Chữa mắt lác cho bé ở đâu

Trong mấy tháng đầu kể từ khi mới chào đời, bạn có thể phát hiện ra mắt bé giống như hơi bị lác, nguyên nhân là do việc phối hợp giữa 2 mắt còn kém. Phần lớn trường hợp này, mắt bé sẽ trở lại bình thường sau đó. Tuy nhiên, nếu tình trạng bé bị lác mắt kéo dài, bạn nên đưa bé đi khám sớm.

Nguyên nhân

- Bé có thể xuất hiện tình trạng lác một bên mắt từ lúc mới sinh hoặc trong giai đoạn 1-2 tuổi [hay muộn hơn]. Do hiện tượng mất cân bằng giữa 2 mắt: 2 mắt của bé hoạt động nhịp nhàng, thông qua sự chi phối của các dây thần kinh và các cơ chéo bám vào nhãn cầu. Vì một lý do nào đó, sự phối hợp này bị trục trặc. Khi ấy, mắt bé không cùng nhìn về một hướng nên xuất hiện dấu hiệu bị lác [lé].

- Bé mắc các tật về mắt như: cận thị, viễn thị, loạn thị. Cận thị thường gây ra lác ngoài, viễn thị gây lác vào trong.

- Do bất thường ở các cơ vùng nhãn cầu.

- Bé bị tổn thương thần kinh hoặc tổn thương não.

- Mắt bé bị nhiễm khuẩn, chấn thương, đục thủy tinh thể, sụp mí…

- Lác cũng liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu bố hoặc mẹ của bé bị lác thì cũng có khả năng bé mắc phải chứng bệnh này.

Điều trị

- Cha mẹ nên phát hiện dấu hiệu lác mắt và đưa bé đi khám sớm. Chữa trị càng sớm thì bé càng có cơ hội khỏi bệnh. Nếu chữa lác trước 3 tuổi, tỷ lệ thành công lên tới 92%, 6-8 tuổi là 62%. Nếu để lâu, mắt bé sẽ thành tật nên khả năng phục hồi sẽ kém.

- Bác sĩ có thể băng kín một bên mắt không bị tật, để giúp bé luyện tập hướng nhìn cho bên mắt còn lại. Hoặc, bác sĩ chỉ định cho bé đeo một loại kính đặc biệt để chỉnh hướng nhìn cho mắt của bé. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thêm một cuộc phẫu thuật nhỏ.

** Lưu ý: phương pháp bịt mắt khi chữa lác cho bé phải được sự chỉ định của bác sĩ. Bởi tùy tình trạng bệnh, bé có thể được bác sĩ chỉ định việc bịt mắt bằng thuốc, bằng kính hay bằng miếng vải; bịt thường xuyên hay cách quãng… Bé có thể được bác sĩ chỉ định điều trị lác mắt bằng các trò chơi như xếp hình, xâu hạt vòng để giúp bé tăng sự phối hợp tập trung của cả 2 mắt.

Dấu hiệu nên đưa bé đi khám sớm

- Bé thường nhìn lệch, nhìn nghiêng hoặc quay đầu mới nhìn thấy đồ vật ở bên cạnh.

- Mắt bé không có phản ứng với ánh sáng hoặc không tập trung vào một món đồ chơi.

BS. NGỌC LAN
Theo SK&ĐS

Bệnh lác hay lé mắt là bệnh phổ biến, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lác có thể chữa khỏi. Ngược lại, nếu để quá muộn bệnh lác có thể ảnh hưởng nặng tới thị lực của trẻ. Vậy bệnh lác mắt ở trẻ em có thực sự nguy hiểm? Cách chăm sóc và điều trị như thế nào? Chúng ta cùng tìm câu trả lời dưới đây nhé!

Xem thêm: Bệnh lác đồng tiền ở trẻ em và 6 cách trị lác đồng tiền tại nhà

Bệnh lác hay lé mắt là bệnh phổ biến 

Lác mắt là bệnh về mắt xảy ra khi mất cân bằng giữa các cơ quan ngoại nhãn dẫn đến suy giảm thị lực. Khi tập trung nhìn thẳng vào một vật, 2 mắt không đều nhau mà phần con ngươi bị lệch lên trên [lác trên], xuống dưới [lác dưới], vào trong [lác trong], ra ngoài [lác ngoài]. Lác làm cản trở tầm nhìn, khả năng định vị và đôi khi là mất thị giác ở cả 2 mắt.

