Hướng dẫn trồng cây cảnh mini

Cách trồng cây cảnh để bàn đúng cách

Cây cảnh để bàn có rất nhiều loại khác nhau mỗi môt loại cây đều có những đặc tính thích nghi riêng biệt. Do vậy, để trồng được một chậu cây cảnh để bàn đúng cách và tươi tốt điều đầu tiên các bạn cần chuẩn bị không phải đất, chậu hay cây mà chính là những kiến thức về loại cây mà mình muốn trồng.

Việc tìm hìm hiểu những đặc tính của cây bạn sẽ phần nào biết được cây hợp với đất gì, trồng với loại chậu nào thì đẹp và chăm sóc như nào thì hiệu quả.Cây cảnh mini để bàn thường có kích thước nhỏ bé hơn rất nhiều so với các mẫu cây cảnh để trong văn phòng thông thường do vậy bạn cũng cố gắng khéo léo một chút để việc trồng cây đơn giản hơn.

Hình ảnh: Cây cảnh mini đẹp trang trí trên bàn làm việc

Khi bạn tìm hiểu về cây cảnh để bàn thì chắc hẳn các bạn cũng biết các loại cây cảnh mini để bàn sẽ được trồng với 2 loại chính đó là đất và trong dung dịch [nước dinh dưỡng]. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết các vật liệu cần chuẩn bị và đến với cách trồng cây cảnh để bàn đúng cách trên từng loại.

Các vật liệu cần chuẩn bị để trồng cây bao gồm:

  • Xẻng để xúc đất [có thể có hoặc không]
  • Đất trồng cây
  • Chậu cây cảnh
  • Dung dịch nước dinh dưỡng
  • Cây cảnh
  • Nước tưới cây

Cách trồng cây cảnh với đất

– Chuẩn bị đất trồng cây thích hợp:

  • Đất trồng cây cảnh có nhiều loại và theo nhiều cách mỗi người sẽ có những cách lựa chọn đất trồng khác nhau. Ở trong bài viết này Cây xinh khuyên bạn nên sử dụng các túi đất trồng cây được bán sẵn ở các cửa hàng cây cảnh và chỉ cần trộn nước. Hoặc cầu kỳ hơn bạn hoàn toàn có thể tự tạo đất trồng cây bằng các thành phần như đất phân bón, rơm rạ, mùn hay vỏ cây những loại vật liệu tạo sự tơi xốp có thể phân hủy và tạo chất dinh dưỡng.
Hình ảnh: Chuẩn bị đất để trồng cây cảnh
  • Bạn cần lưu ý đất trồng cây phải đảm bảo có độ ẩm và dinh dưỡng [dinh dưỡng ở đây là các loại phân bón] cần thiết cho cây sinh trưởng.

– Trồng cây vào chậu và tưới nước:

  • Khi đã chuẩn bị được đất trồng như bạn sẽ chuyển qua bước tiếp theo là trồng cây vào chậu. Trước tiên bạn nên ướm chừng phân chậu cây thành 3 phần trong đó phần dưới cùng là đất lót, phần thân là bao phủ gốc của cây và phần trên cùng là để các tiểu cảnh trang trí khác. Khi cố đinh xong các bạn chỉ nên ấn nhẹ để cây không ngả nghiêng chứ không nên nén quá chặt.
  • Tới đây, chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc tại sao lại phải phân khúc như vậy? Việc phân khúc chậu sẽ giúp bạn dễ dàng cân đối được lượng đất và độ phủ kín cho cây. Ở đây, các bạn cũng lưu ý là không nên lấp đất đầy qua miệng chậu, bởi như vậy khi tưới nước đất sẽ tràn ra ngoài và một phần khác sẽ làm mất tính thẩm mỹ của cây cảnh. Thay vào đó bạn có thể lựa chọn các phụ kiện tiểu cảnh mini, ngộ nghĩnh để trang trí cho chậu cây thêm sinh động.

