Sau sinh mổ bao lâu thì đi lại được

Sau khi sinh mổ, vì mệt mỏi và cảm giác đau đớn, bất tiện, bạn tưởng như chỉ có thể nằm lì luôn trên giường. Nhưng tất nhiên điều đó sẽ không xảy ra. Vậy hãy xem khi nào bạn có thể bắt đầu từng bước quay lại với cuộc sống bình thường nhé.

>> Mời xem thêm:

Sinh thường hay sinh mổ?

Hồi phục sau sinh mổ

Ngắm con yêu chào đời bằng phương pháp sinh mổ

Khi nào thì bạn có thể dậy khỏi giường? Mới sinh xong, bạn có thể cảm thấy như mình không còn bước đi được nữa. Vậy nên bạn hoàn toàn chẳng có chút hào hứng nào khi y tá khuyến khích hãy ngồi dậy và đi loanh quanh. Nhưng kể cả khi đó là điều cuối cùng bạn muốn làm đi nữa thì đó cũng là việc đáng làm, cần phải làm. Sau khi ống thông tiểu được rút ra [sau khoảng 12 giờ], bạn có thể dậy khỏi giường để nhúc nhắc đi lại; tuy nhiên, nếu bạn phải trải qua giai đoạn chuyển dạ quá khó trước khi quyết định sinh mổ hoặc ca mổ phức tạp thì cần phải nghỉ ngơi lâu hơn theo hướng dẫn của bác sỹ để phục hồi năng lượng, tránh nguy hiểm có thể xảy ra do té, ngã, ngất… Trước khi xuống giường và bước đi, bạn hãy cố ngọ nguậy, ngồi dậy sớm nhất có thể sau khi sinh, và chắc chắn phải trong vòng 24 giờ. Bạn càng dậy sớm thì càng tốt cho sự lưu thông khí huyết trong cơ thể cũng như đẩy nhanh quá trình hồi phục, giảm nguy cơ biến chứng hậu phẫu. Bạn sẽ được khuyến khích tập các động tác tập đơn giản khi đang nằm trên giường để cải thiện lưu thông máu xuống chân, phòng ngừa cục máu đông hình thành ở tĩnh mạch chân hoặc phổi.

[Ảnh: Internet]

Khi nào bạn có thể cho con bú? Cũng như việc vận động, bạn nên cho con bú ngay càng sớm càng tốt vì sữa non lúc này có chứa nhiều dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển và hệ miễn dịch của con, không chỉ vậy còn giúp gắn kết tình mẫu tử, giảm nguy cơ cho mẹ. Và bạn hoàn toàn có thể cho con bú thành công như khi sinh thường; việc sinh mổ sẽ không ảnh hưởng đến nguồn sữa, và bác sỹ sẽ kê cho bạn thuốc giảm đau có thể sử dụng an toàn trong thời gian cho bú. Tuy vậy, việc cho bú có thể khó khăn hơn trong những ngày đầu vì cơn đau từ vết mổ. Bạn đừng ngại nhờ giúp đỡ khi cần, và thử nhiều tư thế khác nhau cho đến khi cảm thấy thoải mái nhất – một số phụ nữ có kinh nghiệm là nằm nghiêng thì sẽ dễ dàng cho mẹ hơn là ngồi hẳn dậy cho bú. Khi nào bạn có thể về nhà, và bạn sẽ cần lưu ý những gì? Thông thường, bạn cần ở lại bệnh viện 3-4 ngày, nhưng nếu mọi việc thuận lợi thì có thể chỉ khoảng 24 giờ sau bạn đã được về và chăm sóc tại nhà. Bạn cũng có thể chọn ở lại bệnh viện lâu hơn để yên tâm vì được gần gũi với các nhân viên y tế. Khi về nhà, bạn không được nâng, nhấc thứ gì nặng hơn em bé mới sinh của mình – bao gồm cả việc không được bế đứa con lớn lên dù khi đi sinh bạn nhớ con ghê gớm. Nhiều việc nhà khác hiện tại cũng vẫn là quá sức với bạn. Bạn sẽ được khuyến khích tập các động tác nhẹ nhàng vào ngày sau sinh, vì việc này sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục thể chất. Hãy tiếp tục tập nhẹ nhàng như vậy trong ít nhất là 8-10 tuần trước khi bắt đầu chuyển sang những bài tập tích cực, nặng hơn. Hãy nhờ giúp đỡ khi cần thiết, vì có thể đến 6 tháng sau sinh bạn vẫn còn bị đau khi thực hiện một số hoạt động nhất định. Nếu khoảng 1 tháng sau phẫu thuật, bạn cảm thấy không khỏe, không ổn, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, cần vào viện lại. Điều này là bình thường, kể cả khi bạn đã được dùng thuốc kháng sinh, và sự nhiễm trùng đó có thể xảy ra ở: Vết mổ, với những biểu hiện như tấy, đỏ, đau ngày càng nhiều, chảy dịch, không có dấu hiệu khép miệng lành lại; Tử cung, với biểu hiện là ra máu bất thường và/ hoặc nhiều, tiết dịch có mùi; Đường tiểu, với biểu hiện là cảm giác đau, rát, khó đi tiểu. Hãy liên hệ với bác sỹ nếu bạn bị sốt hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào trên đây nhé!

Chủ Đề