Lác trong do điều tiết là loại lác trong hay gặp nhất, xảy ra ở trẻ em, thường là 2 tuổi hoặc hơn. Với loại lác này, khi trẻ tập trung 2 mắt để nhìn rõ vật thì 2 mắt sẽ nhìn vào trong. Sự di chuyển hướng nhìn này có thể xảy ra khi tập trung nhìn vật ở khoảng cách xa, ở gần, hoặc cả hai.

Lác ngoài tức là mắt nhìn ra ngoài, là một dạng khác của lác. Nó hay xuất hiện khi trẻ tập trung nhìn vật ở xa. Lác ngoài có thể xảy ra chỉ xảy ra theo thời gian, đặc biệt khi trẻ đang mơ màng, yếu hay mệt mỏi. Bố mẹ thường quan sát thấy các con liếc mắt một bên khi nhìn vật dưới ánh sáng mặt trời.

Biểu hiện của bệnh lác mắt
  • Hội chứng Duane: mắt lác vào trong hoặc ra ngoài, khe mi hẹp lại khi mắt đưa vào trong, vận nhãn hạn chế vào trong hoặc ra ngoài.
  • Hội chứng Brown: mắt hạn chế đưa vào và lên trên, vận nhãn các hướng khác bình thường, mắt không lác hoặc lác xuống dưới. Hội chứng này có thể bẩm sinh hoặc mắc phải, do tổn hại cơ chéo lớn hoặc ròng rọc cơ.
  • Hội chứng Mobius: lác trong do liệt các dây thần kinh VI, VII. Lác trong với độ lác lớn, hai mắt không liếc được ra ngoài, kèm theo teo đầu lưỡi [liệt dây thần kinh XII].
  • Liệt hai cơ đưa mắt lên: mắt bị liệt thường lác dưới và không liếc được theo các hướng lên trên.
  • Liệt cơ chéo lớn bẩm sinh: mắt liệt lác lên trên, kèm theo tư thế lệch đầu về bên mắt lành và cằm hạ xuống.
  • Hội chứng chữ cái [A hoặc V]: trong hội chứng chữ A, ở mắt lác trong thì độ lác tăng khi mắt nhìn lên và giảm khi mắt nhìn xuống, ở mắt lác ngoài thì độ lác tăng khi mắt nhìn xuống và giảm khi mắt nhìn lên. Hội chứng chữ V ngược lại với hội chứng chữ A.

Theo thống kê, có 40% bệnh lác mắt do bẩm sinh, 40% do tật khúc xạ [cận thị hoặc viễn thị] và 20% do các bệnh lý khác. Đối tượng mắc bệnh lác nhiều nhất là ở trẻ em và trẻ sơ sinh, có thể do yếu tố di truyền.

  • Trẻ thường xuyên bị mỏi mắt, khả năng tập trung của con kém.
  • Đi lại hay vấp té, hậu đậu và làm việc không được chính xác.
  • Bên mắt lé thường sẽ mờ hơn bên không lé.
Nên cho trẻ đi thăm khám sớm để có hướng điều trị hiệu quả

Tùy theo từng trường hợp lé, sẽ áp dụng một hoặc kết hợp các phương pháp sau:

  • Tập cho trẻ liếc sang hướng ngược chiều lé, tập nhìn vào một điểm cố định bằng cách đặt đồ vật xung quanh bé
  • Đeo kính khi lé do quy tụ điều tiết hay kèm tật khúc xạ.
  • Che mắt tốt lại trong một thời gian để bắt mắt “lười” hoạt động. Cách chữa này chỉ hữu hiệu khi trẻ dưới 7 tuổi, sau tuổi này rất khó trị vì mắt “lười” đã quen không chịu làm việc nữa.
  • Cho trẻ bị cận thị hay viễn thị đeo kính. Kết quả điều trị sẽ rất tốt nếu được chữa sớm [lý tưởng là dưới 5 tuổi]. Mục đích là làm tăng thị lực cho mắt bị lác và để trẻ phải sử dụng hai mắt cùng lúc.
  • Đa số trẻ khi được chữa phối hợp bịt mắt tốt và cho đeo kính có thể trị khỏi lác trong vòng 6 tháng đến 2 năm.
  • Phẫu thuật: áp dụng khi các phương pháp nội khoa không hiệu quả hoặc trẻ bị lác do bất thường của cơ, thần kinh.