Cách trồng cây cảnh để bàn bằng dung dịch

– Chuẩn bị nước dinh dưỡng:

  • Khác với những cây để bàn trồng từ đất, cây trồng trong nước lại có môi trường sống là nước có dung dịch thủy canh, được pha với tỷ lệ thích hợp nhất đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và không quá liều lượng làm cây chết yểu.
  • Để đảm bảo nước dinh dưỡng hợp lý nhất bạn nên mua sẵn ở cửa hàng hoặc liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp các tỷ lệ thành phần dinh dưỡng trong nước.
Hình ảnh: Cây phát lộc trồng thủy sinh
  • Mực nước chuẩn với các loại cây trong môi trường thủy canh là cao ngang với cổ rễ cây. Khi tỷ lệ cây và nước đã thích hợp bạn có thể dùng các miếng mút xốp thấm nước để cố định cây.
  • Các bạn cũng lưu ý, cây trồng trong nước cần phải được thay nước từ 2 – 3 lần mỗi tháng mới đảm bảo chúng luôn khỏe mạnh, xanh tốt. Chú ý khi thay nước bạn cần nhẹ nhàng đưa cây ra, loại bỏ lá úa vàng, rễ bị mục để cây sinh trưởng bình thường, tránh bệnh tật.

>> Tham khảo chi tiết các loại cây thủy sinh đẹp:

cây kim ngân thủy sinh, cây phát lộc thủy sinh, cây kim tiền thủy sinh, cây phú quý thủy sinh

Trồng bonsai mini ngay từ chậu nhỏ hợp dáng cây, thế cây

Chậu cây cho bonsai mini cần được chọn lựa trước tiên. Trồng ngay vào chậu nhỏ lúc ban đầu sẽ giúp định hình bộ rễ dễ dàng hơn và hạn chế việc tách chậu, thu nhỏ bộ rễ sau này. Trong chậu nhỏ, cây sẽ tự thích nghi được với thể tích chậu mà hình thành bộ rễ phù hợp.

Hướng dẫn trồng bonsai mini đúng cách

Chọn chậu phải dựa vào dáng cây, dáng thế, mong muốn tạo kiểu, tiểu cảnh thế nào. Cây thấp, bé thì chậu cạn, nông. Cây cao, thẳng thì chậu sâu. Thế trực thì trồng thẳng, thế xiêu thì trồng nghiêng, thế thác đổ thì trồng nằm.

Bonsai đẹp nhờ bộ rễ hiện trên mặt chậu nhưng bonsai minitrồng trong chậu nhỏ nên đất không đủ độ ẩm, dinh dưỡng để cây phát triển. Thông thường, rễ sẽ đâm hẳn xuống sâu để cố hút dinh dưỡng cho cây. Nếu không khéo léo phủ một lớp đất ẩm lên bộ rễ để đánh lừa bộ rễ bạn sẽ khó có chậu bonsai mini đẹp Khi cây phát triển tốt bạn có thể phủi dần lớp đất, bộ rễ hiện lên rất đẹp.

Chậu cây bonsai mini luôn cần được giữ ẩm

Chậu cây bonsai mini vốn nhỏ nên đất ít và nhanh khô. Vì thế, duy trì độ ẩm ổn định khi chơi bonsai mini khiến người mới chơi thường mắc sai lầm Có nhiều cách, dưới đây sẽ là 2 cách khá đơn giản:

Cách 1:

Vùi chậu bonsai trong 1 chậu đất lớn hơn. Chậu đất lớn này đã được tưới mát, ngậm nước trước đó. Điểm cộng của cách này là áp dụng được hầu hết các giống cây. Nhưng điểm trừ là người chơi không ngắm được cả một cây độc lập suốt thời gian chơi, chăm sóc. Khi cần bày trí, lấy chậu bonsai mini khỏi chậu đất lớn để “khoe”. Hoặc một cách khác, bạn có thể tạo tiểu cảnh sân vườn cho cả chậu lớn. Như vậy, vừa giải quyết được vấn đề thẩm mỹ, vừa giữ ẩm được cho bonsai mini trong chậu nhỏ tốt nhất.

