứcmainthì hệ thống sẽ không biết ứng dụng của bạn bắt đầu từ đâu, và vì vậy không có dòng code nào được thực thi hết. Bạn sẽ biết rõ hơn về khái niệmPhuơng thứccũng như được hiểurõ về phương thứcmainvà các phương thức khác ở các bài học sau.

Copy lại từ mục trên kia

Đến bước này thì bạn đã xong phần làm quen với InteliJ. Chúng ta sẽ bắt đầu code từ mục tiếp theo sau đây.

Hello World!

Bây giờ là lúc bạn code dòng code Java đầu tiên. Với class MyFirstClass.java được mở như trên, nếu bạn đang dùng Eclipse, thì code vào trong phương thứcmain câu lệnh như sau. Nếu bạn dùng InteliJ thì nhớ gõ cả mớ từ cái đoạn khai báo phương thức main nhé. Nói chung gõ sao cho giống code dưới đây.

public class MyFirstClass { public static void main[String[] args] { System.out.println["Hello World!"]; } }

Mình có một góp ý ngay chỗ này, khi bạn code các đoạn code đầu tiên. Có thể có bạn sẽ lười bằng cách thay vì codethì bạn lại copy/paste code từ trang web này vào. Có thể lắm, có đúng là bạn không? Nếu đúng thì bạn nên bỏ các dòng code vừa paste đó đi nhé. Hãy code từ chính đôi tay của bạn.

Ở các bài học sau cũng vậy, khi gặp các dòng code hay các yêu cầu buộc bạn phải code, thì bạn cũng đừng nên copy, mà hãy đọc trước yêu cầu, rồi thử code trước.

Nhưng nếu bạn không biết code ra sao nữa thì có thể nhìn các dòng code mẫu và code lại. Sau đó bạn thử thực thi chương trình xem kết quả có đúng hay không. Nếu là do bạn tự code, và kết quả thực thi của bạn không đúng với mình, thì hoặc là bạn sai, hoặc mình sai, và bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài học để nhắc nhở mình. Còn nếu kết quả thực thi của bạn và mình quá chuẩn, nhưng code có khác nhau, cũng đâu có sao, lập trình là một tư duy mở, và mỗi chúng ta có một cách thức suy luận khác nhau, miễn sao cùng đi đến một kết quả chung là được. Bạn đã hiểu sơ về cách thức học lập trình rồi đúng không nào.

Ngoài lề

Có một lưu ý hay là trong quá trìnhcode, sau khi bạn gõ dấu chấm [với Eclipse] hoặc ngay khi gõ vài từ [với InteliJ]thì hệ thống thường hay gợi ý các dòng code cho chúng ta. Khi đó bạn có thể nhấn enter [máy Mac là return] để chọn nhanh phương thức gợi ý đó nếu thấy nó phù hợp, hoặc dùng phím mũi tên để chọn các phương thức khác tương ứng.

Eclipse nhắc bạn các tùy chọn để hoàn thành code
InteliJ cũng nhắc bạn các tùy chọn, nhưng xịn sò hơn cả Eclipse

Nếu gõ lệnh mà bạn thấy có xuất hiện icon dấu x nằm trong vòng tròn màu đỏ, icon này xuất hiện ở thanh bên trái của Editor [đối với Eclipse], hoặc thấy có gạch chân màu đỏ ở tên lớp [như đối với InteliJ ở hình dưới đây]. Thì hoặc dòng code bị lỗi đâu đó, hoặc bạn code chưa xong, chưa kết thúc câu lệnh bằng ;, thậm chí là chưa save class đó lại [với Eclipse], Bất cứ lỗi nào xảy ra mà bạn không biết cách khắc phục thì hãy để lại bình luậnbên dưới bài này nhé, mình sẽ giúp bạn.

Trường hợp InteliJ báo đỏ chính là lỗi mà bạn không hiểu tại sao

Sau khi tự tin code xong rồi, với Eclipse bạn nhớ phải save lại bằng cách nhấn chọn icon

trên thanh công cụ. Còn với InteliJ à, không cần phải save bạn nhé, hay chưa, IDE này sẽ tự động sao lưu code ngay khi bạn gõ xong, thật sự rất tuyệt.

Thực Thi Chương Trình

Sau khi code xong cho project, nếu không còn lỗi nào nữa, chúng ta hoàn toàn có thể thực thi, hay chạy chương trình để xem thành quả mà chúng ta xây dựng nên.

Với Eclipse, bạn hãy tìm trên toolbar icon

rồi nhấn vào nó nhé.

Với InteliJ thì có nhiều cách, nhưng ở bài học hôm nay, nhanh nhất là bạn có thể tìm nhấn vào icon hình tam giác bên trong Editor nơi chứa MyFirstClass.java luôn nhé [như hình dưới]. Sau đó chọn Run MyFirstClass.main[]. Lưu ý là nếu bạn không nhìn thấy icon hình tam giác đâu cả thì có thể là bạn đã gõ sai câu lệnh nào đó khiến IDE không biết rằng đó là phương thức main để có thể thực thi được, khi này bạn cần phải kiểm tra kỹ code của bạn nhé.

Chọn thực thi với InteliJ

Rất nhanh, bạn sẽ thấy cửa sổ Console xuất hiện với nội dung Hello World mà bạnvừa code lúc nãy, vì câu lệnh System.out.println[] là đểin log ra console.

Cửa sổ console của Eclipse
Cửa sổ console của InteliJ

Xin chúc mừng, bạn vừa code xong chương trình Java đầu tiên của mình. Bạn vẫn chưa biết rõ ý nghĩa của các câu lệnh, hay cấu trúc của Java là gì đâu, đừng lo lắng quá vì bạn sẽ sớm được hiểu rõ ở các bài kế tiếp thôi mà.

Cảm ơn bạn đã đọc các bài viết củaYellow Code Books.Bạn hãy ủng hộ blog bằng cách:
Đánh giá 5 saoở mỗi bài viết nếu thấy thích.
Commentbên dưới mỗi bài viết nếu có thắc mắc.
Để lại địa chỉ emailcủa bạn ở thanh bên phải để nhận được thông báo sớm nhất khi có bài viết mới.
Chia sẻ các bài viếtcủa Yellow Code Books đến nhiều người khác.
Ủng hộ blogtheo hướng dẫn ở thanh bên phải để blog ngày càng phát triển hơn.

Bài Kế Tiếp

Bạn sẽ biết các khái niệm về biến và hằng, và học cách sử dụng các biến và hằng này trong Java.

Java Bài 2: Cài Đặt Các Công Cụ Phát Triển Cho Java
Java Bài 4: Biến Và Hằng Trong Java

Video liên quan

Chủ Đề