Nên làm gì để phòng tránh và điều trị tật lác mắt?

  • Đi khám mắt đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của mắt
  • Đeo miếng che mắt hoặc đeo kính được bác sĩ chỉ định
  • Cân đối thời gian cho mắt làm việc và nghỉ ngơi
  • Không nhìn lệch, không nhìn sát mắt vào màn hình máy tính, điện thoại…
  • Sau điều trị vẫn phải giúp trẻ thường xuyên luyện tập mắt để lập lại hoạt động cân bằng của các cơ mắt.

Với những thông tin chia sẻ trên về bệnh mắt lé cũng như các thông tin liên quan khác trên đây hy vọng sẽ giúp mọi người bị mắt lé cải thiện tốt hơn về đôi mắt của mình về chức năng thị lực, thẩm mỹ cũng như biết cách chăm sóc và điều trị một cách tốt nhất cho chính các con yêu của mình.

Ngày nay vẫn có nhiều người cho rằng mắt lác là một tật trời sinh. Mà đã là tật trời sinh thì không thể nào làm thay đổi được. Chính quan niệm đó đã khiến cho người bị lác mắt mặc cảm, muốn xa lánh bạn bè, khó hòa nhập trong cộng đồng, xã hội, nhất nữ giới. Vì vậy, đối với những người bị nên có phương án chữa mắt lác càng sớm càng tốt, giúp người bệnh hòa nhập với cộng đồng xã hội.

Mắt lác là một bệnh ở mắt. Với những trường hợp lác do sự lệch trục nhãn cầu và nhược thị, điều cần cảnh báo là yếu tố rối loạn thị giác hai mắt, mục tiêu chính của việc chữa mắt lác. Đối với các chuyên gia về lác, đây chính là yếu tố quan trọng giúp cho họ tiên lượng và quyết định việc điều trị nội khoa trước và sau phẫu thuật.
Qua thực tế, các bác sĩ chuyên khoa về mắt kết luận: “70% trẻ em lác mắt có kèm theo các tật về khúc xạ: cận thị hoặc viễn thị; ngoài ra là những dị tật khác như: rung nhãn cầu, đục thủy tinh thể, nhãn cầu nhỏ đôi khi cũng đi kèm bệnh lác. Tỉ lệ chữa mắt lác thành công khá cao, tuy nhiên khả năng này còn phụ thuộc vào việc trẻ có được điều trị sớm hay không”.
>>Chữa mắt lác uy tín, cam kết chất lượng ngay tại Hà Nội

Trước khi tiến hành điều trị cần phải khám lác cơ năng để có những danh giá chuẩn về: chức năng của mắt, do độ lác chẩn đoán hình thái lác và các biểu hiện bất thường của nhãn cầu. Khám mắt phải khám toàn diện, tuân thủ đúng chu trình khám và nhiều khi chu trình khám này kéo dài tới 2-3 tuần.

Đối với những trường hợp lác có kèm theo các dị tật khác, nhiều trường hợp những dị tật phải được xử lý trước: bệnh nhân bị đục thủy tinh thể phải tiến hành mổ lấy thủy tinh đục, đặt IOL; trường hợp bị tật khúc xạ thì phải đo khúc xạ và điều chỉnh kính…
Đối với những ca lác đơn thuần phải có phác đồ điều trị riêng bao gồm ba bước phức hợp: chỉnh thị, phẫu thuật điều trị lệch trục nhãn cầu và điều trị phục hồi thị giác hai mắt. Điều trị chỉnh thị được áp dụng cho tất cả những ca có nhược thị ở một hoặc hai mắt.

“Trong cuộc chiến đấu với bệnh lác mắt, nếu thất bại trong cuộc chiến chống nhược thị thì coi như mất triển vọng chiến thắng”. Chính vì vậy mà việc tiến hành điều trị ở bước này là hết sức quan trọng.

Phương pháp cổ điển nhất nhưng vẫn có tác dụng tốt nhất tại thời điểm này là bịt hoàn toàn mắt lành từ 2-4 tuần, tạo điều kiện để tập trung mắt nhược thị tập luyện phục hồi thị lực. Đây là phương pháp đơn giản nhưng cần được theo dõi chặt chẽ thị lực mắt bịt vì có thể xảy ra tình trạng “nhược thị đảo ngược” và gây khó chịu về thẩm mỹ.