Cách 2:

Đặt chậu bonsai mini trong bể nước, khay nước. Mực nước ngang tầm mặt chậu hoặc thấp hơn, để tránh bị tràn nước vào chậu gây úng. Như vậy, đất được làm mát tốt hơn. Điểm cộng là dễ ngắm cây khi chơi nhưng khuyết điểm là chỉ phù hợp một số cây: lộc vừng, phi lao [dương], sanh, si, bồ đề,…
Với việc tưới nước cho bonsai mini, bạn cần thận trọng để tránh làm úng rễ. Tưới đều mặt bằng bình phun nước 2 lần mỗi ngày [sáng từ 7 – 9 giờ, chiều tối từ 5 – 7 giờ]. Những ngày nắng nóng bạn có thể làm dịu cây bằng cách 1 hoặc 2 đã trình bày ở trên. Hạn chế tưới nhiều nước.

Bón phân cho bonsai mini: Vùi viên phân vào hốc chậu

Chậu bonsai mini nhỏ khiến việc bón phân khá bất tiện. Bạn sẽ gặp vấn đề như nước mưa làm trôi sạch phân, kiến bọ côn trùng tha phân, hay cả gió thổi bay phân đi. Bởi vậy, bạn nên dùng thanh que nhỏ dùi viên phân vào gốc gần chậu rồi vùi đất lên.

Cắt tỉa và tạo hình cây bonsai mini

Cần dụng cụ thật sắc bén và hãy nhẹ nhàng theo nhịp thở! Bonsai được biết đến như thú chơi thanh nhã, từ tốn của người Nhật. Với bonsai mini, bạn lại cần khéo léo, điềm đạm gấp 10 lần khi cắt tỉa từng chiếc lá, nhành cây. Lời khuyên nghe như đùa nhưng khá hữu ích cho người mới chơi đó là, hãy hít thở sâu, đều trước khi cắt tỉa. Điều hòa được nhịp thở thì ở nhịp thở ra, bạn tỉa dứt khoát lúc này.

Cắt tỉa bonsai nói chung và bonsai mini nói riêng cần dụng cụ sắt bén, nhát cắt dứt khoát nhưng nhẹ nhàng.

Thả lỏng cơ thể, bình tĩnh khi tỉa cây là lời khuyên hữu hiệu nhất vì càng run sợ, nhánh cây sẽ bị động. Nếu như vậy mỗi ngày rễ cây sẽ dễ bứng gốc, các cành cây xiêng đổ, lá cũng dễ rụng hơn.

Tạo hình cây bonsai mini theo 3 nguyên tắc cân bằng: Toàn diện, cấu trúc và hài hòa. Cân bằng trên tổng thể cảnh quan: tán cây, tầm cao, thảm đất, tiểu cảnh. Cân bằng trên cấu trúc cây: rễ [gốc] – thân – ngọn. Giữ sự hài hòa giữa cây và chậu.

Tạo hình bonsai vốn đã khó, với bonsai mini thì càng khó hơn vì nhánh cây nhỏ, mỏng đòi hỏi người uốn cành phải tập trung. Bạn cần hình dung rõ, cụ thể thế cây mình mong muốn rồi dùng dây kẽm mỏng để buộc, uốn từ từ. Nguyên tắc cơ bản khi uốn cây bạn có thể tham khảo: cành khỏe mạnh đầu tiên [cành thứ 3, từ dưới gốc lên] phải hướng ngang, vừa tầm tán cây bạn mong muốn. Các cành tiếp trên sẽ thon dần [tức không được dài hơn cành khỏe đã chọn].

Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Cảnh Để Bàn Đúng Cách.

Cây cảnh để bàn dùng để trang trí, tăng thêm tài lộc và may mắn theo phong thủy đang là xu hướng được phần lớn giới công sở, văn phòng ưa chuộng hiện nay. Những chậu trồng cây cảnh mini để bàn đẹp tạo cho bạn sự thoải mái để hoàn thành công việc tốt nhất. Cây để bàn hay cây trồng trong nhà luôn mang lại những giá trị hữu ích đối với mỗi ngôi nhà và mỗi văn phòng.

Tuy nhiên, để trồng được những chậu cây cảnh để bàn như vậy thật không phải là việc đơn giản và không phải ai cũng có thể làm được, việc chăm sóc làm sao để cây luôn tươi tốt, khỏe mạnh là điều hết sức cần thiết...

Vậy làm thế nào để trồng được cây cảnh để bàn tươi tốt? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn về cách trồng và chăm sóc cây cảnh để bàn đúng cách.

Cây cảnh để bàn có rất nhiều loại khác nhau, mỗi một loại cây đều có những đặc tính thích nghi riêng biệt. Do vậy, để trồng được một chậu cây cảnh để bàn đúng cách và tươi tốt điều đầu tiên các bạn cần chuẩn bị không phải đất, chậu hay cây mà chính là những kiến thức về loại cây mà mình muốn trồng. Việc tìm hiểu những đặc tính của cây bạn sẽ phần nào biết được cây hợp với đất gì, trồng với loại chậu nào thì đẹp và chăm sóc như thế nào thì hiệu quả. Cây cảnh mini để bàn thường có kích thước nhỏ bé hơn rất nhiều so với các mẫu cây cảnh để trong văn phòng thông thường do vậy bạn cũng cố gắng khéo léo một chút để việc trồng cây đơn giản hơn. Khi bạn tìm hiểu về cây cảnh để bàn thì chắc hẳn các bạn cũng biết các loại cây cảnh mini để bàn sẽ được trồng với 2 loại chính đó là đất và trong dung dịch [nước dinh dưỡng].

Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết các vật liệu cần chuẩn bị và đến với cách trồng cây cảnh để bàn đúng cách trên từng loại.

Các vật liệu cần chuẩn bị để trồng cây bao gồm: Chậu cây cảnh, Đất trồng cây, Dung dịch nước dinh dưỡng, Cây cảnh, Nước tưới cây

1. Chuẩn Bị Đất Và Cây Trồng Thích Hợp:

Trước tiên cần làm ướt đất và trộn đều trước khi trồng. Bạn có thể tự pha trộn đất trồng với rơm, cỏ khô, phân bón, cho tất cả vào một thùng gỗ hoặc xe kút kít rồi trộn đều. Nếu mua túi đất hữu cơ bán sẵn ngoài cửa hàng, bạn chỉ cần thêm nước vào và trộn đều ngay trong túi trước khi đổ vào chậu. Sau khi bố trí vị trí cây trong chậu theo sở thích của mình, hãy cho đất vào xung quanh và vỗ nhẹ cho đất kín các kẽ hở trong chậu.

Lưu ý: Không nên cho đất vào đầy chậu, vì như vậy khi tưới, cây sẽ không hấp thụ được mà còn làm nước chảy tràn ra ngoài gây lãng phí. Ví dụ: Cỡ chậu 6-13 cm cần có khoảng cách từ mặt đất trồng lên mép thành chậu là 1 cm. Cỡ chậu 14-19 cm cần khoảng cách là 2 cm. Cỡ chậu 20-23 m cần khoảng cách là 2,5 cm. Cỡ chậu 25-30 cm cần khoảng cách là 3,5 cm.

Đất trồng cây cảnh có nhiều loại và theo nhiều cách mỗi người sẽ có những cách lựa chọn đất trồng khác nhau. Ở trong bài viết này chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng các túi đất trồng cây được bán sẵn ở các cửa hàng cây cảnh và chỉ cần trộn nước. Hoặc cầu kỳ hơn bạn hoàn toàn có thể tự tạo đất trồng cây bằng các thành phần như đất phân bón, rơm rạ, mùn hay vỏ cây những loại vật liệu tạo sự tơi xốp có thể phân hủy và tạo chất dinh dưỡng.

Bạn cần lưu ý đất trồng cây phải đảm bảo có độ ẩm và dinh dưỡng [dinh dưỡng ở đây là các loại phân bón] cần thiết cho cây sinh trưởng. Khi đã chuẩn bị được đất trồng, bạn sẽ chuyển qua bước tiếp theo là trồng cây vào chậu. Trước tiên bạn nên ướm chừng phân chậu cây thành 3 phần trong đó phần dưới cùng là đất lót, phần thân là bao phủ gốc của cây và phần trên cùng là để các tiểu cảnh trang trí khác.