Bịt mắt lành cục bộ: đây là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất vì dễ thích ứng với trẻ, là phương pháp để phạt mắt lành không được nhìn xa hoặc không được nhìn gần hoặc luôn luôn trong tình trạng nhìn không rõ…

>>Chữa mắt lé uy tín, chất lượng

Trẻ bị mắt lác

Ngoài hai phương pháp cổ điển trên, có thể áp dụng phương pháp phục thị tập luyện để phục hồi mối quan hệ tay mắt, kích thích tế bào vỏ não… Đây là phương pháp khó nhất: vì quy trình điều trị phức tạp và cần có sự hỗ trợ của máy móc kỹ thuật việc bắt một đứa trẻ phải tuân thủ nghiêm ngặt liệu pháp điều trị như vậy sẽ rất khó khăn và sẽ không có hiệu quả nếu không thực hiện tốt.
Điều trị phẫu thuật lệch trục nhãn cầu là yêu cầu bắt buộc [trừ hình thái lác điều tiết thuần túy đeo kính sẽ hết lác].

Nên mổ vào thời gian nào?

Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả chẩn đoán lác. Mổ sớm, khả năng phục hồi chức năng thị giác dễ hơn nhưng khó đánh giá chính xác độ lác; mổ muộn thì chẩn đoán chính xác hơn và có thể phối hợp điều chỉnh quang, chỉnh thị trước và sau phẫu thuật, song khả năng phục hồi thị lực kém hơn.

Vậy khi nào tiến hành mổ là phù hợp?

Các bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật khi đánh giá được độ lác, hình thái lác thị lực và thị giác của hai mắt. Thời điểm thuận lợi nhất là khi trẻ 4-5 tuổi. Cần nhấn mạnh việc chỉ định mổ một hay hai mắt là tùy thuộc vào độ lác hình thái lác, chức năng cơ và một số yếu tố khác như: khả năng quy tụ, độ rộng hẹp của khe mi… Do vậy, trên thực tế có những bệnh nhân lác một mắt nhưng lại mổ hai mắt và ngược lại có trường hợp lác hai mắt song chỉ cần mổ có một mắt.
Phẫu thuật điều trị lệch trục nhãn cầu là khâu cuối cùng trong phức hợp chữa mắt lác. Đây là khâu đòi hỏi lòng kiên trì của cả thầy thuốc và người bệnh, khâu quyết định sự thành công của phức hợp chưa mắt lác. Sau phẫu thuật, người bệnh cần được kiểm tra lại thị lực, chức năng thị giác hai mắt và được hướng dẫn điều trị cho phù hợp với giai đoạn phục hồi. Bệnh nhân và gia đình người bệnh cần phải ghi nhớ rằng: “Chỉ riêng bác sĩ chẩn đoán đúng, có hướng điều trị đúng là chưa đủ, bệnh nhân cần phối hợp với bác sĩ tuân thủ tốt quy trình điều trị, có như vậy mới hy vọng tìm lại cho người bị lác đôi mắt đẹp về thẩm mỹ và hoàn hảo về chức năng.

Chữa ở tuổi nào có hiệu quả nhất?

Tuổi cần được kiểm tra, phát hiện và chữa mắt lác tốt nhất là tuổi mẫu giáo, từ 2 đến 6 tuổi. Vì kết quả phục hồi chức năng thị giác tùy thuộc:

  • Tuổi của trẻ khi bắt đầu điều trị, tuổi càng bé càng dễ phục hồi; nếu được chữa trị trước 3-4 tuổi, kết quả tốt được 92%, 6-8 tuổi được 62%, và trên 10 tuổi chỉ còn 18%.
  • Thời gian bị lé lâu hay mới, với bệnh càng lâu, thành cố tật, càng khó phục hồi.
  • Phụ thuộc vào kiểu định thị, tức là tính chất của bệnh cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị mắt lác.

Nếu bạn đang cần tìm một địa chỉ chuyên chữa mắt lác thì Bệnh Viện Mắt Hà Đông sẽ là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin:

Bệnh viện Mắt Hà Đông
Địa chỉ: 2D Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, Tp Hà Nội
Điện thoại: 02433.825.059
Website: //mathadong.com/

Video liên quan

Chủ Đề