Khi cố định xong các bạn chỉ nên ấn nhẹ để cây không ngả nghiêng chứ không nên nén quá chặt. Tới đây, chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc tại sao lại phải phân khúc như vậy? Việc phân khúc chậu sẽ giúp bạn dễ dàng cân đối được lượng đất và độ phủ kín cho cây. Ở đây, các bạn cũng lưu ý là không nên lấp đất đầy qua miệng chậu, bởi như vậy khi tưới nước đất sẽ tràn ra ngoài và một phần khác sẽ làm mất tính thẩm mỹ của cây cảnh. Thay vào đó bạn có thể lựa chọn các phụ kiện tiểu cảnh mini, ngộ nghĩnh để trang trí cho chậu cây thêm sinh động.

2. Tưới Nước Thường Xuyên Và Đúng Cách:

Do trồng trong bồn nên cây sẽ nhanh khô và cần được tưới nước thường xuyên trong ngày. Để biết khi nào cây cần nước, hãy áp ngón tay bạn vào nền đất trong chậu, nếu tay khô nghĩa là cây đang cần nước, khi đó hãy tưới. Nhiều người làm vườn nghĩ rằng nên tưới nước càng nhiều càng tốt, tuy nhiên đây lại là một quan niệm sai lầm. Việc tưới nước sẽ cuốn trôi lớp dinh dưỡng trên bề mặt đất trồng, nguồn thức ăn của cây sẽ theo đó mà nhanh chóng cạn kiệt. Để bù đắp lại lượng dinh dưỡng bị mất đi, cây trồng phải được bón phân theo quy trình và chu kỳ nhất định trong suốt quá trình sinh trưởng. Trong thời kỳ sinh trưởng, việc tưới nước là cực kỳ quan trọng.

Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Cảnh Để Bàn Đúng Cách.

Có một nguyên tắc là bạn không để đất quá khô cứng và cần phải tưới nước nhanh chóng nhưng cũng không để cây bị ngập quá nhiều nước. Nhiều cây trong nhà chết vì tưới nước quá nhiều và bạn nên nhớ là không để cây ngập trong nước quá 2 giờ vì sẽ làm cho cây chết hoặc bị ngập úng, việc xử lý sau đó sẽ khá rắc rối. Nước của thành phố được xử lý bằng hóa chất giúp đảm bảo an toàn cho bạn, tuy nhiên hầu hết các cây cảnh để bàn, cây hoa cảnh hay cây trồng trong nhà lại không thích clo hoặc florua, do đó, nó là một ý tưởng rất tốt là để nước trong bình ít nhất 24 giờ trước khi sử dụng nó để tưới cho cây. Có thể một điều mà bạn và tôi đều biết đó là không nên tưới nước quá lạnh hay quá nóng. Bạn có thể để nước một lúc lâu để nhiệt độ nước cân bằng với nhiệt độ phòng rồi hãy tưới cho cây.

3. Bón Phân Cho Cây:

Cũng như động vật, cây xanh cần được bổ sung chất dinh dưỡng trong suốt chu kỳ sống. Bạn có thể sử dụng nhiều phân bón hữu cơ bán sẵn và bón theo hướng dẫn an toàn cho cây. Hầu hết các loại chậu cảnh cần được bón phân theo một chu kỳ cách nhau từ 10 đến 14 ngày. Cách bón phân cho hoa cây cảnh thông thường nhất là hòa tan các loại phân bón trong một dung dịch nước sạch và hơi ấm với hàm lượng như chỉ dẫn của nhà sản xuất. Lưu ý: Trước khi tưới phân, cần kiểm tra để đảm bảo chậu cây đang đủ ẩm. Điều này cho phép phân bón được hấp thụ nhanh và đồng đều.

Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Cảnh Để Bàn Đúng Cách.

Chỉ nên pha trộn lượng phân vừa đủ dùng một lần và đừng bao giờ cất giữ lại. Dùng riêng một thùng chứa để pha trộn phân bón và không dùng nó cho bất cứ mục đích nào khác. Nếu có sử dụng đến các hóa chất, phải đảm bảo cất giữ chúng một cách tuyệt đối an toàn. Sử dụng các loại phân bón dạng que và dạng viên sẽ dễ dàng, nhanh chóng và sạch sẽ hơn. Phân dạng que được ấn sâu vào trong lòng đất cách thành chậu khoảng 1cm. Phân dạng viên cũng được cho vào đất trồng ở vị trí tương tự. Có thể sử dụng một dụng cụ chuyên dùng để cho các viên phân bón vào chậu sẽ đỡ tốn công hơn rất nhiều. Các loại phân dạng que và dạng viên cung cấp dinh dưỡng cho cây cảnh trong một thời gian dài, nhưng có nhược điểm là làm cho rễ cây cảnh có khuynh hướng tập trung chen chúc quanh vị trí có phân.

4. Cách Trồng Cây Cảnh Để Bàn Bằng Dung Dịch Nước Dinh Dưỡng:

Khác với những cây để bàn trồng từ đất, cây trồng trong nước lại có môi trường sống là nước có dung dịch thủy canh, được pha với tỷ lệ thích hợp nhất đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và không quá liều lượng làm cây chết yểu. Để đảm bảo nước dinh dưỡng hợp lý nhất bạn nên mua sẵn ở các cửa hàng bán cây cảnh để được hỗ trợ trực tiếp các tỷ lệ thành phần dinh dưỡng trong nước. Mực nước chuẩn với các loại cây trong môi trường thủy canh là cao ngang với cổ rễ cây. Khi tỷ lệ cây và nước đã thích hợp bạn có thể dùng các miếng mút xốp thấm nước để cố định cây.

Các bạn cũng lưu ý, cây trồng trong nước cần phải được thay nước từ 2 – 3 lần mỗi tháng mới đảm bảo chúng luôn khỏe mạnh, xanh tốt. Chú ý khi thay nước bạn cần nhẹ nhàng đưa cây ra, loại bỏ lá úa vàng, rễ bị mục để cây sinh trưởng bình thường, tránh bệnh tật. Nhiều bạn cho rằng chỉ cần cung cấp phân bón các chất dinh dưỡng kích thích sự tăng trưởng của cây là xong, như vậy đã là cách chăm sóc cây cảnh tốt rồi nhưng sự thật không phải như vậy. Không loại phân bón, chất dinh dưỡng nào tốt bằng việc quan sát và theo dõi cây hàng ngày. Chúng tôi khuyên các bạn nên thường xuyên theo dõi cây của mình để có thể biết được tình trạng thực sự của cây, từ đó có các biện pháp chăm sóc, giải quyết đúng cách. Kịp thời có biện pháp chăm sóc, tùy vào tình trạng bệnh cây bị là gì để thay nước, thay đất, phun thuốc trừ sâu hay cắt tỉa,… loại bỏ lá vàng héo, tùy theo việc bạn trồng cây cảnh để bàn bằng đất hay nước để có được cách xử lý với đất và nước của cây.

5. Tạo Đủ Ánh Sáng Cho Cây Phát Triển:

Số lượng và cường độ của ánh sáng mà cây nhận sẽ ảnh hưởng tới chu kỳ sống của cây. Cây trong nhà thường nhận được ít ánh sáng so với khi chúng được ươm trồng và sống ngoài tự nhiên. Việc ánh sáng không đủ thường biểu hiện với màu nhạt lá, cây cao lêu ngêu và yếu ớt. Khi điều này xảy ra, bạn phải làm bất cứ điều gì bạn có thể để tăng cường độ ánh sáng cho cây trồng. Ánh sáng là yếu tố rất quan trong đối với cây trồng trong nhà. Với thời tiết mùa đông như ở miền bắc thì sẽ xảy ra tình trạng thiếu ánh sáng mặt trời, và bạn có thể bổ sung ánh sáng nhân tạo vào mùa này.

Nhiều loài thực vật có hoa và lá thực sự phát triển và tìm kiếm trong nhà tốt hơn khi được trồng dưới ánh sáng nhân tạo. Cây cũng có quá trình ngủ, do đó bạn có thể cắt giảm giờ chiếu ánh sáng cho cây và để cây tạm thời trong trạng thái ngủ. Không để ánh nắng gay gắt chiếu vào cây, vì lúc này sự đề kháng và quang hợp của cây sẽ không được như lúc chưa bị bệnh, nên cần tránh nguồn sáng quá nóng. Để cây ở nơi mát mẻ, thoáng khí, tránh gió mạnh, giúp cho cây lấy lại sự xanh tươi và sức đề kháng trước mầm bệnh đang tấn công. Các yếu tố quan trọng nhất cần thiết cho sức khỏe cây trồng trong nhà đều có nước, ánh sáng và không khí trong lành. Hầu hết các loài cây để bàn đều có chu kỳ sống riêng, nhu cầu nước, yêu cầu bón phân và ánh sáng sẽ khác nhau từ mùa này sang mùa khác.

Bài viết trên đã hướng dẫn các bạn chi tiết cách trồng cây cảnh để bàn đúng cách. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ có thể tự trồng và sở hữu cho mình 1 chậu cây cảnh để bàn ưng ý.

Tags: sachphapluat.net

1. Cây Kim Ngân

Kim ngân là loại cây được đánh giá cao về phong thủy, mang lại may mắn, giàu có cho người sở hữu. Kim ngân thích hợp với khí hậu nóng ẩm, khả năng sinh trưởng mạnh mẽ. Cây to có thể đặt ngoài trời, trước hiên nhà, cây nhỏ trồng trong chậu để đặt trên bàn. Hiện nay, loài cây có cái tên mang ý nghĩa “tiền vàng” này ngày càng được lựa chọn để trang trí nội thất ở nhiều nơi trên thế giới.

Cây có hai loại chính là kim ngân xoắnkim ngân thẳng. Dựa theo cách trồng có thể phân loại là kim ngân chậu gốmkim ngân thủy sinh [kim ngân trồng trong nước, không cần tưới]. Cả 2 loại này đều có lá và rễ như nhau. Chỉ khác nhau ở phàn thân. So sánh giữa 2 loài này thì kim ngân xoắn sẽ đẹp hơn kim ngân đứng bình thường. Kim ngân có nhiều kích cỡ.

Đặc điểm của cây kim ngân:

Một cây kim ngân để bàn có kích thước khoảng 15 – 20 cm. Cây lớn nhất cao tới 6 mét, cây dẻo dai bền chắc. Lá kim ngân xòe rộng như bàn tay, xanh quanh năm. Một số tài liệu ghi chép thì câynở hoa từ tháng 4 đến tháng 11. Hoa gồm những cánh lớn màu kem nhạt, nở về đêm và toả hương thoang thoảng, đài hoa màu nâu nhạt hình bầu dụcvới 5 cánh màu xanh vàng, dài 15cm.

Cây Kim Ngân ra quả

Quả kim ngân có hình oval giống như quả trứng, đường kính khoảng 10cm. Khi chín quả có màu nâu nhạt. Quả khô nứt rụng ra khoảng 10 – 20 hạt. Tuy nhiên có thể ở môi trường và điều kiện không phù hợp mà rất hiếm khi thấy kim ngân nở hoa.Một chậu kim ngân nhỏ xinh có thể để trên bàn làm việc, quầy thu ngân, hoặc gắn lên đó chiếc nơ trang trí, sẽ trở thành món quà, món đồ trang trírất ý nghĩa.

Ý nghĩa cây kim ngân phong thủy:

Trong phong thủy cây giúp mang lại nhiều tiền tài, đồng thời gìn giữ tài sản cho gia chủ. Có thể nói trong phong thủy về cây thì cây Kim Ngân luôn là lựa chọn tốt nhất vì cây hợp tất cả các mệnh, các tuổi. Ngũ hành không xung khắc và thêm 3 yếu tố phong thủy chính đầy thu hút:

  • Ngũ lộc phát: cây có tán đều 5 lá mang ý nghĩa ngũ lộc phát. Ngũ lộc chính là “tiền”, ”tài” , ”lộc”, ”tấn”, ”phát“. Hội tụ đủ 5 yếu tố về phong thủy trên cây chỉ trong một chậu cây. Đó cũng chính là lý do khiến cây kim ngân ngày càng được nhiều người yêu thích.
  • Về khí:cây Kim Ngâncòn có tác dụng giúp cân bằng trường khí, điều hoà và hấp thu những nguồn năng lượng xung khắc trong nhà giúp gia chủ có một không gian sống hài hoà và yên bình.
  • Trong công danh sự nghiệp: cây mang lại may mắn về tiền tài, vận mệnh. Giúp sự nghiệp thăng tiến. Mối quan hệ với đồng nghiệp với sếp cũng tốt lên. Nếu kinh doanh riêng cửa hành, cửa hiệu của bạn cũng sẽ rất đông khách, làm ăn ngày một phát đạt.

Cách chăm sóc cây kim ngân:

Cũng giống như các loài cây cảnh mini và cây để bàn khác. Cây kim ngân cũng có những yêu cầu về chăm sóc riêng.
– Nhiệt độ:Cây sống được ở nhiệt độ từ 4°C – 35°C nhưng nhiệt độ phát triển tốt nhất là ở nhiệt độ18°C đến 26°C. Mức nhiệt độ này thường là trong văn phòng hoặc nhà ở nơi có khí hậu tương đối mát mẻ và dễ chịu. Không khí nơi để cây có thể tháng hoặc không thoáng khí đều được vì tính lọc không khí của cây rất cao.
– Ánh sáng:Câythuộc loại sinh trưởng và phát triển tốt, có thể thích nghi với mọi môi trường nên ta có thể để chúng trong môi trường ánh sáng nhân tạo hoặc ánh sáng tự nhiên đều được.
– Dinh dưỡng:Để cây phát triển khỏe mạnh, chúng ta cung cấp dinh dưỡng cho cây một cách đều đặn, nhưng dinh dưỡng ở đây có thể là những viên thuốc B1 hoặc phân bón chậm tan [một loại phân bón được ép thành cục, rất sạch và không có mùi]. Khi dùng chất dinh dưỡng như vậy ta sẽ có một chậu cây kim ngân đẹp, đảm bảo đủ dinh dưỡng nhưng vẫn dữ được sạch sẽ cho không gian.

Tưới cây: một tuần tưới từ 2-3 lần. Để cây trong môi trường có ánh sáng tốt và nhiệt độ từ 27*C-40*C.

Đặt cây Kim Ngân ở đâu trong nhà?

Thuộc dòng cây phong thủy nên việc chọn vị trí đặt cây kim ngân để tốt cho phong thủy cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số chú ý khi chọn vị trí để cây hi vọng sẽ giúp cho các bạn chọn được một chậu cây và vị trí để cây thích hợp cho mình.

Cây Kim Ngân để bàn làm việc.
  • Trên bàn làm việc: Chậu kim ngân khi để trên bàn làm việc mang lại may mắn cho công việc của bạn. Sự nghiệp ngày càng phát đạt và mối quan hệ với đồng nghiệp, với sếp sẽ trở lên tốt hơn. Từ đó giúp cho bạn ngày càng thăng tiến hơn trong sự nghiệp.
  • Trên bàn phòng khách hoặc trên cửa sổ: Xét về tính phong thủy, những cây lá tròn nhưcây trường sinh,cây lan ýgiúp giữ sinh khí trong nhà, bảo vệ ngôi nhà. Còn những cây lá dài nhưcây kim tiềnvàkim ngân,cây lưỡi hổsẽ như người gác cửa bảo vệ những điều xấu vào ngôi nhà.
  • Trên quầy thu ngân, trước cửa hàng, cửa tiệm: Với ý nghĩa may mắn hút tiền bạc cây sẽ mang lại phong thủy tốt cho công việc kinh doanh, buôn bán của bạn. Khách hàng nhờ đó mà tới nườm nượp, tiền vào như nước.

Làm quà tặng: Cây kim ngân xoắn vốn được biết đến là cây mang lại nhiều may mắn và tài lộc, khi bạn tặng một người đồng nghiệp, một người bạn chắc chắn người đó sẽ rất cảm kích vì bạn đã mang đến cho họ sự may mắn và hạnh phúc.

Video liên quan

Chủ Đề